Tình hình nghiên cứu thế giới:

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh ở cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại tỉnh vĩnh long (Trang 28)

Tác dụng giải độc gan và chữa viêm gan siêu vi B chỉ mới được các nhà khoa học lưu ý từ những năm 1980 về sau. Nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản và Ấn Độ cho biết họ đã phân lập được những hợp chất trong cây Diệp Hạ Châu cĩ khả năng chữa bệnh viêm gan. Một báo cáo trên tạp chí Lancet vào năm 1988 cũng xác định tác dụng này. Theo đĩ, 2 nhà khoa học Blumberg và Thiogarajan đã điều trị 37 trường hợp viêm gan siêu vi B với kết quả 22 người âm tính sau 30 ngày dùng Diệp Hạ Châu. Đối với viêm gan siêu vi, 50% yếu tố lây truyền của virus viêm gan B trong máu đã mất sau 30 ngày sử dụng loại cây này (với liều 900 mg/ngày).

Một nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil-1984) đã phát hiện một alkaloid của Diệp Hạ Châu (phyllan thoside) cĩ tác dụng chống co thắt cơ vân và cơ trơn, các nhà khoa học đã nhờ vào điều này để giải thích hiệu quả điều trị sỏi thận, sỏi mật của cây thuốc.

Năm 1995, các nhà khoa học Brazil cũng phát hiện tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của lồi cây này. Tác dụng này được cho là do acid gallic, cĩ ý nghĩa trong tình trạng viêm gan, tổn thương gan do bia rượu.

Theo dẫn liệu của Patela (2011), chất chiết cồn của P.amarus được chứng minh

là cĩ hoạt tính cao nhất chống lại Salmonella typhi.. Dịch chiết trong nước và trong

methanol của lá cây P. amarus ở nồng độ 100mg/ml được kiểm tra với E.coli,

Streptococcus spp, Klebsiella spp, Pseudomonas spp và Staphylococcus. Kết quả cho

thấy dịch chiết thơ ức chế E. coli, StreptococcusS.aureus. Trong một nghiên cứu

khác, dịch chiết thân lá của Diệp Hạ Châu đắng cĩ đặc tính kháng khuẩn đối với

Bacillus cereus ATCC 11778, B. subtilis ATCCC 6633, Bacteroides fragilis ATTC

25285, E. faecalis ATCCC 29212, E. coli ATCC 25922, P. aeruginosa ATCC27853,

S. aureus ATCC 25923, S. epidermidis ATCC 12228 và Streptococcus pyogenes

ATCC 19615 với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) từ 0,25 đến 16mg/ml. Hoạt tính kháng khuẩn này là do phyllanthin.

Nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh quan trọng cả về cơ bản và ứng dụng của chất Diệp Hạ Châu hoặc các hoạt chất với nhiều tác dụng như chống chứng lãng quên, chống ung thư, chống sốt rét, lợi tiểu, tránh thai hạ đường huyết và giảm cholesterol trong máu, điều hịa miễn dịch và bảo vệ thận ( Patel et al.,2011).

CHƯƠNG III: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh ở cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại tỉnh vĩnh long (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)