Tình hình nghiên cứu ở nước ngoà

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 38)

- Các yếu tố ngoại cảnh

2.5.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoà

Trong nhiều thập kỷ trở lại đây, lai giống là một trong những biện pháp quan trọng để sản xuất lợn thịt có năng suất chất lượng cao ở nhiều nước trên thế giới. Lúc đầu mới chỉ áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản như lai giữa hai giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp 3, 4, 5 giống lợn.

White và cs (1997)[60] đã nghiên cứu trên lợn Yorkshire cho thấy: tuổi động dục lần đầu là 201 ngày số con đẻ ra còn sống của 20 ổ ở lứa 1 trung bình là 7,2 con/ổ, cũng với chỉ tiêu tuổi động dục lần đầu L.A.Kuehn và cộng sự (2008)[47] cho biết tuổi động dục lần đầu của nái lai (Duroc × YL) là 206,7 ngày, nái (Landrace × YL) là 208,1 ngày.

Stoikov và cs (1996)[58] đã tiến hành nghiên cứu về khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và Landrace có nguồn gốc khác nhau được nuôi ở Bungari cho biết số con đẻ ra/ổ ở các giống là khác nhau. Cụ thể là lợn Yorkshire Anh 9,7 con/ổ, Yorkshire Thụy Điển 10,6 con/ổ, Yorkshire Balan 10,5 con, Landrace Anh là 9,8 con, Landrace Bungari,10 con, Landrace Bỉ là 8,5 con/ổ. White và cs (1997)[60] nhận thấy nái lai F1 (Yorkshire × Meishan) có số trứng rụng, số thai và số con đẻ ra/ổ nhiều hơn giống thuần. Khi cho lợn đực Pietrain phối với lợn nái F1 (Landrace ×Yorkshire), tỷ lệ nạc đạt 52-55% và đạt khối lượng 100kg ở 161 ngày tuổi. Kết quả của một số tác giả cho thấy lai ba giống Du×(LW × L) có tốc sinh trưởng, chất lượng thân thịt tốt. Do đó việc sử dụng lai hai, ba giống là phổ biến để nâng cao khả năng sinh sản và sản xuất lợn thịt thương phẩm

Buczyncki và cộng sự (1998)[40] tiến hành lai giữa lợn đực Pietrain với lợn nái Polish LW, Zlotnicka Spotted và nái lai (Zlotnicka Spotted × Polish LW).

Close và cs (2000)[41], cho kết quả, nếu cai sữa lợn con ở 24 ngày tuổi, số lứa đẻ/nái/năm đạt 2,27 đến 2,42 lứa còn nếu cai sữa lợn con ở 28 ngày tuổi thì số lứa đẻ/nái/năm chỉ đạt 2,20 đến 2,35 lứa.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31 Littman và cs(2010)[49] cho kết quả về khả năng tăng trọng ở tổ hợp lai Pi×(DE×DL) và Pi×(DL×DE) lần lượt là 844 và 818g/con/ngày, tác giả cũng cho biết tiêu tốn thức ăn ở hai tổ hợp lần lượt là 2,31kg/kgTT ở Pi×(DE×DL) và 2,33kg/kgTT ở Pi×(DL×DE).

DanBred (2011)[42] tến hành lai giữa đực Duroc và nái Hampshire cho ra tổ hợp lai Danline HD và lai giữa đực Landrace với nái Yorkshire cho ra tổ hợp lai Danhybrid LY.

Hypor (2011)[44]đã tiến hành lai giữa lợn đực Duroc và đực Pietrain với nái lai (Landrace × Yorkshire) và (Yorkshire × Landrace) và cho kết quả con lai bốn giống cho tốc độ sinh trưởng g/con/ngày cao hơn con lai ba giống, con lai ba giống có mức tăng trọng, tỷ lệ nạc cao hơn con lai hai giống.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)