Nguyên tắc:

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh ở cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại tỉnh vĩnh long (Trang 37)

Dựa trên sự khác biệt về hình dạng, kích thước của vi khuẩn.

c. Các bước tiến hành:

Sau khi phân lập vi khuẩn, tiến hành quan sát sự chuyển động của vi khuẩn bằng phương pháp giọt ép rồi quan sát dưới kính hiển vi quang học ở độ phĩng đại 400 lần.

Cách chuẩn bị mẫu vi khuẩn:

− Nhỏ 5 μl nước cất vơ trùng lên kính mang vật.

− Khử trùng kim cấy trên ngọn lửa đèn cồn và để nguội.

− Dùng kính đậy vật đậy lên giọt nước bằng cách để một cạnh của kính đậy vật

tiếp xúc với kính mang vật một gĩc 45o rồi hạ kính đậy vật xuống từ từ và nhẹ nhàng

sao cho trong mẫu vật khơng cĩ bọt khí.

Quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi quang học ở độ phĩng đại 400 lần để thấy

được các hình dạng và khả năng chuyển động của vi khuẩn

(Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Hữu Hiệp, 2002).

3.2.5 Quan sát và đo kích thước tế bào vi khuẩn nội sinh:

Sau khi quan sát sự chuyển động của vi khuẩn trong mơi trường nước cất vơ trùng, tiếp tục đo kích thước tế bào vi khuẩn dưới kính hiển vi quang học ở độ phĩng đại 400 lần.

Cách chuẩn bị mẫu vi khuẩn như sau:

− Nhỏ 10μL nước cất vơ trùng lên kính mang vật.

− Kim cấy được khử trùng trên ngọn lửa đèn cồn và để nguội.

− Dùng kim cấy lấy một ít khuẩn lạc rồi trải đều lên giọt nước trên kính mang

vật.

− Dùng kính đậy vật đậy lên giọt nước bằng cách để một cạnh của kính đậy vật

tiếp xúc với kính mang vật 1 gĩc 45o rồi hạ kính đậy vật xuống từ từ và nhẹ nhàng sao

cho trong mẫu vật khơng cĩ bọt khí.

Để đo kích thước vi khuẩn ta dùng thước trắc vi thị kính và thước trắc vi vật kính. (Thước trắc vi thị kính là một miếng kính trịn trên đĩ chia thành 100 vạch, nĩ được đặt giữa hai thấu kính của thị kính. Thước trắc vi vật kính được đặt trên một miếng kính đặc biệt dài khoảng 2 mm được chia thành 200 khoảng, mỗi khoảng cĩ độ dài 10µm).

Phương pháp đo kích thước vi khuẩn được thực hiện như sau:

− Đặt thước trắc vi vật kính vào bàn kính, điều chỉnh sao cho thấy rõ ảnh của

thước.

− Xê dịch thước trắc vi vật kính và xoay thước trắc vi thị kính sao cho hai thước

song song và gần sát nhau, tiếp tục xê dịch thước trắc vi vật kính sao cho một vạch của thước trắc vi vật kính trùng với một vạch của thước trắc vi thị kính và một vạch thứ hai nào của thước trắc vi vật kính trùng với thước trắc vi thị kính.

− Trị số một khoảng của thước trắc vi thị kính được tính theo cơng thức sau:

x: Trị số 1 khoảng cách của thước trắc vi thị kính N: Số khoảng cách của thước trắc vi vật kính, N = 6 n: Số khoảng cách của thước trắc vi thị kính, n = 35

− Thay thước trắc vi vật kính bằng vi mẫu, điều chỉnh cho thấy rõ ảnh của vi

mẫu.

− Di chuyển vi mẫu sao cho một đầu của mẫu đo trùng với một vạch của thước

trắc vi thị kính, từ đĩ tìm một vạch thứ hai trùng với đầu kia của mẫu đo

− Đếm số khoảng cách thước trắc vi nằm trong hai vạch này.

− Tính kích thước vi mẫu bằng cách lấy số khoảng trùng của hai thước nhân với

trị số một khoảng của thước trắc vi thị kính (Cao Ngọc Điệp và Nguyễn Hữu Hiệp, 2002).

3.2.6 Thí nghiệm khảo sát khả năng tổng hợp NH4+ của các dịng vi khuẩn phân lập được.

a. Nguyên tắc:

Xác định nồng độ NH4+ nhờ phản ứng NH3 tác dụng với hypoclorite( pH 8-11,5)

hình thành hợp chất trung gian monocloramine. Chất này sẽ kết hợp với phenol và hypoclorite dư với sự xúc tác của nitroprusside tạo thành hợp chất Indophenol cĩ màu xanh ở điều kiện pH kiềm. Sự hiện diện của sodium nitroprusside làm tăng hiệu quả

của phản ứng giữa NH3 với phenol và lên khoảng 10 lần (Page et al., 1982). Với

phương pháp này ta cĩ thể đo được nồng độ NH4+ từ 0,2 đến 12,5 ppm.

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh ở cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại tỉnh vĩnh long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)