Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn phường trung thành, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 29)

3. Yêu cầu

1.2.1. Thực trạng bồi thường giải phóng mặt bằng tại Việt Nam

Vai trò của đất đai đối với quá trình phát triển xã hội ngày càng được nhìn nhận đầy đủ, toàn diện và khoa học, đặc biệt là trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Với những đổi mới tích cực như đã nghiên cứu ở trên, trong những năm qua, việc thực hiện chính sách bồi thường GPMB ở Việt Nam đã vàđang đạt được những hiệu quả nhất định. Việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đã góp phần rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội nhưng đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất trong công tác quản lý đất đai hiện nay[4].

1.2.1.1. Vềdiện tích đất nông nghiêp, đẩt ởbị thu hồi để phát triển các khu công nghiệp, đô thịvà các công trình công cộng

Trong 5 năm, từ năm 2001-2005, tổngdiện tích đất nông nghiệp đã thu hồi là 366,44 nghìn ha (chiếm gần 4 % tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước). Trong đó diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp và cụm công nghiệp là 39,56 nghìn ha, xây dựng đô thị là 70,32 nghìn ha và xây dựng kết cấu hạ tầng là 136,17 nghìn ha [3].

Các vùng kinh tế trọng điểm và khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Những địa phương có diện tích đất thu hồi lớn là Tiền Giang (20.308 ha), Đồng Nai (19.752 ha), Bình Dương (16.627 ha), Quảng Nam (11.812 ha), Cà Mau (13.242 ha ), Hà Nội (7.776 ha), Hà Tĩnh (6.391 ha), Vĩnh phúc (5.573 ha). Theo số liệu điều tra của BNNPTNT tại 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chiếm khoảng 89% và diện tích đất thổ cư chiếm 11%. Đồng bằng sông Hồng là vùng có diện tích đất bị thu hồi lớn

nhất, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của cả nước, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%,ở nhiều vùng khác là duới 0,5% [6].

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp, đất ở bị thu hồi tại mỗi tỉnh chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên của địa phương nhưng lại tập trung vào một số huyện, xã có mật độ dân số cao. Diện tích bình quân đầu người thấp, có xã diện tích đất bị thu hồi chiếm tới 70%-80% diện tích đất canh tác.

1.2.1.2 Về đời sống, lao động và việc làm của các hộnông dân bịthu hồi đất

Theo báo cáo của BNNPTNT[6] cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp trong 5 năm qua đã tác động đến đời sống của trên 627.000 hộ gia đình với khoảng 950.000 lao động và 2,5 triệu người. Trung bình mỗi ha đất bị thu hồi ảnh hưởng tới việc làm của trên 10 lao động nông nghiệp. Vùng đồng bằng sông Hồng có số hộ bị ảnh hưởng do thu hồi đất lớn nhất: khoảng 300 nghìn hộ; Đông Nam Bộ khoảng 108 nghìn hộ. Mặc dù quá trình thu hồi đất, các địa phương đã ban hành nhiều chính sách cụ thể đối với người dân bị thu hồi đất về các vấn đề như bồi thường, hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề, hỗ trợ tái định cư...Tuy nhiên trên thực tế, có tới 67% lao động nông nghiệp vẫn giữ nguyên nghề cũ sau khi bị thu hồi đất, 13 % chuyển sang nghề mới và khoảng 20% không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không ổn định [6].

Việc chuyển mục đích đối với đất nông nghiệp nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm. Tại thành phố Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ 2001 đến 2004 đã có gần 80.000 lao động bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2005, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất. Thành phố đã có nhiều giải pháp như hỗ trợ đào tạo nghề cho một người trong độ tuổi lao động là 3,8 triệu đồng nhưng việc sử dụng khoản hỗ trợ nàychưa có hiệu quả cao [6].

Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đó

được để thừa kế từ thế hệ này cho các thế hệ sau. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống. Sau khi bị thu hồi đất, chỉ có 32,3% số hộ đánh giá là đời sống có tốt hơn trước, 42,3% số hộ cho rằng đời sống không có gì cải thiện, và số hộ còn lại khẳng định đời sống của họ kém đi so với trước khi bị thu hồi đất. Như vậy, có đến 67,7% số hộ dân được điều tra khẳng định đời sống của họ kém đi hoặc không có gì cải thiện hơn sau khi Nhà nước thu hồi đất để chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và các dự án khác về phát triển kinh tế- xã hội tại các địa phương[5].

Khi trả lời câuhỏi về những vấn đề cần ưu tiên nhất từ phía Nhà nước và doanh nghiệp đối với các hộ dân sau khi bị hồi đất thì có 38,4%đề nghị được thu hút vào các doanh nghiệp trên địa bàn; 22,7% đề nghị được hỗ trợ đào tạo nghề bằng tiền, số còn lại đề nghị cho vay vốn ưu đãi và cácưu tiên khác[6].

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn phường trung thành, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2011 2013 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)