Khả năng tăng trọng của các tổ hợp lai theo giới tính

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 72)

- Các yếu tố ngoại cảnh

4.2.2.Khả năng tăng trọng của các tổ hợp lai theo giới tính

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.2.Khả năng tăng trọng của các tổ hợp lai theo giới tính

Khả năng tăng trọng của các tổ hợp lai theo giới tính được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Khả năng tăng trọng của các tổ hợp lai theo giới tính

Du×F1(LY)(n=100) PIDu×F1(LY)(n=100) Đực(n=50) Cái(n=50) Đực(n=50) Cái(n=50) Chỉ tiêu CV (%) CV (%) CV (%) CV (%) Tuổi nuôi thịt (ngày) 20,88 20,88 1,57 20,78 2,23 20,62 2,75 Tuổi giết thịt (ngày) 165,88

1,85

0,23 165,88 0,20 165,78 0,28 165,62 0,34 Khối lượng bắt đầu Khối lượng bắt đầu

nuôi thịt (kg) 6,14 1,08 6,11 1,13 6,13 1,18 6,11 0,98

Khối lượng xuất

chuồng (kg) 102,91 a 3,37 97,60b 3,62 104,05a 2,97 98,68b 2,08 Tăng trọng bình quân (g/con/ngày) 667,41 a 3,57 630,86b 3,85 675,31a 2,24 638,39b 3,14

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

- Khối lượng và tuổi kết thúc nuôi

Qua bảng 4.9 ta thấy ở cùng một công thức lai, với thời gian nuôi như nhau 145 ngày, ở lợn đực và cái có sự khác nhau về khối lượng xuất chuồng. Kết quả cụ thể ở hai tổ hợp lai như sau. Với tổ hợp Du × F1(LY) ở con đực có khối lượng xuất chuồng là 102,91kg, trong khi đó ở con cái là 97,60. Với tổ hợp PiDu × F1(LY) con đực đạt 104,05kg khi xuất chuồng, con cái là 98,68kg, ở cả hai tổ hợp lai sự sai khác về khối lượng xuất chuồng ở con đực và cái đều có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê với (P<0,05). Kết quả cho thấy ở cùng một công thức lai con đực luôn có khối lượng lớn hơn con cái.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 65

- Tăng trọng bình quân (g/con/ngày)

Kết quả bảng 4.9 cho thấy ở cùng một công thức lai, với thời gian nuôi như nhau 145 ngày, ở lợn đực và cái có sự khác nhau về mức tăng trọng bình quân/ngày. Kết quả cụ thể ở hai tổ hợp lai như sau. Với tổ hợp Du × F1(LY), mức tăng trọng bình quân là 667,41g/con/ngày ở con đực trong khi đó ở con cái là 630,86g/con/ngày. Với tổ hợp PiDu × F1(LY) con đực đạt mức tăng trọng 675,31g/con/ngày, con cái 638,39g/con/ngày, như vậy ở cả hai tổ hợp lai sự sai khác về mức tăng trọng bình quân/ngày ở đực và cái đều mang ý nghĩa thống kê với (P<0,05). Điều này được biểu thị rõ hơn ở đồ thị 4.9.

Biểu đồ 4.9. Tăng trọng bình quân ở lợn đực và lợn cái của hai tổ hợp lai

Kết quả cho thấy ở cùng một công thức lai con đực luôn có tốc độ sinh trưởng/ngày lớn hơn con cái.

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 72)