Hoàn thiện mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong việc giới hạn xét

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 70)

xét xử sơ thẩm.

3.3.1 Hoàn thiện mối quan hệ giữa Tòa án và Viện kiểm sát trong việc giới hạn xét xử hạn xét xử

Để đảm bảo cho việc xét xử và ra phán quyết của TA không bị giới hạn bởi sự truy tố của VKS mà đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ phối hợp giữa TA trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự. Trong tương lai luật không nên đặt nặng vấn đề xét xử theo như hồ sơ vụ án mà đặc biệt là quyết định truy tố của VKS quá nhiều như hiện nay “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh” như hiện nay, mà đẩy mạnh phát huy và phát triển theo hướng khi xét xử và ra phán quyết TA dựa vào các chứng cứ tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa theo như khoản 3 Điều 222 BLTTHS. Để làm được điều này cần sửa đổi các quy định Điều 196 BLTTHS đồng thời cũng sửa đổi điều 10 BLTTHS theo hướng:

+ Sửa Điều 196 theo hướng sau: “Tòa án chỉ đưa ra xét xử những bị cáo và những hành phạm tội của họ bị Viện kiểm sát truy tố”.

+ Sửa Điều 10 BLTTHS theo hướng không quy định chung là phải chứng minh tội phạm cùng với VKS và cơ quan điều tra mà cần phân biệt rõ nhiệm vụ việc chứng minh tội phạm là thuộc về cơ quan và VKS chứ không phải là nhiệm vụ của TA. TA chỉ có nhiệm vụ xem xét việc bị cáo là có tội hay không dựa vào hồ sơ vụ án cũng như kết quả xét xử tại phiên tòa. Còn việc tìm kiếm chứng cứ để buộc tội là thuộc về chức năng của Viện kiểm sát, điều này thể hiện được tính trách nhiệm của VKS, một khi đã quyết định truy tố thì phải có trách nhiệm cung cấp đầy đủ chứng cứ để thuyết phục HDXX về việc truy tố của mình là đúng, điều này mới thể hiện đúng tính chất của việc xét xử.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tòa án và viện kiểm sát trong xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 70)