GIÁ BÁN
Điểm hòa vốn cũng được phân tích trong điều kiện đơn giá bán thay đổi. Trong những phần trên ta chỉ nghiên cứu điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán không đổi thì cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để đạt hòa vốn. Trong điều kiện giá bán thay đổi, sản lượng cần sản xuất và tiêu thụ ở điểm hòa vốn sẽ thay đổi tương ứng như thế nào?
Phân tích điểm hòa vốn trong điều kiện giá bán thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể dự kiến, khi giá bán thay đổi, cần xác định mức tiêu thụ là bao nhiêu để đạt hòa vốn với đơn giá tương ứng đó.
2.8. HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP Qua nghiên cứu mối quan hệ CPV ở trên, chúng ta thấy rằng việc đặt chi phí trong mối quan hệ với khối lượng và lợi nhuận để phân tích đề ra quyết định kinh doanh chỉ có thể thực hiện được trong một số điều kiện giả định, mà những điều kiện này rất ít khi xảy ra trong thực tế. Những điều kiện giả định đó là:
Mối quan hệ giữa khối lượng sản phẩm, mức độ hoạt động với chi phí và thu nhập là mối quan hệ tuyến tính trong suốt phạm vi thích hợp. Tuy nhiên thực tế cho chúng ta thấy rằng khi sản lượng thay đổi sẽ làm thay đổi cả lợi nhuận và chi phí. Khi gia tăng sản lượng, chi phí khả biến tăng theo đường cong còn chi phí bất biến sẽ tăng theo dạng gộp chứ không phải dạng tuyến tính như chúng ta giả định.
Phải phân tích một cách chính xác chi phí của doanh nghiệp thành chi phí khả biến và bất biến, điều đó là rất khó khăn, vì vậy phân chia chi phí hốn hợp thành yếu tố khả biến và bất biến lại càng khó khăn hơn, và việc phân chia chi phí này chỉ mang tính gần đúng.
Tồn kho không thay đổi khi tính toán điểm hòa vốn, điều này có nghĩa là sản lượng sản xuất bằng sản lượng bán ra, điều này khó có thể có thực trong thực tế. Như chúng ta đã biết, khối lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ
Mức doanh thu an toàn
Tỷ lệ số dư an toàn = x 100%
thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như kí hợp đồng tiêu thụ với khách hàng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán...
Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị (điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động...)
Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển:
Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
Tên tiếng Anh: MOTILEN CANTHO BUILDING MATERIALS JOINT STOCK COMPANY.
Địa chỉ: 1/2B, Đường 30-4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.
Điện thoại: (0710) 3821.610 – 3821.679. Fax: (0710) 3823.548.
Email: adslmotilenct@vnn.vn
Website: http://www.motilenct.com.vn//
Công ty Cổ phần VLXD Motilen Cần Thơ - tiền thân là Xí nghiệp Cung ứng Vật tư tỉnh Hậu Giang được thành lập ngày 12/04/1983 trực thuộc Sở Quản lý Nhà Đất Hậu Giang, với chức năng chính là tiếp nhận các nguồn vật tư trong kế hoạch để cung cấp cho các công trình xây dựng cơ bản của tỉnh Hậu Giang.
Qua nhận định về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tấm lợp Fibrocement ở Cần Thơ và khu vực ĐBSCL, bắt đầu từ tháng 09/1990 đến cuối năm 1993 Xí nghiệp đã liên doanh với Nhà Máy Sản Xuất Tấm lợp Fibrocement Đồng Nai đầu tư lắp đặt dây chuyền sản xuất tấm lợp Fibrocement tại xí nghiệp và đây cũng là nhà máy sản xuất tấm lợp fibrocement đầu tiên và duy nhất ở ĐBSCL có khả năng cung cấp sản phẩm này cho toàn khu vực.
Trong giai đoạn này Xí Nghiệp không ngừng đầu tư nâng dần qui mô hoạt động, cụ thể tháng 04/1994 đã đầu tư và đi vào hoạt động Phân Xưởng Kính Màu Phản Quang Mỹ Nghệ với thiết bị của Trung Quốc, tiếp tục đến tháng 10/1995 đầu tư Phân Xưởng Cán Tole Sóng Vuông với dây chuyền cán sóng hiện đại nhập khẩu từ Đài Loan đã chiếm lĩnh thị trường tole lạnh, tole kẽm, tole mạ màu ... ở khu vực tại thời điểm này.
Đến tháng 06/2001 để mở rộng qui mô sản xuất, công ty đã di dời phân xưởng sản xuất tấm lợp fibrocement vào Khu Công Nghiệp Trà Nóc, vào ngày 15/11/2001 khánh thành và đưa vào hoạt động. Nhà Máy Sản xuất Tấm lợp Fibrocement với công suất 1.000.000 mét /năm với vốn đầu tư 5,6 tỷ đồng và đến năm 2002 thông qua đầu tư vào chiều sâu nhằm hạ giá thành sản phẩm Công ty đã lắp đặt hệ thống xì lô, cân định lượng và xe bồn chuyên chở xi măng rời.
Cùng thời điểm năm 2002, Công ty tiếp tục đầu tư thêm máy cán xà gồ thép chữ C và máy uốn vòm tole nhằm đa dạng hóa sản phẩm với chất lượng cao, mẫu mã đẹp đủ năng lực cung cấp, đáp ứng cho các công trình dân dụng và công nghiệp trong và ngoài TP.Cần Thơ.
Tháng 08/2007 CTy thành lập thêm Cửa Hàng VLXD Quang Trung ở khu vực Nam Sông Cần Thơ, chuyên kinh doanh VLXD và trang trí nội - ngoại thất.
Cùng với xu thế phát triển chung của đất nước và thực hiện Nghị định của Chính Phủ về việc sắp xếp cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, đến ngày 11/04/2007 Motilen Cần Thơ chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới : Công ty Cổ Phần với tên gọi đầy đủ là CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ - gọi tắt là MOTILEN CANTHO.
Sản phẩm của Công ty được bán rộng rãi thông qua mạng lưới hơn 350 đại lý, cửa hàng khắp các tỉnh ĐBSCL; Công ty đã mở rộng quan hệ các nhà sản xuất lớn trong và ngoài nước thực hiện phân phối chính thức và độc quyền các sản phẩm về vật liệu xây dựng và đa dạng chủng loại về trang trí nội ngoại thất.
Với quá trình phát triển và hoạt động trên 25 năm Công ty đã tạo nên một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và nhiệt tình trong kinh doanh cùng với hệ thống dịch vụ hoàn hảo, luôn tạo sự thuận lợi và an tâm cho khách hàng.
Công ty luôn sẵn sàng hợp tác, liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước nhằm hướng tới sự phát triển và đa dạng về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
3.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.1.2.1. Chức năng kinh doanh của công ty
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Motilen Cần Thơ hoạt động mạnh trong các lĩnh vực:
Sản xuất kinh doanh VLXD: tấm lợp Fibrocement; ống thép đen vuông, tròn, chữ nhật; tole sóng vuông, xà gồ thép các loại.
Kinh doanh các loại vật liệu trang trí nội ngoại thất.
Tư vấn, thiết kế, gia công lắp dựng nhà tiền chế, cầu trục, cổng trục các loại; sản xuất các loại khung kèo nhà xưởng, giàn giáo, cốp – pha, các sản phẩm cơ khí kĩ nghệ sắt.
Đầu tư, xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, kinh doanh bất động sản.
Cung ứng các dịch vụ về du lịch, nhà hàng, khách sạn, văn phòng cho thuê, vận chuyển hàng hóa nội địa, giao nhận xuất nhập khẩu.
Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng, hàng hóa phục vụ cho sản xuất, xây dựng, trang trí nội ngoại thất.
Nuôi trồng sản xuất, chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu các loại thủy hải sản.
Khảo sát, tư vấn, thiết kế xây dựng và trang trí nội ngoại thất.
3.1.2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ hiện tại của công ty là cung cấp các sản phẩm về VLXD, trang trí nội ngoại thất từ các nhà máy tấm lợp, nhà máy ống thép, xưởng tole, xưởng cơ khí và các sản phẩm thương mại như sản phẩm shera,....cho thành phố cần thơ và các tỉnh ĐBSCL.
Ngoài ra nhiệm vụ của công ty là chấp hành tốt luật pháp, tuân thủ chặt chẽ các chính sách quản lí kinh tế, tài chính của nhà nước, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch của công ty.
3.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 3.2.1. Mục tiêu 3.2.1. Mục tiêu
Mục tiêu hoạt động của Công ty là mang lại lợi nhuận cao nhất cho các Cổ đông; huy động, phát triển nguồn vốn; sử dụng vốn có hiệu quả nhất trong sản xuất kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3.2.2. Phạm vi hoạt động
Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Điều lệ này phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được các mục tiêu của Công ty.
Công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực khác được pháp luật cho phép và được Hội đồng quản trị phê chuẩn. 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG MOTILEN CẦN THƠ
3.3.1.Sơ đồ tổ chức
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của công ty
3.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty hoạt động thông qua cuộc họp đai hội cổ đông thành lập, đại hội cổ đông thường niên, đại hội cổ đông bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản.
Ban kiểm soát: Ban kiểm soát có 3 thành viên. Thành viên của ban kiểm soát được đại hội đồng cổ đông bầu theo thể thức bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín với hình thức bầu dồn phiếu theo điều mục 3 khoản c của luật doanh nghiệp. Nhiệm kì của ban kiểm soát không quá 5 năm, thành viên ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kì không hạn chế.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa hai kì đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có 3 – 11 thành viên, do đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên của hội đồng quản trị được đại hội đồng cổ đông bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín, với
hình thức bầu dồn phiếu theo điều 104 mục 3 khoản c của luật doanh nghiệp. Kết quả trúng cử theo nguyên tắc loại trừ, tính theo tổng số phiếu được bầu cử từ cao xuống thấp.
Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng hình thức biếu quyết tại cuộc họp hay lấy ý kiến bằng văn bản. Mỗi thành viên hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Hội đồng quản trị bầu và bãi nhiệm với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín hoặc biểu quyết (nếu cần).
Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ động, linh hoạt sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Phó tổng giám đốc kinh doanh và đầu tư: Có nhiệm vụ giúp đỡ tổng giám đốc những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình. Đồng thời chỉ đạo các phòng ban thuộc mình quản lí, giải quyết những công việc tổng giám đốc ủy quyền khi đi vắng.
Giám đốc mảng kinh doanh đại lí: Quản lí kinh doanh hai sản phẩm chính của công ty là tấm lợp Fibrocement và ống thép của công ty theo mảng đại lí.
Giám đốc mảng kinh doanh cửa hàng: Quản lí tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty, quản lí hai của hàng VLXD, xưởng cán Tole và xà gồ chữ C, đồng thời bộ phận kinh doanh cửa hàng phải tổ chức khai thác, phát triển kinh doanh VLXD và trang trí nội – ngoại thất.
Giám đốc kế hoạch – sản xuất – cung ứng: Lập kế hoạch, quản lí theo dõi sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh.
Phó tổng giám đốc nội vụ: Quản lí phòng tổ chức hành chính, sắp xếp lao động, quy hoạch, củng cố phát triển nguồn nhân lực.
Phòng tổ chức hành chính: Quản lí công văn, tài liệu đi và đến, có nhiệm vụ nhận và chuyển các báo cáo cho các phòng ban, giải quyết các vấn đề nhân sự, trình độ, lực lượng lao động, tiền lương cho cán bộ, công nhân viên.
Phòng kế toán – hành chính: Quản lí chung việc hạch toán, theo dõi các khoản thu chi, các sổ sách, chứng từ, quan hệ với các tổ chức tín dụng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Xưởng cán Tole – xà gồ: Sản xuất và quản lí việc cán Tole và xà gồ của công ty.
Nhà máy tấm lợp Fibrocement: Sản xuất và quản lí sản xuất sản phẩm tấm lợp Fibrocement.
Đảng ủy công ty và các đoàn thể: Các tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chi hội cấp cán bộ và hội phụ nữ trong công ty hoạt động theo hiến pháp, pháp luật của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và điều lệ tổ chức. 3.4. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA
3.4.1. Thuận lợi
Sự phát triển của nền kinh tế khi nước ta gia nhập WTO kết hợp với chính sách mở của của nhà nước ngày càng thông thoáng, thủ tục hành chính ngày càng đổi mới tạo điều kiện cho công ty phát triển một cách lớn mạnh.
Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông ngày càng được nâng cấp và phát triển giúp công ty dễ dàng cho việc tiêu thụ sản phẩm.
Khai thác nguồn năng lực sẵn có. Đồng thời áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật vào sản xuất làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ ngày càng tăng.
Bên cạnh đó công ty còn có đội ngũ công nhân viên nhiệt tình, đoàn kết, ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh và trong việc quản lí nhân viên.
3.4.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi đó thì công ty cũng gặp không ít khó khăn, cần phải tìm ra biện pháp khắc phục trong thời gian tới để công ty có thể phát triển một cách vững vàng hơn.
Do tình hình kinh tế diễn biến không thuận lợi trong năm 2012 làm cho doanh thu giảm mạnh, chủ yếu là doanh thu BH & CCDV nên công ty đã cắt giảm hầu hết các chi phí làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.
Giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu tăng liên tục, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm, chi phí vận chuyển tăng cao.
Giá cả trang thiết bị phụ tùng thay thế đều tăng, làm giá chi phí sửa chữa máy móc thiết bị đầu tư cơ bản tăng theo.
Đội ngũ tiếp thị trong công ty chưa nắm được các diễn biến phức tạp của thị trường.
Để nắm rõ hơn tình hình hoạt động của công ty trong những năm gần đây và những khó khăn mà công ty đang gặp phải ta cùng xem bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 trong phần sau (3.5)
3.4.3. Chiến lược phát triển của công ty
Hướng phát triển trong tương lai, công ty đã nghiên cứu và từng bước hoàn thiện các đề án tham gia các lĩnh vực kinh doanh khác như: xây dựng cao ốc văn phòng cho thuê, nhà hàng khách sạn tại khu vực trung tâm thành phố Cần Thơ; chế biến cung ứng gỗ xuất khẩu; nuôi trồng, chế biến thủy hải sản; và đặc biệt quan tâm đến chiến lược kinh