8. Bố cục khóa luận
3.2.3. Giọng dịu dàng, đằm thắm
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Việt Nga đã đánh giá về thơ tình Lưu Quang Vũ: “Trong thơ tình Lưu Quang Vũ, vượt lên khỏi những nỗi đau, những nghi ngại, vẫn là một tình yêu đằm thắm. Nhà thơ vẫn tìm thấy tình yêu trong cuộc đời. Anh luôn nhóm lên niềm tin sau mỗi lần thất vọng, cho dù niềm tin ấy có mong manh bé nhỏ” [6]. Vì thế trong những năm tháng đau xót nhất nhưng không lúc nào Lưu Quang Vũ không hết hi vọng vào tình yêu đích thực, tình yêu lớn đã đến với nhà thơ: “Em - vết thương và bàn tay hàn gắn/ Là cơn khát khô cũng là suối mát lành” (Di chúc tình yêu). Ông đã gặp, yêu say đắm Xuân Quỳnh và những vần thơ tình của ông lại chếnh choáng men say. Và rồi từ giọng đượm buồn, xót xa, cay đắng, cô đơn hay trăn trở, suy tư thơ ông đã tìm lại giọng đằm thắm, nhân hậu, dịu dàng của thuở ban đầu dù phần nồng nàn, trong sáng đã phai nhạt.
Thơ tình là một phần quan trọng trong đời thơ của Lưu Quang Vũ. Với nhà thơ, tình yêu không chỉ là điểm tựa, là nguồn sống, mà nó còn là nguồn cảm hứng nghệ thuật dạt dào. Mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời với những mối tình, những cuộc hôn nhân, thơ tình Lưu Quang Vũ cũng luôn thay đổi với những giọng
điệu riêng, những cung bậc khác nhau. Điều đặc biệt ở thơ tình Lưu Quang Vũ là qua mỗi giai đoạn thơ, lại thấy sự có mặt của những mối tình khác nhau. Mỗi người phụ nữ đến với Lưu Quang Vũ đều để lại những dấu ấn nhất định trong thơ ông.
Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh đã trải qua biết bao đổ vỡ, mất mát nên dễ đồng cảm sẻ chia với nhau: “Bao nhiêu ngày tháng bao đường sá/ Biết mấy vui buông để có em”.Xuân Quỳnh có một vị trí quan trọng trong tâm hồn và sự nghiệp văn chương của Lưu Quang Vũ, tình yêu với Xuân Quỳnh đã khiến vần thơ ông “nổi gió”. Có Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ đã thay đổi, đã định được hướng đi cho mình, chấm dứt thời kì viển vông, cay đắng, u buồn, bế tắc. “Chúng ta nhận ra nhau giữa triệu con người”, nhận ra nhau để đến với nhau, để bù đắp cho nhau và cùng nhau hát những bài thơ tràn đầy niềm tin yêu hạnh phúc.
Em đã đến đem niềm vui, hạnh phúc, em đã đem đến sức lực niềm tin cho nhà thơ: “Hôm qua đời anh chẳng có ích cho ai/…/ Anh nhập vào hơi thở lớn hôm nay/ Anh có lại niềm vui và sức lực/ Nhờ em, cho em - đời sống của anh ơi!” (Suy tưởng). Có em, tác giả thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn, tâm hồn, cuộc đời nhà thơ đã “chuyển gió”. “Có em, anh hiểu lại cuộc đời
Có e, anh bắt đầu tất cả
Bắt đầu con đường, bắt đầu nhịp thở Mùa hạ đầu tiên, ngọn gió đầu tiên”.
(Chiều chuyển gió)
Bao nhiêu giọng say đắm, rung động thuở xa xưa đã được hồi sinh. Cảm xúc về tình yêu vẫn tươi mới như tình đầu tha thiết, thậm chí còn có phần đằm thắm, sâu sắc hơn. Qua lăng kính tình yêu, ông nhìn đời trìu mến, thiết tha hơn, niềm yêu đời và sự hồn hậu trở lại. “Phép mầu” của tình yêu đối với Lưu Quang Vũ là khả năng hồi sinh, không chỉ là tuổi trẻ mà là niềm tin. Tình yêu với em đã đem đến cho nhà thơ bao điều kì diệu.
“Sự diệu kỳ của trời đất mông mênh Sự diệu kỳ của tia nắng mong manh Sự diệu kỳ của cuộc đời mạnh mẽ”.
Hình như đã khá lâu nhà thơ mới có lại giọng tri ân điềm đạm: “Dù sao cuộc đời đã dành em lại cho anh/ Điều mong ước đầu tiên điều ở lại sau cùng/ Chúng ta đã đi bên nhau trên mặt đất/ Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật/ Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời”. Tình riêng lại được hoà trong vị mặn mòi của cuộc đời chung. Ông lại chắt chiu từng niềm vui, từng kỷ niệm nhỏ của hạnh phúc đời thường, bình dị, để lại được ru mình trong men đời thân thuộc: từ mớ rau, thùng gạo đến trang sách, ngọn đèn; từ đôi bàn tay tin cậy đến "đôi mắt buồn của một xứ sở có nhiều mưa"; từ "đôi vai ấm dịu dàng" đến cănphòng "nhỏ như khoang thuyền vừa căng buồm để đi, vừa nấu cơm để sống"...Những cái rất đời thường mà không nhàm chán, tẻ nhạt bởi luôn được bao bọc trong không gian của tổ ấm tình yêu. Và những tháng ngày còn lại, đối với nhà thơ không phải “ngày đắng”, ngày vô nghĩa nữa, nó trở thành "ngày của đời thường thành ngày ở bên em". Đối với ông, Xuân Quỳnh không chỉ là người tình, người vợ mà là một người bạn đời lớn mà nhà thơ từng gọi “Người thắp lửa của đời ơi”. Xuân Quỳnh mang đến cho Lưu Quang Vũ tình yêu để vượt qua những tháng ngày đau khổ, thức dậy trong ông khát khao đi tìm niềm vui sáng tạo mới. Sự đồng điệu giữa hai tâm hồn là nguồn cảm hứng đẹp giúp cho cả Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh viết nên nhiều bài thơ tình đặc sắc.
Quả đúng như vậy, những năm tháng chung sống, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh có những ảnh hưởng rất lớn với nhau trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong sáng tác. Hai người đã yêu nhau, nương tựa vào nhau để gây dựng tổ ấm và lao động cật lực. Đằng sau thành công của người đàn ông, luôn có bóng dáng của người đàn bà. Xuân Quỳnh luôn khiêm nhường, hi sinh để vun đắp cho sự nghiệp của chồng: “Anh thân yêu, người vĩ đại của em/ Anh là mặt trời, em chỉ là hạt muối/ Một chút mặn giữa đại dương vợi vợi” (Xuân Quỳnh).
Trước tình yêu, sự hi sinh của Xuân Quỳnh - người vợ, người yêu dấu, Lưu Quang Vũ luôn dành những vần thơ tràn ngập tình yêu thương và lòng biết ơn. Ông cảm thông với nỗi vất vả của Xuân Quỳnh và vì thế ông càng yêu thương chị nhiều hơn: “Bàn tay luôn đỏ lên vì giặt giũ mỗi ngày/ Đôi mắt buồn của một xứ sở có nhiều mưa” (Và anh tồn tại); hay: “Dù sao cuộc đời đã giành em lại cho anh/
Điều mong ước đầu tiên, điều ở lại sau cùng/ Chúng ta đã đi bên nhau trên mặt đất/ Dẫu chỉ riêng điệu đó là có thật/ Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời” (Em).
Tình yêu đến với ông thật giản dị nhưng cũng thật lớn lao, lớn lao và tin tưởng. Cuộc sống chung với em đã cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới. Ông vừa có trong tay một tình yêu lí tưởng, lại vừa có một hạnh phúc đời thường: “Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài/ Chỉ một người ở lại với anh thôi/ Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi/ Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới/ Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương/ Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi/ Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh/ Khi những điều giả dối vây quanh/ Bàn tay ấy chở che và gìn giữ” (Và anh tồn tại).
Tình yêu trở thành đức tin lớn nhất với Lưu Quang Vũ giữa cuộc đời đầy rẫy những biến động và phức tạp:
“Anh vẫn dựng ngôi nhà theo quy luật của tình yêu Chẳng cần những lâu đài lạnh giá
Chỉ tin nơi nào có em đến ở
Chỉ sống bằng hơi thở của em thôi”.
(Mắt của trời xanh)
Tình yêu còn là lẽ sống, còn là lí do để nhà thơ tồn tại trong cõi đời này: “Anh biết tình yêu không phải vô biên/ Như tia nắng, chúng mình không sống mãi/ Giữa thế giới mong manh nhiều biến đổi/ Anh yêu em và anh tồn tại” (Và anh tồn tại).
Thậm chí tình yêu, người đàn bà tác giả yêu còn trở thành “vệ sĩ” bảo vệ nhà thơ trước trăm ngàn cay đắng. Nơi nào có em, có tình yêu là nơi ấy có bình yên hạnh phúc: “Em ở đây đời chẳng còn đáng ngại/ Em ở đây bàn tay tin cậy” (Và anh tồn tại).
Đối với Xuân Quỳnh, bà luôn dành cho Lưu Quang Vũ một tình yêu mãnh liệt, vô bờ bến, Lưu Quang Vũ cũng là một phần quan trọng trong cuộc sống và thơ ca của bà:“Chỉ riêng điều được sống cùng nhau/ Niềm vui sướng với em là lớn nhất/ Trái tim nhỏ nằm trong lồng ngực/ Giây phút nào chẳng đập vì anh” (Sóng).
Có lẽ với Xuân Quỳnh, Lưu Quang Vũ không chỉ được sống, được yêu, được sáng tạo mà còn được hiến dâng. Khi yêu, ông muốn dâng hiến cho người yêu: “Dành cho em, nồng nhiệt của tình anh/… Dành cho em, tha thiết của mùa hè/ Dành
cho em, sức lực của đời anh/ Dành cho em, thao thức của đời anh/ Dành cho em, mơ tưởng của đời anh” (Dành cho em).
Có thể nói, trong thơ tình Việt Nam hiện đại, chưa nhà thơ nào lại biết ơn người yêu mình nhiều như Lưu Quang Vũ. Bất chấp mọi buồn tủi, mọi dở dang, lận đận trong tình yêu, ông vẫn yêu và biết ơn người mang lại tình yêu cho mình. Lòng biết ơn đó có khi được bộc lộ trực tiếp: “Biết ơn em, em từ miền cát gió/ Về với anh bông cúc nhỏ hoa vàng/ Anh thành người có ích cũng nhờ em/ Anh biết sống vững vàng không sợ hãi” (Và anh tồn tại).
Có khi là gián tiếp:
“Dù sao cuộc đời đã dành em lại cho anh Dù cho anh mãi mãi biết ơn đời”
(Em)
Mười lăm năm gắn bó là mười lăm năm Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh đã yêu thương và chia sẻ cho nhau. Điều đó được thể hiện rõ trong những bức thư gửi cho nhau lúc họ xa cách. Năm 1987, trong những bức thư gửi cho nhau lúc xa cách,
Xuân Quỳnh viết: “Lấy nhau gần mười bốn năm rồi mà xa nhau anh vẫn nhớ thương
anh như thế”, Lưu Quang Vũ cũng bày tỏ lòng mình với Xuân Quỳnh: “Anh rất nhớ em. Chúng ta sống với nhau đã mười bốn năm, nhiều gian khổ nhưng cũng lắm niềm vui. Ông đã làm được nhiều việc, một phần cũng nhờ bà, và biết rằng: Dù ở trên đời vẫn có nhiều cô gái khác - những yêu tinh như anh vẫn nói - nhưng chỉ em là yêu thương và hiểu anh, hiểu cả những thói tật đến công việc và những đam mê.
Thư viết cho Quỳnh trên máy bay, anh đã gửi vào đấy bao nỗi niềm, sự cảm thông chia sẻ, tình yêu thương, ân nghĩa sâu lặng và cả những lời “tự thú” thật chân thành: “Có phải vì mười lăm năm yêu anh/ trái tim em đã mệt? … Thương trái tim nhiều vất vả lo buồn/ Trái tim lỡ yêu người phiêu bạt/ Luôn mắc nợ những chuyến đi/… / Mười lăm năm mùa hè chói lọi, Mười lăm năm mùa đông dài/ Người yêu ơi/ Có nhịp tim nào buồn khổ vì anh?/…/ Trái tim hãy vì anh mà khỏe mạnh/ Trái tim của mùa hè, tổ ấm chở che anh”.
Những vần thơ trên được viết trước mấy tháng Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh ra đi khiến cho chúng ta vô cùng xúc động vì sự chân thành, bình dị và nhân hậu.
"Phút cuối cùng tay vẫn ở trong tay/ Ta đã có những ngày vui sướng nhất/ Đã uống cả men nồng và rượu chát/ Đã đi qua cùng tận những con đường".Hình ảnh hai người "tay trong tay" dìu nhau về cõi vĩnh hằng đã phần nào xoa dịu được nỗi đau và thực sự là điểm tựa về mặt tâm linh cho những người ở lại mỗi khi nhớ đến Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh. Hai người ra đi nhưng ngọn lửa tình yêu vẫn còn cháy mãi.
Điều dễ thấy trong thơ tình Lưu Quang Vũ là một tình yêu bền bỉ, mãnh liệt mà không ồn ào, cuồng nhiệt mà không lộ liễu. Tình yêu đã trở thành máu thịt, thành lẽ sống của đời ông. Đó là tình yêu của người đàn ông sống nội tâm, sâu lắng. Tình yêu ấy nhiều khi mãnh liệt và cao thương đến mức lạ kì.
Nếu đọc thơ tình Xuân Quỳnh, ta thấy hiện lên hình ảnh người phụ nữ đa cảm và đa đoan thì thơ tình Lưu Quang Vũ lại có bóng dáng một người đàn ông từng trải, đã nếm nhiều cay đắng của cuộc đời. Đã từng đau nỗi đau tan vỡ, nhà thơ có cách nhìn đa chiều đối với tình yêu, trong giọng thơ buồn, xót xa, cô đơn vẫn gợi lên giọng dịu dàng, đằm thắm và nhân hậu.
Nếu quy luật của thơ ca là đi từ một trái tim đến triệu trái tim thì giọng điệu chính là một trong những yếu tố quan trọng để người nghệ sĩ gửi gắm tư tưởng, tình cảm, nỗi niềm, tâm sự của mình đến với độc giả. Một nhà thơ tài năng phải xây dựng được chất giọng riêng cho mình, phải truyền được những cảm xúc thẩm mĩ sâu sắc đến bạn đọc. Và Lưu Quang Vũ đã làm được điều đó. Thơ ông có một sức truyền cảm đặc biệt bởi cái chất giọng vửa đắm đuối, nồng nàn, vừa xót xa, cay đắng lại vừa giàu chiêm nghiệm triết lí. Điều đó tạo nên sự đa dạng, phong phú trong giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ và khẳng định sức sáng tạo dồi dào, tài năng nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.
PHẦN KẾT LUẬN
Tìm hiểu giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ trong tuyển tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi ở nhiều bình diện, chúng tôi đã thu được một số kết quả nhất định. Sau đây tôi xin được tóm lược lại một cách ngắn gọn như sau:
1. Giọng điệu đã và đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu. Đó là một trong những yếu tố quan trọng của hình thức tác phẩm văn học, là hình thức mang tính nội dung. Chính vì vậy, tìm hiểu giọng điệu của nhà thơ trong tác phẩm thơ ca là đi vào khám phá phần nào giá trị nội dung những sáng tác của nhà thơ ấy.
2. Lưu Quang Vũ là một trong số không nhiều tác giả “có duyên” với cả thể loại kịch và thơ. Trước khi đến với kịch, nhà thơ đã tạo dựng cho mình một giọng điệu riêng trong sáng tác. Khảo sát giọng điệu thơ Lưu Quang Vũ trong tuyển tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi trên các bình diện cơ sở hình thành và các sắc thái giọng điệu chính, chúng tôi đã có được cái nhìn tương đối về sự vận động giọng điệu của nhà thơ qua các thời kì. Đó là sự vận động tích cực với sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ. Sự năng động này của Lưu Quang Vũ trong nghệ thuật đã giúp ông đứng vững, tạo dựng được một vị trí xứng đáng trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
3. Trước 1975, khi còn là một chàng trai nhiều mơ mộng, trẻ trung và hồn nhiên, chưa có sự va vấp, cùng với những kỉ niệm trong trẻo tuổi học trò và những trải nghiệm thực tế trong quân ngũ đã định hướng cho việc hình thành các sắc thái giọng điệu chính trong sáng tác của nhà thơ.
Giọng điệu thứ nhất của thơ Lưu Quang Vũ trong tuyển tập Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi sáng tác trước năm 1975 là giọng điệu “đắm đuối đến mê hoặc”. Giọng điệu này là phù hợp và phản ánh đúng đặc điểm tâm hồn của nhà thơ - chàng trai mười tám đôi mươi trẻ trung, với những rung động đầu đời và hăng say lí tưởng. Sắc thái giọng điệu thứ hai là giọng tâm tình, ngợi ca. Lưu Quang Vũ đã mang đến cho thơ ca cách mạng thời kì kháng chiến chống Mỹ một nguồn riêng trong dòng chảy chung. Đó là sự ngợi ca, tự hào về những mảnh đất, con người Việt
Nam anh dũng, kiên trung, sống và chiến đấu hết mình cho Tổ quốc. Tuy nhiên, bằng con mắt tỉnh táo, nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta phải thấy rằng bên cạnh giọng “đắm đuối đến mê hoặc”, tâm tình ngợi ca thì thơ Lưu Quang Vũ giai đoạn này còn giọng buồn, xót xa, cay đắng; giọng cô đơn, khắc khoải. Nhưng chính chất