Hiệu quả sử dụng vốn:
* Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Với mục đích tăng cường và bảo vệ vốn phát triển, chủ sở hữu công ty luôn quan tâm tới chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn, chỉ tiêu biểu hiện khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra. Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là mối quan tâm đặc biệt đối với ban quan trị doanh nghiệp và các nhà đầu tư vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn mà họ bỏ ra đầu tư, với mục đích tăng cường kiểm soát và bảo toàn vốn để phát triển. Chỉ tiêu này thể hiện qua Bảng 2.4 tình hình thực hiện chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu của Công ty qua 3 năm tăng chứng tỏ Công ty ngày càng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu năm 2011 so với năm 2010 là 62,29%, năm 2012 so với năm 2011 là 0,25%. Nguyên nhân sự gia tăng vốn chủ sở hữu là do công ty thay đổi chiến lược kinh doanh trong sản xuất, công ty sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hiệu quả.
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE
Sức sinh lời của vốn CSH năm 2011 so với năm 2010 giảm 0,175 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 98,59 %, năm 2012 so với năm 2011 tăng 0 đồng. Như vậy, sức sinh lời của vốn CSH qua 3 năm có xu hướng giảm xuống. Điều đó cho thấy rằng Công ty đang sử dụng vốn CSH chưa thật sự hiệu quả và hợp lý. Đồng thời, mặc dù doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận sau thuế giảm xuống chứng tỏ khả năng sinh lợi của Công ty là khá thấp. Chỉ tiêu này càng thấp biểu hiện xu hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của nhà quản trị trên thị trường tài chính để tài trợ cho sự tăng trưởng của Công ty.
Vòng quay của vốn chủ sở hữu: Vòng quay vốn CSH năm 2011 so với năm
2010 giảm 0,361 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 28,82%. Nhưng sang năm 2012 so với năm 2011 vòng quay vốn chủ sở hữu đã tăng là 0,017 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,438%. Vòng quay vốn chủ sở hữu qua 3 năm đã có xu hướng tăng
Suất hao phí của vốn CSH với doanh thu thuần: Đồng thời, suất hao phí của
vốn CSH so với doanh thu thuần năm 2011 giảm 0,012 đồng so với năm 2010, năm 2012 giảm 0,012 đồng so với năm 2011. Như vậy, một đồng doanh thu thuần năm sau cần nhiều đồng vốn CSH hơn so với năm trước. Điều này thể hiện hiệu quả sử
dụng vốn CSH đối với doanh thu thuần chưa thực sự tốt.
Nhưng suất hao phí của vốn CSH so với lợi nhuận sau thuế qua 3 năm đã có xu hướng giảm, năm 2012 giảm 13,353 đồng tương ứng với tốc độ giảm 3,095%. Như vậy, việc sử dụng vốn CSH vào việc tạo ra lợi nhuận sau thuế có hiệu quả hơn so với việc tạo ra doanh thu thuần cho thấy doanh nghiệp đã biết tiết kiệm chi phí để tạo ra mức lợi nhuận cao hơn.
Bảng 2.4: Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 48.990,8 1.121,3 1.160 (47.869,5) (97,71) 38,7 3,45 2. Doanh thu thuần Triệu đồng 418.400,0 517.242,0 525.991 98.842,0 23,62 8.749,0 1,69 3. Vốn CSH BQ Triệu đồng 275.817,0 447.602,5 448.721 171.785,5 62,28 1.118,5 0,25 4. Sức sinh lời của VCSH (1)/(3) – ROE Triệu đồng 0,178 0,003 0,003 (0,175) (98,59) 0,0 3,19 5. Vòng quay của VCSH (2)/(3) Vòng 1,517 1,156 1,172 (0,361) (23,82) 0,017 1,43 6. Suất hao phí của VCSH so với doanh thu thuần (3)/(2) Triệu đồng 0,659 0,865 0,853 0,206 31,27 (0,012) (1,41) 7. Suất hao phí của VCSH so với LNST (3)/(1) Triệu đồng 5,630 399,182 386,828 393,552 6.990,3 (12,35) (3,09)
* Hiệu quả sử dụng vốn vay:
Chỉ tiêu này là căn cứ để Công ty đưa ra quyết định có cần vay thêm tiền để đầu tư vào hoạt động kinh doanh hay không, nhằm góp phần đảm bảo và phát triển vốn cho Công ty. Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua Bảng 2.5 tình hình thực hiện chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn vay.
Chi phí lãi vay
Qua số liệu Bảng 2.5 ta thấy, chi phí lãi vay của Công ty có xu hướng biến động. Chi phí lãi vay năm 2011 tăng 46.385 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng với tốc độ tăng là 42,95%, lãi vay năm 2011 tăng lên khá nhiều so với các năm 2010 làm cho lợi nhuận của năm bị giảm sút. Mặc dù lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng giảm dao động từ 15%-19% (năm 2011 lãi suất là 22%) nhưng chi phí lãi vay vẫn tăng. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của Công ty tăng các khoản đi vay. Điều này cho thấy, Công ty chưa tiết kiệm được chi phí lãi vay. Ngược lại năm 2012 so với năm 2011 chi phí lãi vay giảm 14.866 triệu đồng tương ứng giảm 0.08% chứng tỏ công ty đã tiết kiệm được phí lãi vay.
Khả năng thanh toán lãi vay.
Khả năng thanh toán lãi vay năm 2011 thấp hơn năm 2010 là 0,592 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 36,82%, nhưng năm 2012 cao hơn năm 2011 là 0,067 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,002%. Điều này chứng tỏ vốn vay đã có xu hướng mang lại hiệu quả cao hơn cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty.
Như vậy, khả năng thanh toán lãi vay của Công ty qua 3 năm chưa thực sự tốt chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn vay là chưa được hiệu quả. Điều này thể hiện vốn vay chưa mang lại hiệu quả cho việc sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty cần chú ý thu hẹp phạm vi vay tiền nhằm đảm bảo an toàn và phát triển vốn cho hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.5: Hiệu quả sử dụng vốn vay từ 2010-2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Lợi nhuận kế toán
trước thuế
Triệu
đồng 65.567,000 2.364,000 11.450,000 -63.203,000 -96,395 9.086,000 384,349 2. Chi phí lãi vay Triệu
đồng 107.987,000 154.372,000 139.506,000 46.385,000 42,954 -14.866,000 -0,080 3. Vốn CSH bình quân Triệu
đồng 275.817,000 447.602,500 448.721,000 171.785,500 62,282 1.118,500 0,002 4. Khả năng thanh toán
lãi vay (1)+(2) (2)
Triệu
đồng 1,607 1,015 1,082 -0,592 -36,826 0,067 1,002
Hiệu quả sử dụng tài sản:
Trong quá trình tiến hành những hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp mong muốn lấy thu bù chi và có lãi, bằng các so sánh lợi nhuận và đầu tư doanh nghiệp sẽ thấy được khả năng tạo lợi nhuận từ tài sản. Cụ thể, dưới góc độ tài sản Công ty Cổ phần Thuận Thảo sử dụng những chỉ tiêu sau để phân tích:
Khi nâng cao hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản người ta thường tính ra và so sánh giữa kì phân tích và kì gốc trên các chỉ tiêu “sức sản xuất”, “sức sinh lời”, và “suất hao phí” của tài sản và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá. Các chỉ tiêu này được tính cho tổng tài sản bình quân, cho tổng tài sản ngắn hạn và tổng tài sản dài hạn. Cụ thể, đối với hiệu quả kinh doanh dưới góc độ tài sản ta thường tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:
Qua bảng số liệu Bảng 2.6 ta thấy:
- Sức sinh lời của tài sản theo doanh thu thuần (vòng quay tài sản):
Năm 2010: Trung bình 1 đồng tài sản tạo ra 0,35 đồng doanh thu thuần Năm 2011: Trung bình 1 đồng tài sản tạo ra 0,37 đồng doanh thu thuần Năm 2012: Trung bình 1 đồng tài sản tạo ra 0,36 đồng doanh thu thuần
Như vậy sức sinh lời của tài sản theo doanh thu năm 2011 so với năm 2010 tăng 0,03 đồng tương ứng tăng 7,38%, số vòng quay tài sản tăng chứng tỏ tài sản vận động nhanh điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty năm 2011 là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã cải tiến hệ thống cơ sở vật chất và có nhiều lao động nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và do đó tạo ra lợi nhuận cao hơn. Sức sinh lời của tài sản theo doanh thu năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,02 đồng tương ứng giảm 4,57% nhưng tốc độ giảm nhẹ.
- Suất hao phí của tài sản theo doanh thu:
Năm 2010: Để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần hao phí 2,88 đồng tài sản. Năm 2011: Để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần hao phí 2,68 đồng tài sản. Năm 2012: Để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần hao phí 2,81 đồng tài sản.
Bảng 2.6: Hiệu quả sử dụng tài sản
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch 2011/2010
Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tương
đối (%) Tuyệt đối
Tương đối (%) 1. Lợi nhuận sau thuế Triệu
đồng 48.990,80 1.121,30 1.160,00 (47.869,50) (97,71) 38,70 3,45
2. Doanh thu thuần Triệu
đồng 418.400,00 517.242,00 525.991,00 98.842,00 23,62 8.749,00 1,69
3. Tài sản bình quân Triệu
đồng 1.205.623,00 1.388.016,50 1.479.043,50 182.393,50 15,13 91.027,00 6,56 4. Sức sinh lời của tài sản (1)/(3)
– ROA
Triệu
đồng 0,04 0,001 0,001 (0,04) (98,01) (0,00) (2,92)
5. Số vòng quay của tài sản
(2)/(3) Vòng 0,35 0,37 0,36 0,03 7,38 (0,02) (4,57)
6. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần (3)/(2)
Triệu
đồng 2,88 2,68 2,81 (0,20) (6,87) 0,13 4,79
7. Suất hao phí cuả tài sản so với lợi nhuận sau thuế (3)/(1)
Triệu
đồng 24,61 1.237,86 1.275,04 1.213,25 4.930,09 37,17 3,00
Như vậy suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2011 thấp hơn năm 2010 là 0,2 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 6,87%, suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần năm 2011 giảm chứng tỏ việc tạo ra một đồng doanh thu ngày càng cần ít tài sản hơn. Điều này cho thấy, hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng ít, góp phần tiết kiệm tài sản và nâng cao doanh thu thuần trong năm. Ngược lại năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,13 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 4,79% chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản năm 2012 tăng.
- Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế:
Năm 2010: Để tạo ra 1 đồng LNST doanh nghiệp cần hao phí 24,61 đồng tài sản Năm 2011: Để tạo ra 1 đồng LNST doanh nghiệp cần hao phí 1.237,86 đồng tài sản Năm 2012: Để tạo ra 1 đồng LNST doanh nghiệp cần hao phí 1.275,04 đồng tài sản Như vậy, suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng 1.213,25 đồng tương ứng với tốc độ tăng 4.930,09 %, chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngày càng kém hơn. Suất hao phí của tài sản so với lợi nhuận sau thuế năm 2012 lại có xu hướng tăng lên so với năm 2011 tăng 37,17 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 3%.
Như vậy, việc sử dụng tài sản chưa thực sự mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Các chỉ tiêu đều chứng tỏ việc sử dụng tài sản của Công ty là chưa thực sự hợp lý.
Hiệu quả sử dụng chi phí:
Chi phí trong kỳ của Công ty chi ra thường bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Đó là các khoản chi phí bỏ ra để thu lợi nhuận trong kỳ. Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ta phân tích Bảng 2.7 tình hình thực hiện chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí.
Chi phí kinh doanh là những khoản chi phí đã tiêu hao trong kỳ để tạo ra được những kết quả trực tiếp hữu ích cho doanh nghiệp, sự biến động chi phí kinh doanh có tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh dưới góc độ chi phí có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động quản lý. Vì nó cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin cần thiết để ra quyết định kinh doanh, nhất là các quyết định có liên quan đến việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xác định giá bán, thị trường tiêu thụ... Những vấn đề này càng trở lên quan trọng hơn trong một thị trường cạnh tranh. Mặt khác, phân tích chi phí kinh doanh và giá
thành sản phẩm còn giúp các nhà quản lý nắm được các nguyên nhân, các nhân tố tác động đến tình hình chi phí kinh doanh. Từ đó có các quyết sách để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2012, tình hình kinh tế thế giới cũng như kinh tế Việt Nam diễn biến khá phức tạp. Bên cạnh những tín hiệu thuận lợi còn tồn tại rất nhiều khó khăn và thách thức. Để đạt hiệu quả trong kinh doanh mỗi doanh nghiệp không chỉ mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới, tăng doanh thu và nâng cao chất lượng hàng hóa mà còn phải hạn chế mức thấp nhất những chi phí phát sinh trong doanh nghiệp có thể.
Qua Bảng 2.7 số liệu cho ta thấy:
Tỷ lệ lợi nhuận so với giá vốn hàng bán
Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 là 97%, nhưng sang đến năm 2012 đã có xu hướng tăng lên là 0.03 triệu đồng chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán chưa ổn định và khá bấp bênh. Tỷ suất lợi nhuận so với giá vốn hàng bán năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là 351%. Tỷ số lợi nhuận trên giá vốn hàng bán năm 2012 tăng chứng tỏ mức lợi nhuận trong giá vốn hàng bán có khả năng tăng lên so với năm 2011.
Tỷ lệ lợi nhuận so với chi phí bán hàng
Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí bán hàng năm 2011 thấp hơn so với năm 2010 là 96%, nhưng sang năm 2012 cao hơn so với năm 2011 là 0.2 triệu đồng, tuy vậy doanh nghiệp chưa tiết kiệm được chi phí bán hàng so với năm trước, các biện pháp để thực hiện tiết kiệm chi phí bán hàng chưa thực sự mang lại hiệu quả.
Chi phí quản lý doanh nghiệp, việc giảm thiểu chi phí trong hoạt động Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí quản lý doanh nghiệp qua 2 năm đều giảm xuống. Điều này chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý doanh nghiệp ngày càng thấp, Công ty chưa thực sự tiết kiệm được quản lý trong năm tài chính khó khăn và chưa mang lại hiệu quả cao cho Công ty, chưa thực sự giúp Công ty vượt qua được thời kỳ khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.
Bảng 2.7: Hiệu quả sử dụng chi phí 2010 - 2012
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chênh lệch Chênh lệch
2011/2010 2012/2011
Tuyệt đối Tương đối (%)
Tuyệt đối Tương đối (%) 1. Lợi nhuận từ HĐKD Triệu đồng
48,991 1,121 1,160 (47,870) -98% 39 3.45%
2. Lợi nhuận kế toán trước thuế Triệu đồng 65,567 2,364 11,450 (63,203) -96% 9,086 384.35% 3. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 197,258 276,016 295,946 78,758 40% 19,930 7.22% 4. Chi phí bán hàng Triệu đồng 44,241 42,103 43,916 (2,138) -5% 1,813 4.31%
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp Triệu đồng 46,352 46,278 38,808 (74) -0.16% (7,470) -16.14%
6. Chi phí lãi vay Triệu đồng 107,987 154,372 139,506 46,385 42.95% (14,866) -9.63% 7. Tổng chi phí Triệu đồng 395,838 518,769 518,176 122,931 31% (593) -0.11%
8. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với giá vốn hàng bán: (2)/(3) Triệu đồng 0.33 0.01 0.04 (0.324) -97% 0.03 351.73%
9. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với chi phí bán hàng: (2)/(4) Triệu đồng 1.48 0.06 0.26 (1.426) -96% 0.20 364.35%
10. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế so với chi phí quản lý doanh nghiệp:(2)/(5)
Triệu đồng 1.41 0.05