Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUẬN THẢO.PDF (Trang 28)

1.2.2.1. Chính trị - pháp luật

Các nhân tố chính phủ, luật pháp và chính trị tác động đến doanh nghiệp theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại thậm chí rủi ro cho doanh nghiệp. Chúng thường bao gồm: Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về các quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đâù tư. Hệ thống luật pháp được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở kinh doanh ổn định. Các quyết định về quảng cáo đối với một số doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh sẽ là mối đe doạ, chẳng hạn các công ty rượu sản xuất rượu cao độ, thuốc lá… Quyết định về các loại thuế và các lệ phí có thể vừa tạo cơ hội cũng lại vừa có thể là những phanh hãm phát triển sản xuất. Luật lao động, quy chế tuyển dụng, đề bạt, chế độ hưu trí, trợ cấp thất nghiệp cũng là những điều mà doanh nghiệp cần phải tính đến.

1.2.2.2. Kinh tế vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố nằm bên ngoài doanh nghiệp, chúng không chỉ định hướng và có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động quản trị của doanh nghiệp, mà còn ảnh hưởng cả tới môi trường vi mô bên ngoài và môi trường nội bộ bên trong doanh nghiệp. Các yếu tố này cũng là những nguyên nhân chính tạo ra cơ hội cũng như nguy cơ cho các hoạt động của nó. Nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố môi

trường kinh tế vĩ mô có vai trò khá quan trọng đối với hiệu quả kinh doanh nghiệp. Nhìn chung chúng bao gồm từ các yếu tố sau: Tổngsảnphẩmquốc nội(GDP), Yếu tố lạm phát,Tỷgiá hối đoái và lãi suất cho và Tiền lương và thu nhập

1.2.2.3. Môi trường tự nhiên

Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác, các điều kiện về địa lý như địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu… Ở trong nước cũng như ở từng khu vực.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau, cường độ khác nhau đối với từng loại doanh nghiệp ở các địa điểm khác nhau và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng: tích cực và tiêu cực.

Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp, bao gồm:

- Tiềm năng của nền kinh tế, các thay đổi về cấu trúc, cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, xu hướng mở/đóng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp…

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nền kinh tế, trình độ trang bị kỹ thuật/công nghệ, khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong kinh tế/ngành kinh tế (Đồng Thị Thanh Phương, 1996).

1.2.2.4. Khoa học công nghệ

Sự phát triển mang tính cách mạng, bước ngoặt, đột biến, nhất là trong thời gian gần đây, đã làm cho khoa học, kỹ thuật và công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của nền kinh tế của từng quốc gia, từng ngành và từng doanh nghiệp. “Nguồn: Triết học ( phần II) , 2008” [9].

Nhờ ứng dụng các thành tựu mới của khoa học, kỹ thuật và công nghệ mà các doanh nghiệp có thể nhanh chóng đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường với giá thành hạ, làm tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường ví dụ như việc hình thành phương thức vận tải container, phương thức vận tải đa phương thức…trong vận tải đường biển.

Tuy nhiên, việc phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ … cũng là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp, đó là sự lạc hậu rất nhanh chóng của công nghệ và các trang thiết bị mà doanh nghiệp đang có dẫn đến chi phí lớn khi phải thay đổi công nghệ hoặc các trang thiết bị. Do vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh, đầu tư công nghệ mới, sản phẩm hoặc dịch vụ mới…doanh nghiệp cần phải tính toán thật kỹ lưỡng trên cơ sở xu hướng phát triển kỹ thuật, công nghệ…của ngành mình.

1.2.2.5. Thị trường

Thị trường bao gồm cả thị trường các yếu tố đầu vào và thị trường các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong dịch vụ vận tải đường biển, thị trường này cũng rất quan trọng vì các yếu tố đầu vào như: Nhiên liệu, vật tư phụ tùng thay thế, lao động ....luôn chiếm tỉ lệ rất lớn trong chi phí kinh doanh, nó tác động trực tiếp đến chi phí kinh doanh và do vậy tác động trực tiếp đến hiệu quả của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra là người sử dụng sản phẩm dịch vụ vận tải của doanh nghiệp, nó tạo ra doanh thu, quyết định quá trình tái sản xuất và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tạo lập thị trường đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

1.2.2.6. Đối thủ cạnh tranh

Một doanh nghệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường thì luôn luôn có đối thủ cạnh tranh. Nếu các đối thủ cạnh tranh càng yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, điều này cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể, và mọi cuộc cạnh tranh về giá cả thì đều dẫn đến sự tổn thương.

Đối thủ cạnh tranh luôn là nhân tố không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp không chỉ cạnh trạnh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với cách doanh nghiệp ngoài nước, để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thường xuyên hoàn thiện mình, duy trì lợi thế cạnh tranh sẵn có và khắc phục các yếu điểm so với đối thủ cạnh tranh. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là biện pháp quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh luôn

là trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ vận tải đường biển cũng không ngoài các điều kiện này.

1.3. Chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội là chỉ tiêu đánh giá đồng thời cả về mặt kinh tế và mặt xã hội. Nó không chỉ phản ánh hiệu quả việc đóng góp của doanh nghiệp vào bản thân sự phát triển của doanh nghiệp mà còn thể hiện hiệu quả sự đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân, vào việc thực hiện mục tiêu nâng cao đời sống người lao động. Bao gồm:

1.3.1.1. Tỷ suất thuế trên vốn

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đóng góp được bao nhiêu đồng thuế cho ngân sách nhà nước. Chỉ tiêu tỷ suất thuế trên vốn phản ánh một cách rõ nét hiệu quả đóng góp của doanh nghiệp vào nền kinh tế quốc dân. Tỷ suất thuế trên vốn cao và tăng lên chứng tỏ hiệu quả kinh tế xã hội mà doanh nghiệp tạo ra lớn và phát triển theo chiều hướng tốt. Chỉ tiêu này được tính như sau:

1.3.1.2. Thu nhập bình quân của người lao động

Chỉ tiêu này phản ánh mức thu nhập bình quân trên một lao động, nó thể hiện kết quả hoạt động của doanh nghiệp vào việc cải thiện đời sống của người lao động.

Chỉ tiêu này được tính như sau:

1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính 1.3.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 1.3.2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu

Các nhà đầu tư coi trọng đến chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra để đầu tư, với (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn phát triển. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, ta thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao, càng biểu hiện xu hướng tích cực. Chỉ tiêu này cao thường giúp cho các nhà quản trị có thể đi huy động vốn mới trên thị trường tài chính để tài trợ cho tăng trưởng doanh nghiệp.

Ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ và vốn chủ sở hữu dưới mức vốn điều lệ thì hiệu quả kinh doanh thấp, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi vì có thể do ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu nhỏ mà vốn chủ sở hữu càng nhỏ thì mức độ mạo hiểm càng lớn. Do vậy khi phân tích chỉ tiêu này cần kết hợp với cơ cấu của vốn chủ sở hữu trong từng doanh nghiệp cụ thể. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Số vòng quay của vốn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự vận động của vốn chủ sở hữu nhanh, góp phần nâng cao lợi nhuận và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Suất hao phí vốn chủ sở hữu so với doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có một đồng doanh thu thuần thì mất bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao, đó là nhân tố mà các nhà kinh doanh huy động vốn vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Chỉ tiêu này được tính như sau:

1.3.2.2. Hiệu quả sử dụng tài sản

Khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, cần phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về thời gian, không gian, môi trường kinh doanh và đồng thời đặt nó trong mối quan hệ với sự biến động giá cả của các yếu tố sản xuất. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trước hết phải xây dựng được hệ thống các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết phù hợp với đặc điểm của từng nhóm tài sản sử dụng trong các doanh nghiệp, sau đó phải biết vận dụng phương pháp đánh giá thích hợp. Việc đánh giá phải được tiến hành trên cơ sở phân tích từng chỉ tiêu sau đó tổng hợp lại, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, nhằm khai thác hết công suất các tài sản đã đầu tư. Các chỉ tiêu thường sử dụng đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản như sau:

- Sức sinh lời của tài sản

Chỉ tiêu này cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của tài sản mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh, trong một kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư một đồng tài sản, thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Số vòng quay của tài sản

Trong hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp mong muốn tài sản vận động không ngừng, để đẩy mạnh tăng doanh thu, là nhân tố góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết trong một kỳ phân tích các tài sản quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao, chứng tỏ các tài sản vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và là điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu chỉ tiêu này thấp, chứng tỏ các tài sản vận động chậm làm cho doanh thu của doanh nghiệp giảm. Tuy

nhiên, chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, đặc điểm cụ thể của tài sản trong các doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần

Khả năng tạo ra doanh thu thuần của tài sản là một chỉ tiêu kinh tế cơ bản để dự kiến vốn đầu tư khi doanh nghiệp muốn một mức doanh thu thuần như dự kiến. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, doanh nghiệp thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng tài sản đầu tư, chỉ tiêu này càng thấp hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế

Khả năng tạo ra lợi nhuận sau thuế của các tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng cho hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu này được tính như sau:

1.3.2.3. Sức sinh lời của Doanh thu thuần (Doanh lợi bán hàng)

Chỉ tiêu này mang ý nghĩa cứ một đồng doanh số bán hàng sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu tỷ lệ thuận với hiệu quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này được tính như sau:

Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau

thuế

1.3.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí (Doanh lợi chi phí)

Chi phí trong kỳ của doanh nghiệp thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí quản lý khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí thường xác định các chỉ tiêu sau:

- Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán

Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng giá vốn hàng bán thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán càng lớn, thể hiện các mặt hàng kinh doanh lời nhất, do vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng

Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ mức lợi trong chi phí bán hàng càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm chi phí bán hàng. Chỉ tiêu này được tính như sau:

- Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí quản lý doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí quản lý.

- Tỷ suất lợi nhuận kế toán trước thuế so với tổng chi phí

Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trước thuế, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn, doanh nghiệp đã tiết kiệm được các khoản chi phí chi ra trong kỳ. Chỉ tiêu này được tính như sau:

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, lao động được đánh giá là một yếu tố đặc biệt quan trọng, xuyên suốt trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân công lao động thích hợp chắc chắn mang lại hiệu quả cao. Lao động là yếu tố không

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THUẬN THẢO.PDF (Trang 28)