8. Bố cục khóa luận
2.2.3. Giọng lạc quan tin tưởng
Lưu Quang Vũ sinh ra và lớn lên cùng những năm tháng chiến đấu hào hùng nhưng đau thương của dân tộc. Ngay từ nhỏ Lưu Quang Vũ được chú ruột - nhà thơ Lưu Trùng Dương, cho vào đơn vị để cùng sinh hoạt, vui chơi với các chú bộ đội. Lưu Quang Vũ đã được nghe nhiều câu chuyện về những dũng sĩ trong chiến đấu. Chính những câu chuyện này đã gieo vào lòng chú bé họ Lưu những cảm xúc khó quên về hình ảnh người lính. Có lẽ đó là những hạt giống đầu tiên ươm mầm cho những câu thơ trong trẻo, với một giọng văn lạc quan tin tưởng của tập Hương cây
sau này. Mười bảy tuổi, chàng trai họ Lưu rời ghế nhà trường, vào bộ đội với rất nhiều mơ mộng. Mỗi bước hành quân, mỗi làng mạc đi qua gợi lên trong nhà thơ bao cảm xúc còn nhiều dấu vết của sách vở nhà trường thiêng liêng, đầy tin tưởng:
“Em vẫn cùng đội dân quân tập bắn Đất nước mình tươi hoa đẹp nắng Ta cùng gìn giữ phải không anh?”
(Gửi tới các anh)
Bởi thế, khi viết về chiến tranh không chỉ có bom đạn, mùi thuốc súng mà tràn ngập tình yêu và lòng tin tưởng. Những ngày đầu tiên lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc thật thiêng liêng và xúc động. Trong hàng vạn con người mang theo bầu nhiệt huyết tin tưởng ra trận có Lưu Quang Vũ. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Lưu Quang Vũ khóc không biết bao nhiêu lần khi nghe bản tin kêu gọi “Tuyến đầu Tổ quốc”: “Lòng mình rạo rực biết bao, nhân dân ta anh hùng quá, đất nước ta kì diệu quá… Quyết định ngày mai sẽ nhập ngũ. Qúa khứ đẹp thật đấy nhưng nhỏ bé quá rồi. Ta muốn bay vào bão táp cuộc đời trong ngọn lửa đấu tranh rừng rực của cách mạng”.
Nhật kí ngày 14/3/1965, Lưu Quang Vũ viết: “Miền Bắc đang có phong trào thanh niên viết đơn xin nhập ngũ, lòng mình cũng bừng bừng biết bao. Chiều viết một lá đơn đầu tiên, đặt bút xuống trang giấy thấy thiêng liêng và xúc động. Được cầm súng chiến đầu trong lúc này thì hạnh phúc biết bao”.
Chính vì thế, mỗi câu thơ của Lưu Quang Vũ hình như lúc nào cũng mang một giọng điệu hối hả, rộn ràng bước chân hành quân của muôn ngàn chiến sĩ ra đi
vì tiếng gọi thiêng liêng của quê hương đất nước: “Làm kẻ sinh ra sau giữa đời rộng mở/ Mang khối căm hờn ngày trước chưa tan/ Hờn căn mới lại chồng lên nợ cũ/ Lửa cháy, bom rơi ta cầm súng lên đường/… Đêm náo nức giục bình minh hớn hở/ Một khúc quân hành cả nước ngân vang”.
Với những suy nghĩ hết sức trong trẻo về cuộc đời, Lưu Quang Vũ đã sớm ý thức về trách nhiệm của một thế hệ trẻ. Để rồi tới ngày vào bộ đội, trở thành một chiến sĩ, Lưu Quang Vũ có những tâm sự vô cùng sâu sắc.
“Đất nước mình tươi hoa đẹp nắng Ta cùng gìn giữ phải không anh?”
(Gửi tới các anh)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ ta bắt gặp những bước chân náo nức, những trái tim hồ hởi lên đường với một niềm tin vào tương lại tươi sáng không chút băn khoăn, do dự. Họ luôn tin tưởng vào cuộc kháng chiến: “Như tia nắng sáng niềm tin giản dị/ Đất nhận lấy tâm hồn người lính trẻ”.
Những năm tháng ấy buồn vui riêng của mỗi người đều hòa trong tình cảm chung của cả đất nước. Trong lòng nhà thơ trẻ cũng như nhiều bạn viết trẻ khác, chưa thấy và chưa biết những gì gọi là nghịch cảnh, ở họ luôn sáng ngời niềm tin, hi vọng vào ngày mai tươi sáng.