Nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUẬN THẢO.PDF (Trang 79)

Quản trị là một quá trình nhằm đạt đến sự thành công trong các mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp hữu hiệu các nguồn lực của doanh nghiệp. Đó là một quá trình nhằm tạo nên sức mạnh gắn kết các vấn đề lại với nhau trong tổ chức và thúc đẩy các vấn đề cùng chuyển động. Mục tiêu của quản trị là tạo ra giá trị thặng dư, tức tìm ra phương thức thích hợp để thực hiện công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất với chi phí các nguồn lực ít nhất.

Nói chung, quản trị là một hình thức phức tạp mà các nhà quản trị kinh doanh phải quản trị từ khâu đầu đến khâu cuối của một chu kì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực chất của quản trị kinh doanh là quản trị các yếu tố đầu vào, quá trình sản xuất kinh doanh các yếu tố đầu ra theo quá trình hoạt động.

Khi con người kết hợp với nhau trong một tập thể để cùng nhau làm việc, người ta có thể tự phát làm những việc cần thiết theo cách suy nghĩ riêng của mỗi người. Lối làm việc như thế cũng có thể đem lại kết quả, hoặc cũng có thể không đem lại kết quả. Nhưng nếu người ta biết tổ chức hoạt động và những việc quản trị khác thì triển vọng đạt được kết quả sẽ chắc chắn hơn, đặc biệt quan trọng không phải chỉ là kết quả mà sẽ còn ít tốn kém thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu và những phí tổn khác.

Mục tiêu của hoạt động quản trị là nhằm giúp chúng ta có những kiến thức, kỹ năng cần thiết để gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận cũng như mục tiêu phục vụ không lợi nhuận.

Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, biện pháp cần thiết để thực hiện các mục tiêu đề ra. Đây là chức năng đầu tiên của quản trị doanh nghiệp.

Tổ chức doanh nghiệp là quá trình gắn kết, phân công và phối hợp các thành viên vào cùng làm việc, nhằm thực hiện mục tiêu chung; trong đó bao gồm tổ chức con người, tổ chức công việc, phân bố các nguồn lực... Chính nhờ chức năng này mà nhà quản trị quyết định được những nhiệm vụ nào cần phải hoàn thành, làm thế nào để kết hợp nhiệm vụ vào những công việc cụ thể; làm thế nào để phân chia công việc thành những công đoạn khác nhau tạo nên cấu trúc của tổ chức.

Lãnh đạo doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh là thu hút, lôi cuốn, động viên, thuyết phục, hướng dẫn, thúc đẩy các thành viên trong tổ chức làm việc đáp ứng theo yêu cầu công việc.

Kiểm tra, kiểm soát trong quá trình kinh doanh là việc theo dõi hoạt động của doanh nghiệp thông qua việc thiết lập hệ thống thông tin quản trị, các tiêu chuẩn đo lường, đánh giá và thu thập các thông tin nhằm xử lý, điều chỉnh các hoạt động của tổ chức sao cho quá trình thực hiện phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp. Để có thể thực hiện các điều chỉnh cần thiết, các nhà quản trị cần theo dõi các hoạt động đang diễn ra, so sánh kết quả với tiêu chuẩn. Các biện pháp nâng cao năng lực quản trị trong công ty bao gồm:

Nâng cao năng lực quản trị nhân sự trong công ty

Trong tương lai, công ty cần tiếp tục kiện toàn bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ các phòng ban Công ty theo đúng chức năng, nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể trong ban giám đốc và các phòng ban chức năng để nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong lao động của từng bộ phận và từng cá nhân.

- Một số cán bộ trong công ty còn yếu về năng lực điều hành và tổ chức sản xuất kinh doanh dẫn tới hiệu quả công việc chưa cao.Vì thế cần phải có những chính sách đào tạo nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ quản lý cho CBCNV: đối với những cán bộ chủ chốt như Phó GĐ hay Trưởng phòng thì cần phải được học các lớp nâng cao về quản lý doanh nghiệp, lý luận chính trị...

- Hiện nay, nguồn nhân lực của công ty còn mỏng so với hoạt động kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, thị trường lao động đang có sự cạnh tranh rất lớn, các đối thủ luôn có chính sách thu hút, giữ người lao động có năng lực về làm việc. Cho nên, cần phải hoàn thiện chính sách tuyển dụng của công ty. Có chính sách thu hút những người tài, có trình độ và tay nghề cao về làm việc nhằm bổ sung nguồn nhân lực còn thiếu.

- Thường xuyên sắp xếp lại lao động trong dây chuyền sản xuất, tiến hành phân loại cán bộ công nhân viên định kỳ. Qua đó xem xét, ra quyết định tiếp tục ký hoặc chấm dứt hợp đồng lao động với những người chưa đạt tiêu chuẩn, đồng thời bố trí công việc thích hợp với năng lực, chuyên môn cho những cán bộ công nhân viên đủ tiêu chuẩn.

- Xây dựng môi trường làm việc với tính kỷ luật cao, tác phong công nghiệp, văn minh lịch sự.

- Nhằm thực hiện các điều nêu trên Công ty dự kiến chi phí cho chính sách đào tạo để nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lý như sau:

+ Số lao động dự kiến được đào tạo chiếm 30% trong tổng số nhân sự quản lý là 13 người (30% x 42 người lao động).

+ Chi phí bỏ ra đào tạo hàng năm là 130 triệu đồng ( 10 triệu đồng x 13 người).

Quản trị tiền lương trong công ty

Tiền lương là một trong những lợi ích kích thích vật chất đối với người lao động. Vì vậy, sử dụng đòn bẩy tiền lương nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì

đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỷ luật vững, đòi hỏi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp phải đặc biệt coi trọng.

Công ty hiện nay đang thiếu những cán bộ có năng lực. Vì thế, muốn sử dụng chính sách tiền lương để đạt được những mục đích như trên thì cần phải thực hiện những giải pháp sau:

- Cán bộ quản trị trong công ty cần phải theo dõi đầy đủ công tác tổ chức tiền lương hoặc tiền thưởng cho người lao động, qua đó có sự điều chỉnh hợp lý nhằm nâng cao tính công bằng trong công tác tiền lương.

Ngược lại, khi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp thiếu tính công bằng và hợp lý thì không những mâu thuẫn nội bộ thậm chí khá gay gắt giữa những người lao động với nhau, giữa những người lao động với các cấp quản trị, cấp lãnh đạo doanh nghiệp, mà có lúc còn xảy ra sự phá hoại ngầm dẫn đến lãng phí cho sản xuất.

- Điều chỉnh chính sách trả lương, tăng theo quy định của Nhà nước và phù hợp với thị trường lao động. Đảm bảo thu nhập cho CBCNV, trả lương đúng hạn.

Ngoài ra, công ty cần phải chăm lo cho đời sống CBCNV cả về vật chất lẫn tinh thần bằng một số công tác như:

- Tổ chức tốt việc phục vụ ăn ca, thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ và khám sức khoẻ định lỳ cho CBCNV trong công ty.

- Hàng năm, công ty nên có kế hoạch tổ chức cho CBCNV đi nghỉ mát, thăm quan các di tích thắng cảnh trong nước và học tập tại nước ngoài; Tổ chức các phong trào thể thao, văn hoá, văn nghệ trong nội bộ công ty cũng như giao lưu với các đơn vị ngoài.

Trong việc tính toán trả lương cho người lao động, ban lãnh đạo công ty phải nhận thức được ngoài tiền lương và các khoản phụ cấp, tiền thưởng cho lao động cũng đóng vai trò rất lớn. Do đó, công ty cần phải xây dựng cho mình một chế độ thưởng phạt phân minh. Hình thức thưởng không chỉ là vật chất mà có thể là phần thưởng tinh thần như trao các danh hiệu, các kỷ niệm chương... Doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc tất cả các loại thưởng sau:

- Thưởng năng suất, chất lượng: áp dụng khi người lao động thực hiện tốt hơn mức trung bình về số lượng, chất lượng sản phẩm.

- Thưởng tiết kiệm: áp dụng khi người lao động sử dụng tiết kiệm các loại nguyên vật liệu, làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng theo yêu cầu.

- Thưởng theo kết quả hoạt động kinh doanh chung của doanh nghiệp: áp dụng khi doanh nghiệp làm ăn có lãi, người lao động được chia một phần tiền lời dưới dạng tiền thưởng.

- Thưởng tìm được nơi cung ứng, tiêu thụ, kí kết hợp đồng mới: áp dụng cho các nhân viên tìm thêm được địa chỉ tiêu thụ, giới thiệu khách hàng, kí kết các hợp đồng có tác dụng làm tăng lợi nhuận cho công ty.

- Thưởng sáng kiến: áp dụng khi người lao động có các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tìm ra phương pháp làm việc mới...có tác dụng làm nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Thưởng đảm bảo ngày công: áp dụng khi người lao động làm việc với số ngày công vượt mức qui định của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUẬN THẢO.PDF (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)