8. Bố cục khóa luận
2.2.5. Giọng đượm buồn, xót xa, cay đắng
Khi mới bắt đầu sáng tác, Lưu Quang Vũ đã sớm định hình cho mình một giọng thơ riêng, không lẫn với ai - một giọng thơ thường nghiêng về giãi bày cảm
xúc, gợi lên nhiều suy nghĩ. Nếu như chất giọng đắm đuối tạo nên sức lôi cuốn đến mê hoặc cho thơ Lưu Quang Vũ thì tiếng thơ xót xa, cay đắng của ông lại mang đến nhiều xúc động và ám ảnh sâu xa. Đến với thơ ông, ta bắt gặp cái trong trẻo trong thơ Nguyễn Đình Thi, giọng suy tư trầm lắng như thể tâm tình của Bằng Việt và nỗi buồn cay đắng của riêng nhà thơ.
Bên cạnh giọng đắm đuối, lạc quan tin tưởng, rất dễ nhận ra giọng buồn trong thơ Lưu Quang Vũ. Đọc Hương cây, Hoài Thanh đã nhận thấy ở Lưu Quang Vũ “cái buồn lặng lặng” nhưng “cái buồn của anh là cái buồn trung hậu”. Nguyễn Thị Minh Thái cũng chỉ ra: “Thơ Lưu Quang Vũ buồn, cái buồn thăm thẳm, canh cánh, thấm sâu vào tinh huyết thơ chàng”. Nhà phê bình Vương Trí Nhàn nhận xét: “Thơ anh có phần ngả sang giọng xót xa, tê tái (…) đôi khi, người ta còn bắt gặp nơi anh một nỗi buồn mạnh mẽ, gần giống như sự phẫn uất” [8, tr. 11].
Giọng điệu buồn trong thơ Lưu Quang Vũ cũng là hệ quả tất yếu của một hồn thơ đặc biệt, nhạy cảm trước những đau khổ của số phận con người, tha thiết tin yêu cuộc đời nhưng cũng hiểu cuộc sống còn nhiều khó khăn. Luôn muốn sống thực với tâm trạng của mình, phản ánh đúng hiện thực, không tô vẽ lí tưởng hóa cuộc sống, vì thế, đọc thơ Lưu Quang Vũ không thấy bóng dáng của mạnh mẽ, mang âm hưởng sử thi như đa số các nhà thơ chống Mỹ lúc bấy giờ, thay vào đó là giọng u hoài, chất chứa một nỗi buồn thế sự, luôn nhức nhối, đau buồn trước hiện thực: “Tổ quốc là nơi tỏa sáng bóng yên vui
Nơi nghĩ đến lòng ta yên tĩnh nhất Nhưng nghĩ đến lòng ta rách nát
Xin người đừng trách giận Việt Nam ơi!”
(Việt Nam ơi)
Hay:
“Nước Việt thân yêu nước Việt của ta Sao Người phải chịu nhiều đau đớn thế Thân quằn quại mọi tai ương rách nát”
Đây là một kiểu cảm xúc, một biểu hiện mới của lòng yêu quê hương đất nước. Và như một lẽ tự nhiên, tiếng thơ ấy gieo vào lòng bạn đọc những nỗi niềm thổn thức khôn nguôi về một tình yêu bền chắc, sâu kín đối với Tổ quốc và nhân dân mình.
Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ ác liệt, ta từng thấy hầu hết thơ giai đoạn này đều chung một giọng điệu hào hùng, mạnh mẽ. Tố Hữu viết về đất nước, nhân dân bằng giọng ngợi ca: “Việt Nam, ôi Tổ quốc thương yêu!/ Trong khổ đau người đẹp hơn nhiều”. Chế Lan Viên đầy hào sảng: “Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại/ Hai tiếng Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng”; hay như trong bài
Sao chiến thắng: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt/ Như mẹ cha ta như vợ như chồng/ Ôi Tổ quốc nếu cần ta sẽ chết/ Cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”. Giữa dàn đồng ca hào hùng, tụng ca đất nước thời trận mạc, ta bắt gặp Lưu Quang Vũ hiện lên với một giọng điệu chất chứa nỗi buồn nhân thế sâu lắng, những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống:
“Tất cả sẽ ra sao?
Mảnh đất nghèo máu ứa Người sẽ đi đến đâu Hả Việt Nam khốn khổ? Đến bao giờ bông lúa Là tình yêu của người Đến bao giờ ngày vui Như chim về bên cửa”
(Việt Nam ơi)
Muốn phản ánh một cách chân thực những mất mát, đau thương, sự phi lí, vô nghĩa của chiến tranh nên Lưu Quang Vũ đã sử dụng giọng điệu đau đớn, xót xa làm giọng điệu chủ đạo trong mảng thơ viết về chiến tranh. Giọng điệu này đã tạo nên nét u buồn đến nát tan trong tâm trạng của Lưu Quang Vũ - một tâm trạng có vẻ “lạc lõng” giữa cảm hứng ngợi ca của thơ ca thời đại. Nỗi đau đớn của Lưu Quang Vũ thực ra là nỗi đau chung của chúng ta, chỉ có điều, ngay lúc ấy ông tự cho phép
mình nói ra, ông cần phải nói ra, không thì “không chịu nổi”, còn cả thế hệ lúc ấy cần phải vượt qua đau buồn, phải cứng rắn để đi lên. Cũng chính bởi giọng điệu này mà người đọc cảm thấy trân trọng, sẻ chia và tìm được sự đồng điệu trong cái chân thật đến ám ảnh ở tận đáy lòng của một nhà thơ luôn dằn vặt, trăn trở để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của con người.
Viết về chiến tranh ít khi bắt gặp giọng điệu buồn, xót xa, cay đắng bởi trong dàn đồng ca thời kì kháng chiến cần giọng điệu vút cao để ngợi ca đất nước, con người, cần lạc quan tin tưởng vào phía trước. Ta từng bắt gặp trong Phạm Tiến Duật giọng điệu dí dỏm, hóm hỉnh thể hiện cái tôi trữ tình tinh nghịch. Vì thế, thơ Phạm Tiến Duật có chất tếu táo, vui nhộn trong giọng điệu: “Nghe em hát mà anh buồn cười/ Nhịp với phách xem chừng sai cả/ Mồ hôi em ướt đầm trên má/ Anh với mọi người nhìn nhau khen hay” (Nghe em hát trong rừng). Nghe em hát trong rừng, Lưu Quang Vũ lại viết với giọng điệu nhức nhối, xót xa:
“Ngực nghẹn lại không còn khóc được Thương mọi người cơ cực mấy mươi năm Thương ga xưa đã sập tan tành
Thương những chuyến lên đường xưa đã chết”
(Ghi vội một đêm 1972)
Chiến tranh tàn khốc, đất nước bị chia li, biết bao mơ ước của con người đều bị lụi tàn. Là một hồn thơ nhạy cảm, thiên về bộc bạch giãi bày, giọng thơ Lưu Quang Vũ trầm lắng hơn khi diễn đạt bằng độc thoại nội tâm. Trong chiến tranh, con người càng khát khao hướng tới một thế giới hòa bình, yên ả - nơi đó “con người được nghỉ ngơi ở giữa con người”. Lưu Quang Vũ thấm thía nỗi bất lực của lòng hi vọng. Đêm giáng sinh, cầu nguyện cho người lính trở về, máu không chảy nữa, cho lũ trẻ không bị cái chết cắt ngang giấc mộng, nhưng ông đau đớn nhận ra rằng “Giê su, tình thương không ngăn tội ác” và “Tôi không tin lỗ đinh trong tay tượng chúa”. Nỗi đau khiến “ngực anh buốt giá”, làm ông cảm thấy bất lực, mệt mỏi khiến cho những bài thơ xót xa buồn: “Điều anh tin không có ở trên đời/ Điều anh có không giúp gì ai được…”
Nỗi đau đất nước bị tàn phá ám ảnh nặng nề, trở thành nỗi nhức nhối trong những bài thơ của Lưu Quang Vũ: “Dân tộc tôi bốn ngàn năm áo rách/ Những người chết đặc trong lòng đất/ Những người mặt vàng sốt rét/ Những bộ xương đói khất vật vờ đi”.
Cảm hứng về đất nước đau thương trong thơ Lưu Quang Vũ người đọc từng gặp trong thơ Nguyễn Đình Thi. Có sự gặp gỡ trong cách cảm nhận, hai nhà thơ thuộc hai thế hệ, có lẽ bởi giọng thơ hướng nội, chân thành tha thiết bởi nỗi buồn thanh cao, chân chính: “Quê hương biết mấy thân yêu/ Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau/ Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi).
Chiến tranh làm tan vỡ cuộc sống bình yên, phá vỡ những “ngày xưa êm ấm” với “Con trai xách điếu đi cày/ Con gái quang liềm gặt lúa/ Trẻ hát đồng dao trên phố”. Tất cả cuộc sống bình yên ấy không còn nữa. Tất cả đã rời xa, tất cả đã thuộc về niềm kí ức. Đất nước giờ đây bóng quân thù giày xéo, ngột ngạt mùi thuốc súng, tua tủa rào gai:
“Chưa bao giờ đất tan hoang đến thế những chuyến tàu chở đầy lính Mỹ quần áo mới tinh súng đạn đầy người bom lân tinh và thuốc giang mai”.
(Cơn bão)
Dưới góc nhìn thế sự, chiến tranh như một bức tranh màu xám. Bao nhà cửa, công trình, bao xóm làng, phố xá bỗng chốc đổ nát, tan hoang. Những hình người bị biến dạng, những chỉnh thể bị tách rời… những vực thẳm sâu hút, những đường ray chênh vênh mỏng manh giữa sống và chết. “Chiến tranh… là cái quái gì ý nhỉ? Phải chăng nó chỉ gói gọn trong một định nghĩa mộc mạc là ngày nào cũng nhìn thấy người chết” (Ăn mày dĩ vãng - Chu Lai). Lưu Quang Vũ với sự nhạy cảm thi sĩ, muốn lột tả chân thực nhất sự mất mát của chiến tranh bằng những vần thơ dằn vặt với một giọng thơ đau xót. Lưu Quang Vũ luôn ý thức vào thời điểm đó khi đề cập hiện thực, bi kịch, những tổn thất của chiến tranh có thể “bay đi không một đáp lại” nhưng ông luôn tự nhắc nhở mình “đừng phút nào mệt mỏi, thơ ta ơi”.
Những nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ như Bằng Việt, Phạm Tiến Duật… thường đi sát thực tế chiến trường, không khí nóng hổi của chiến trường ùa vào thơ với những nét tươi nguyên “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”. Bức chân dung tinh thần luôn hiện với tinh thần lạc quan, khỏe khoắn thì Lưu Quang Vũ ít viết về chiến trường với cảm hứng sử thi mà hướng điểm nhìn về hậu phương, về số phận mỗi con người ở đó. Hậu phương giờ chẳng còn là: “Nơi lá chuối che ngang như một cánh buồm/ Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc mà: Những xóm làng tan hoang/ Những người chết đuối” (Mấy đoạn thơ). Trong thơ Lưu Quang Vũ, ta bắt gặp những nạn nhân của chiến tranh, đủ mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là hình ảnh các em nhỏ.
Mỗi khi nghe lại những ca từ trầm lắng, suy tư trong bài hát Đứa bé: „„Trong đêm một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường. Ánh mắt buồn mệt nhoài của em… Nhìn thấy ai ai cũng đều vui bên mẹ cha. Giọt lệ em tuôn rơi” khiến lòng ta bùi ngùi, xót xa, nghẹn ngào trước bao cảnh đời của những đứa trẻ bất hạnh. Đọc thơ Lưu Quang Vũ, ta cảm thấy dường như ta cũng bắt gặp nỗi đau đớn, day dứt của ông - một trái tim nhân hậu, giàu tình yêu khi chứng kiến những em bé thơ ngây bị cướp mất tuổi thơ. Tuổi thơ của các em đã chết do chiến tranh, do nghèo đói và sự hờ hững của người đời.
Các em là nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh đã cướp đi gia đình, khiến chúng trở thành những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa: “Những em bé mồ côi/ ra sông với củi mục/ Những em bé lang thang/ bán báo trên tàu điện”.
Ông viết về những đứa trẻ "Mồ côi", "lang thang" bằng một giọng điệu xót xa, trái tim ông thổn thức, đau đớn cho những đứa trẻ nghèo. Chính chiến tranh đã cướp mất tuổi thơ của các em. Hơn 500 năm trước, Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo đã từng tố cáo tội ác man rợ của giặc Minh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Sau này, Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại cuộc sống của những đứa trẻ như những đàn chin non “dáo dát” chạy trốn kẻ thù: “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây/ Một bàn cờ thế phút sa tay/ Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy/ Mất ổ đàn chim dáo dát bay” (Chạy giặc). Lòng ta như nghẹn đắng khi thấy những đứa trẻ: “Ngày tranh nhau một bát cháo ngô/ Đêm líu ríu chui gầm giường
tránh đạn… Ú ớ cơn mê/ Thon thót giật mình/ Bóng giặc giày vò những nét môi xinh” (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm). Chiến tranh ở thời điểm nào cũng là nỗi ám ảnh của con người. Dù ở bất cứ thời kỳ nào, những nhà thơ - những nhà nhân đạo lớn đều gặp gỡ nhau ở một điểm. Đó là tố cáo, lên án tội ác của chiến tranh, sự thương cảm, xót xa cho số phận trẻ thơ.
Lưu Quang Vũ luôn đau đáu trước hình ảnh của những đứa trẻ do hoàn cảnh xã hội đưa đẩy khiến chúng trở thành những đứa trẻ bụi đời “ăn cắp”, “đánh nhau”, “chửi tục”…
“Những tuổi thơ không có tuổi thơ Những đôi mắt tráo trơ mà tội nghiệp Chúng ăn cắp, đánh nhau, chửi tục Lang thang hè đường, tàu điện, quán bia Những bông hoa chưa nở đã tàn
Những cành cây chưa xanh đã cỗi”.
(Những tuổi thơ)
Chiến tranh đã không chỉ cướp mất gia đình, cướp mất tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên mà còn đẩy các em vào những hoàn cảnh bất hạnh: “Em gái mười lăm đã không còn thiếu nữ/ Người ta đã đánh em/ Trong toa tàu chật chội/ Người ta làm nhục em/ Dưới bẩn thỉu những lùm cây cối”. Lòng ta như thắt lại trước hoàn cảnh thương tâm của em gái ấy: “Lặng đứng nhìn em đi/ Cổ tôi chừng nghẹn đắng”
(Những tuổi thơ). Phải là một người có tấm lòng nhạy cảm, bao dung thì Lưu Quang Vũ mới có cái nhìn thương cảm, rưng rưngtình người đến như vậy!
Đến với những trang thơ của Lưu Quang Vũ, người đọc không khải thảng thốt, day dứt trước những cảnh đời lầm lụi:
“Bầy em buổi sớm ấy ra đi
Trở trên tay những hình vẽ dị kỳ
Bóng chúng ngã chang chang đất nắng… …Các em ta đói khát
Nhà thơ thương những đứa trẻ - những nạn nhân của chiến tranh, giờ không còn cha mẹ, sống vất vơ “ngủ bên vệ đường nhớ mẹ khóc thâu đêm”. Những câu thơ của ông đã khiến cho chúng ta nghẹn ngào xúc động liên tưởng đến số phận của bé Vania trong Số phận con người (Solokhop). Cuộc chiến tranh vệ quốc của đất nước Xô Viết đã cướp đi cha mẹ của em, đã đẩy em vào cuộc sống không gia đình, không quê hương, không người thân thích, em trở thành đứa trẻ ăn xin… Lưu Quang Vũ đã lên tiếng tố cáo cuộc chiến tranh, lên án thái độ dửng dưng của nhiều người trước sự bất hạnh và nỗi đau của nhân loại.
“Sao mọi người có thể dửng dưng Nhìn em đi trên đường tối
Mọi người đều có tội
Trước tuổi thơ đã chết của em”.
(Những tuổi thơ)
Cảnh nheo nhóc chạy loạn của những đứa trẻ qua không gian hoang vắng đầy tiếng gió, qua hình ảnh những hòn bi xanh đỏ, những nét phấn thơ ngây và đặc biệt qua câu hỏi: “Bây giờ các em ở đâu?” bắt gặp tâm trạng buồn thương, tiếc nuối và cả nỗi bàng hoàng của Lưu Quang Vũ trước sự đổi thay khốc liệt của cuộc sống thời chiến: “Đêm ấy bom rơi chúng choàng dậy/ Đứa theo mẹ dắt em, đứa ôm chặt tay bà/ Đứa ôm làn xách bọc chạy sau xe/ Lật đật vừa đi vừa gục đầu ngủ gật/…/ Khu nhà đầy tiếng gió/ Hòn bi xanh đỏ/ Còn nằm lăn ở góc sân/ Nét phấn thơ ngây nguệch ngoạng khắp tường” (Khu nhà vắng tiếng trẻ con).
Chiến tranh đã cướp đi của các em tất cả. Tố Hữu đã từng viết: “Trắng khăn tang, em chẳng khóc đâu/ Hỡi em gái mất cha, mất mẹ/ Nước mắt rơi làm nhòa mặt quân thù/ Em phải bắn, trúng đầu giặc Mỹ” (Việt Nam máu và hoa). Những người lính sẵn sàng cầm súng ra trận để bảo vệ bình yên cho các em thơ, khi hòa bình trở về họ không thấy lòng nhẹ nhõm, thanh thản khi ngày ngày vẫn cứ chứng kiến cảnh các em mất cha, mất mẹ, sống lang thang đầu đường xó chợ. Chính chiến tranh đã cướp mất tuổi thơ của các em.
“Nhìn bao em bé mồ côi Mà sao chiều nay…
Giết xong quân giặc
Chẳng thấy lòng thảnh thơi nhẹ nhõm”.
Trong những năm tháng khổ đau nhất của đời mình, Lưu Quang Vũ sáng tác rất nhiều thơ. Tất cả những cô đơn, hoài nghi, thất vọng và cả sự tan vỡ của những mối tình ông đều dồn hết vào thơ. Chính vì thế giọng điệu thơ ông hoàn toàn khác với giọng điệu chung của thơ ca giai đoạn này. Đó là một giọng thơ đầy xót xa, cay đắng: “Cuộc chém giết lặng dần
Các dũng sĩ thân tàn ma dại Đập nát những cây đàn quý Ngồi nướng thịt cóc ăn Con mèo đi hai chân Kêu lên tiếng trẻ khóc”
(Chiều cuối)
Lưu Quang Vũ luôn cảm thấy thất vọng và lạc lõng trước cuộc đời, giọng điệu thơ ông càng day dứt: “Gã đàn ông quầng mắt tối đen/ Trong cuốn sách buồn/