3. Yêu cầu
3.5.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả về công tác
3.5.4.1.Thuận lợi:
-Đa số hộ dân đã hiểu lợi ích của cácDự ánmang lại, do vậy, tiến độ giải phóng mặt bằng đãđạt đúng chỉ tiêu đề ra.
pháp luật.
3.5.4.2. Khó khăn, tồn tại:
* Về đối tượng và điều kiện được bồi thường
- Nhiều hộ dân có diện tích đất đang sử dụng đã bị thu hồi, giải tỏa từ trước năm 1993, không được bồi thường, đã có nhiều ý kiến, thắc mắc gửi cơ quan chính quyền. Vì vậy, tiến độ giải phóng mặt bằng còn bị hạn chế.
* Về mức bồi thường thiệt hại
- Nhiều hộ dân cho rằng mức bồi thường còn thấp, chưa thể giải quyết nhu cầu về nhàở, ổn định đời sống sau khi bị thu hồi đất, gây những khó khăn nhất định cho công tác giải phóng mặt bằng.
* Các chính sách hỗ trợ và tái định cư
Vị trí khu đất tái định cư cho những người thuộc diện tái định cư đôi khi còn chưa phù hợp.
Một số hộ dân không nhận đất tái định cư vì cho rằng vị trí đất tái định cư không tương xứng đối với diện tích đất ở bị thu hồi. Do vậy, còn nhiều đơn thư,ý kiến đề nghị giải quyết gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng
3.5.4.2. Đềxuất một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác bồi
thường, GPMB, hỗtrợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất tại phường Trung Thành
* Chính sách bồi thường thiệt hại về đất
Việc bồi thường, GPMB đối với đất nông nghiệp cần xem xét và phân hạngcụ thể tại thời điểm thu hồi, không nên dựa vào hạng đất, vị trí đất khi họ được giao vì thực tế trong quá trình sử dụng đất chủ hộ đã đầu tư thâm canh, nâng cao giá trị sử dụng của đất so với trước khi được giao đất. Nếu như việc phân hạng đất không được làm thường xuyên thì chúng ta cần phải áp dụng các chính sách khác như: chính sách hỗ trợ nâng hạng đất nhằm khắc phục một phần khó khăn cho các hộ dân bị thu hồi đất.
Việc bồi thường thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu TĐC nên xem xét theo quy hoạch và định mức đất ở. Có như vậy mới đảm bảo về quy hoạch kiến trúc, đồng thời khi lậpDự áncũng như xác định nhu cầu đất TĐC được dễ dàng hơn.
Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản, việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo các định hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai bồi thường GPMB, việc quản lý thị trường bất động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là xác định được chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự (thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tính các loại thuế thu từ đất, bồi thường thiệt hại từ đất...).
* Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi
Về cơ bản chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người dânkhi bị thu hồi đất chấp nhận.
Kết quả điều tra cho thấy một điều là các ý kiến cho rằng giá bồi thường vẫn còn thấp so với giá thị thường tại thời điểm thu hồi đất. Vì vậy cần phải sớm hoàn thiện hơn công tác định giá tài sản trên đất.
* Chính sách hỗ trợvàổn định cuộc sống
Không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưuý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư Dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương.
Để ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân phải di chuyển là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại. Vì vậy, cần có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như: Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các
công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư. Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Người dân có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường,Trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các Dựán thu hồi trên đất của họ.
* Nâng cao năng lực thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất và công tác tổ chức thực hiện
Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ mạnh, có năng lực, có trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ và trìnhđộ công nghệ.
Sự phối hợp giữa cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã, chủ Dự ánvà nhân dân trong vùng Dự án cần nhịp nhàng và kịp thời.
* Giải quyết dứt điểm những đề nghị, kiến nghị của người dân trong việc
thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi nhà nước thu hồi đất
Hội đồng bồi thường, GPMB, hỗ trợ và TĐC, Trung tâm phát triển quỹ đất, chủ Dự ánkhi thực hiện công tác cần chú ý đến tính phong tục, tập quán, tôn giáo, dân tộc của người có đất bị thu hồi và những vấn đề phát sinh sau khi thu hồi đất.
* Thông qua ý kiến tham vấn của cán bộ quản lý và người dân
Trước khi thực hiện Dự án, chủ Dự án nên thông qua chính quyền tổ chức hội nghị tham vấn ý kiến của những người trực tiếp quản lý, hộ dân tại địa bàn thực hiện Dự án để có thể nắm được rõ hơn tình hình kinh tế, xã hội của địa phương cũng như những thuận lợi, khó khăn của địa phương để bước đầu có những hướng đi đúng đắn cho việc GPMB của Dự án. Đặc biệt nắm được tâm tư, nguyện vọng của người dân để qua đó trình lên cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét, giải quyết đúng hướng sao cho thuận lợi cho cả chủ đầu tư cũng như người dân, từ đóviệc GPMB sẽ hết sức thuận lợi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ