3. Yêu cầu
3.2.2. Tình hình quản lý Nhà nước về đất
3.2.2.1. Tình hình quản lý đất đai
Cùng với việc đổi mới pháp luật đất đai của Đảng và Nhà nước đã đặt nhiệm vụ cải cách nền hành chính quốc gia, cải cách thể chế hành chính Nhà nước hoàn thành nhiêm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy được tính tự chủ của địa phương.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các thành phần kinh tế, nền kinh tế của phường Trung Thành đã có sự thay đổi tăng trưởng kinh tế có hiệu quả, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò rất quan trọng, xác định rõ nhiệm vụ của công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
3.2.2.2. Tình hình ban hành và thực hiện các văn bản
Nhằm cụ thể hóa các quy định về công tác quản lý đất đai của Chính phủ cũng như ở tỉnh Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên, phường Trung Thành đã ban hành một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn triển khai đến 31 tổ dân phố của phường và các đơn vị quản lý sử dụng đất trên địa bàn. Các văn bản được ban hành phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, làm cơ sở để quản lý và chỉ đạo thực hiện công tác quản lý đất đai có hiệu quả, đúng pháp luật.
3.2.2.3. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính
Đến nay, phường Trung Thành đã hoàn thành việc phân định ranh giới hành chính với các phường lân cận và lại nằm tại trung tâm khu công nghiệp trọng điểm của thành phố nên việc phân vạch địa giới hành chính được xác định ngày từ ngày đầu thành lập, ranh giới rõ ràng, hiện trạng không có tranh chấp với các phường giáp ranh.
Phường đã phối hợp với các phường có đường địa giới giáp ranh xây dựng xongbản đồ địa giới hành chính và lập xong hồ sơ địa giới hành chính, việc quản lý, lưu trữ hồ sơ địa chính là tài liệu để địa phương sử dụng trong công tác quản lý nhà nước và làm căn cứ cho việc giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến địagiới hành chính.
* Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại cần tháo gỡ Thuận lợi:
- Các cơ quan Nhà nước đã ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn như Nghị định, Thông tư, Chỉ thị và các văn bản hướng dẫn chuyên môn khác của các Bộ, Ngành, các tỉnh…
- Có sự phối hợp chỉ đạo của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện Luật đất đai.
Khó khăn, vướng mắc:
- Một số các quy định trong Luật đất đai chưa phù hợp với thực tế trong đời sống xã hội, các điều, khoản quy định chưa có tính thống nhất với một số ngành luật khác dẫn đến việc tổ chức thực hiện còn nhiều vướng mắc.
- Nội dung các văn bản hướng dẫn còn phân tán trong nhiều các văn bản của Bộ, Ngành và nội dung chưa có tính thống nhất cao, còn chồng chéo, khó hiểu, khó thực hiện.
3.2.2.4. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đấtvà bản đồ quy hoạch sử dụng đất
Đến nay công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính đã được thực hiện bằng phương tiện kỹ thuật tiên tiến với các tỷ lệ từ 1/500; 1/1000 và 1/2000. Việc lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của phường thực hiện tốt theo quy định, định kỳ 5 năm cùng công tác kiểm kê đất đai; hiện nay đang tiến hành lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất phường tỷ lệ 1/5000.
3.2.2.5. Quản lýquy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dung đất đai theo dõi thường xuyên được sự chỉ đạo thực hiện cụ thể đến từng mục đích sử dụng đất. Kịp thời đình chỉ thực hiện các đối tượng sử dụng đất, sử dụng đất sai kế hoạch được phê duyệt nhằm đưa đất đai sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch đãđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3.2.2.6. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất
Tình hình thực hiện quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dung đất được thựchiện theo đúng thẩm quyền của Luật đất đai quy định.
Từ năm 1993 đến nay, UBND phường Trung Thành đã giao xong đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế –xã hộicải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân dân.
Thực hiện thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất để giao và cho tổ chức thuê thành lập doanh nghiệp.
Nhìn chung, công tác bồi thường,giải phóng mặt bằng, chuyển mục đích sử dụng đất đãđáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các nhà đầu tư.
3.2.2.7. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất
Công tác đăng ký quyền sử dụng đất được làm thường xuyên liên tục. Việc lập và quản lý hồ sơ địa chính được cập nhật thường xuyên đến nay tất cả các chủsử dụng trên địa bàn phường Trung Thành đãđược lập hồ sơ địa chính.
Cấp GCNQSD đất đến nay được 4212 giấy trong đó: -Đất nông nghiệp cấp được 273 GCNQSD đất. -Đất ở cấp được 3839 GCNQSD đất.
3.2.2.8. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai
Thực hiện Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố đã kết hợp với cán bộ địa chính phường tiến hành thống kê quỹ đất hiện có của phường trong năm 2007. Trong năm 2008, đã tiến hành công tác kiểm kê thống kê các tổ chức đang sử dụng đất trên địa bàn toàn phường, tham gia công tác tổng điều tra dân số và nhàở năm 2009.
Trước tình hình nền kinh tế có nhiều chuyển biến đặc biệt công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đang chiếm ưu thế trong sự phát triển. Nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý đất đai là hạn chế tối đa việc chuyển diện tích đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước, điều này đòi hỏi sự vào cuộc của tất cả các Ban, Ngành và Đoàn thể như phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trung tâm Khuyến nông và sự đồng tình của nhân dân.
3.2.2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra đất đai
Năm 2005, thực hiện tổng kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước, phường Trung Thành đã thực hiện kiểm kê đất đai theo đúng trình tự đã quy định tại
Thông tư số 28/2007/TT-BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường và Luật đất đai năm2003.
3.2.2.10. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo vi
phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai là một biện pháp nhằm điều chỉnh các quan hệ đất đai theo đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đem lại sự công bằng xã hội, góp phần tăng cường đoàn kết trong nhân dân, nâng cao lòng tin của nhân dân với các cấp chính quyền.