Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) phối với đực PiDu và Duroc

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 45)

- Các yếu tố ngoại cảnh

4.1.Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) phối với đực PiDu và Duroc

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) phối với đực PiDu và Duroc

4.1.1. Năng suất sinh sản của lợn nái F1(LY) phối với đực PiDu và Duroc

Kết quả về năng suất sinh sản của các công thức lai nái F1(LY) phối với đực PiDu và Duroc tại trang trại chăn nuôi của gia đình bà Bùi Thị Mai xã Trần Phú huyện Chương Mỹ - Hà Nội được trình bày ở bảng 4.1.

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày)

Tuổi đẻ lứa đầu có quan hệ mật thiết với tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu. Tỷ lệ phối giống có chửa lứa đầu và thời gian mang thai thường ổn định, do vậy tuổi đẻ lứa đầu được quyết định bởi tuổi phối giống lần đầu.

Tuổi đẻ lứa đầu của Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) lần lượt là 375,92 ngày và 375,22 ngày (bảng 4.1). Kết quả cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả nghiên cứu này cao hơn kết quả nghiên cứu trên giống Landrace của Đinh Văn Chỉnh và cs (1995)[8] là 367,0 ngày; Phùng Thị Vân và cs (1999)[37] là 360 – 373 ngày. Đoàn Xuân Trúc và cs (2000)[33] thông báo lợn Landrace có tuổi đẻ lứa đầu là 373,42 ngày. Jang - Hyung Lee (1993)[46] nghiên cứu các tính trạng sinh sản của lợn cho rằng mặc dù lợn cái hậu bị có thể bắt đầu động dục ở 4 hoặc 5 tháng tuổi, nhưng tuổi phối giống thích hợp là 7 - 8 tháng tuổi và như vậy tuổi đẻ lứa đầu ước tính là 11 - 12 tháng tuổi.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

Bảng 4.1. Năng suất sinh sản của lợnnái F1(LY) phối với đực PiDu và Duroc

Du ×(L×Y) PiDu ×(L×Y)

Các chỉ tiêu

N ± SE Cv(%) n ± SE Cv (%)

Tuổi đẻ lứa đầu (ngày) 50 375,92 ± 0,39 0,73 50 375,22 ± 0,78 1,46

Số con sơ sinh/ổ (con) 266 11,30 ± 0,07 10,82 271 11,32 ± 0,64 9,45

Số con sơ sinh sống/ổ (con) 266 10,56a

± 0,06 10,26 271 10,81b ± 0,07 10,76

Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 266 93,79 ± 0,42 7,27 271 95,64 ± 0,42 7,21

Khối lượng sơ sinh/ổ (kg) 266 15,93 ± 0,09 9,66 271 16,03 ± 0,10 10,60

Khối lượng sơ sinh/con (kg) 266 1,51a

± 0,01 5,81 271 1,48b ± 0,01 8,38

Số con để nuôi/ổ (con) 266 10,18 ± 0,04 6,42 271 10,27 ± 0,04 6,95

Số con cai sữa/ổ (con) 266 10,02 ± 0,04 6,43 271 10,07 ± 0,04 7,09

Khối lượng cai sữa/con (kg) 266 6,15a

± 0,02 4,28 271 6,04b ± 0,01 3,92

Khối lượng cai sữa/ổ (kg) 266 61,58a

± 0,25 6,52 271 60,78b ± 0,23 6,29

Thời gian mang thai (ngày) 266 115,17 ± 0,06 0,85 271 115,04 ± 0,06 0,91

Thời gian cai sữa (ngày) 266 21,11 ± 0,06 5,46 271 21,04 ± 0,06 5,25

Khoảng cách lứa đẻ 216 165,55 ± 0,62 5,53 221 165,21 ± 0,61 5,50

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng không mang ký tự giống nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 39

- Số con sơ sinh/ổ (con)

Số con sơ sinh/ổ gồm tổng tất cả những con được sinh ra (bao gồm những con sinh ra còn sống, những con chết khi sinh và những con chết lưu). Trong chăn nuôi, chỉ tiêu này phản ánh kỹ thuật thụ tinh, khả năng nuôi thai của lợn mẹ và trình độ chăm sóc nuôi dưỡng lợn mẹ của người chăn nuôi. Chỉ tiêu này có hệ số di truyền thấp (0,09 - 0,12) Đặng Vũ Bình (1994)[4]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy, số con sơ sinh/ổ của công thức lai Du x F1(LY) là 11,30 và của PiDu × F1(LY) là 11,32 con, như vậy số con sơ sinh/ổ của PiDu x F1(LY) lớn hơn Du ×F1(LY), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Theo Phùng Thị Vân và cs (2001)[38] cho biết số con đẻ ra/ổ của Du x F1(LY) là 10,00 con. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005)[24] cho kết quả số con đẻ ra/ổ của Du × F1(LY) là 10,34 con. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26] kết quả PiDu × F1(LY) là 11,25 con.

Như vậy kết quả thu được của chúng tôi cao hơn các tác giả trên. Ta thấy rằng, theo thời gian, kết quả thu được về số con sinh ra/ổ có xu hướng tăng, chứng tỏ các giống lợn lai ngày càng được cải tiến rõ rệt về chỉ tiêu này.

- Số con sơ sinh sống/ổ (con)

Chỉ tiêu này được tính là số con đẻ ra còn sống đến khi con mẹ đẻ xong con cuối cùng. Chỉ tiêu này đánh giá được sức sống của đàn lợn sơ sinh, liên quan đến chỉ tiêu số con sinh ra và đánh giá tổng quát nhất về khả năng mang thai của lợn mẹ, quá trình chăm sóc nuôi dưỡng và đỡ đẻ của người chăn nuôi trong quá trình lợn mang thai.

Theo bảng 4.1và biểu đồ 4.1, số con sơ sinh sống của các tổ hợp lai Du × F1(LY) 10,56 con, thấp hơn số con sơ sinh của tổ hợp PiDu × F1(LY) là 10,81 con. Sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 40

Biểu đồ 4.1. Số con/ổ của hai tổ hợp lai DuxF1(LY) và PiDuxF1(LY)

Kết quả cho thấy chỉ tiêu số con sơ sinh sống/ổ ở cả hai tổ hợp lai chúng tôi nghiên cứu đạt cao hơn so với kết quả của tác giả Phùng Thị Vân và cộng sự (2001)[38] với Du × F1(LY) có số con sơ sinh còn sống là 9,8 con, Từ Quang Hiển và cs (2004)[18] là 9,08 con/ổ, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005)[24] là 10,02 con, tương đương với công bố của Đoàn Xuân Trúc và cs (2001)[34] với số con đẻ ra còn sống là 10,19 - 10,78 con/ổ và Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26] tổ hợp lai Du × F1(LY) là 10,70 con và tổ hợp lai PiDu × F1(LY) là 10,88 con.

Như vậy số con sơ sinh sống/ổ của cả hai tổ hợp lai đều đạt kết quả cao ở chỉ tiêu này, điều này chứng tỏ khả năng sinh sản tốt ở cả hai tổ hợp lai.

- Tỉ lệ nuôi sống (%)

Đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá sức sống của đàn lợn con trong giai đoạn theo mẹ và đánh giá kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng lợn con trong cơ sở chăn nuôi, đặc biệt là đánh giá khả năng nuôi con của lợn mẹ cũng như tỉ lệ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 41

hao hụt của lợn con trong giai đoạn trước cai sữa.

Qua Bảng 4.1, tỉ lệ nuôi sống của các tổ hợp lai Du x F1(LY) và PiDu x F1(LY) lần lượt là 93,79% và 95,64%, không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê ở chỉ tiêu này (P>0,05). Kết quả này tương đương với kết quả của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005)[24] là 93,43% và 94,81% với 2 tổ hợp lai Pi × F1(LY) và Du × F1(LY), tương đương so với kết quả của Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010)[31] với tổ hợp có đực Duroc là 94,17%.

- Khối lượng sơ sinh/ổ

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh trưởng của thai, khối lượng của thai phụ thuộc vào chế độ ăn trong thời kỳ mang thai, phụ thuộc vào giống và khối lượng của lợn nái. Kết quả thu được ở tổ hợp lai Du × F1(LY) là 15,93kg, của PiDu × F1(LY) là 16,03kg. Như vậy, khối lượng sơ sinh/ổ của tổ hợp lai PiDu × F1(LY) có phần cao hơn tổ hợp lai Du × F1(LY), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Theo Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009)[17], khối lượng sơ sinh/ổ của PiDu × F1(LY) đạt 17,14 kg thì kết quả thu được của chúng tôi ở mức thấp hơn. Tuy nhiên so với kết quả của Vũ Đình Tôn, Nguyễn Công Oánh (2010)[31] khối lượng sơ sinh sống/ổ của lợn Du × F1(LY) là 15,30 kg thì kết quả của chúng tôi ở mức cao hơn. Sự sai khác này, theo tôi là do điều kiện chăn nuôi và quy trình thức ăn mỗi nơi khác nhau.

- Khối lượng sơ sinh/con (kg)

Theo bảng 4.1 kết quả thu được về chỉ tiêu khối lượng sơ sinh/con với tổ hợp lai Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) là 1,51 và 1,48 kg. Như vậy, khối lượng sơ sinh/con của tổ hợp lai Du × F1(LY) cao hơn tổ hợp lai PiDu ×F1(LY), sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Điều này được thể hiện rõ hơn qua biểu đồ 4.2.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 42

Biểu đồ 4.2. Khối lượng/con của hai tổ hợp lai DuxF1(LY) và PiDuxF1(LY)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[25], chỉ tiêu này của Du × F1(LY) đạt 1,39 kg. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26] các tổ hợp lai Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) lần lượt là 1,39 và 1,41 kg. Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009)[17] với công thức lai PiDu × F1(LY) là 1,46 kg. Như vậy so với các tác giả trên thì kết quả của chúng tôi thu được ở mức cao hơn.

- Số con để nuôi (con)

Sau khi chọn lọc được những lợn con khoẻ mạnh, ta tiến hành ghép lại đàn. Trong chăn nuôi công nghiệp, vào một ngày thì có nhiều nái cùng đẻ, chính vì vậy ta có thể tuỳ vào khối lượng lợn con, tuỳ vào khả năng nuôi con của nái mà tiến hành ghép để tăng số con cai sữa sống và đảm bảo đồng đều khối lượng cai sữa. Những nái có nhiều vú, có lí lịch cai sữa tốt thì được nuôi nhiều con. Khối lượng sơ sinh nhỏ thì ghép vào nái có núm vú nhỏ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 43

Số con để nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào số con sống, trình độ đánh giá nái và lợn con của kĩ thật viên. Đây là chỉ tiêu có hệ số di truyền thấp. Số con để lại nuôi chịu ảnh hưởng của số con sơ sinh sống/ổ, độ đồng đều của đàn gia súc lúc sơ sinh, đồng thời phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bản thân lợn con, vào khả năng tiết sữa, nuôi con của lợn mẹ cũng như trình độ nuôi dưỡng chăm sóc của người chăn nuôi. Số con để lại nuôi/ổ càng nhiều càng có khả năng nâng cao số lượng lợn con cai sữa.

Với chỉ tiêu này, kết quả thu được của tổ hợp lai Du × F1(LY) là 10,18 con và với PiDu × (LY) là 10,27 con. Như vậy số con để nuôi của tổ hợp lai PiDu × (LY) cao hơn của tổ hợp Du × (LY), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

- Số con cai sữa/ổ (con)

Theo bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 tổ hợp lai Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) lần lượt là 10,02 con và 10,07 con. Kết quả cho thấy PiDu × F1(LY) cao hơn, tuy nhiên sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Đây là chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật rất quan trọng, vì số con cai sữa cao, hiệu quả kinh tế thu được sẽ lớn bởi vì thị trường lợn cai sữa hiện nay, người ta tiến hành mua và thanh toán dựa vào số con. Chỉ tiêu này cho thấy khả năng nuôi con của nái và đánh giá một chu kì nuôi nái sinh sản.

Kết quả của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005)[24] tổ hợp lai Du × F1(LY) là 9,64 con. Cũng tổ hợp lai đó, Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26] có kết quả là 10,05 con. Còn với PiDu × F1(LY), kết quả của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009)[17] là 10,09 con, Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26] là 10,15 con. Như vậy, kết quả thu được từ nghiên cứu của chúng tôi là tương đương với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 44

- Khối lượng cai sữa/con (kg)

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tăng khối lượng của lợn con và khả năng tiết sữa của lợn mẹ, chất lượng sữa của lợn mẹ, kĩ thuật tập ăn cho lợn con theo mẹ. Việc tập ăn sớm cho lợn con sẽ nâng cao được khối lượng cai sữa và giảm được tỷ lệ hao hụt khối lượng của lợn mẹ.

Qua bảng 4.1 kết quả đạt được đối với tổ hợp lai Du × (LY) là 6,15kg cao hơn so với PiDu × (LY) là 6,04kg, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Kết quả thu được của chúng tôi cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26], tổ hợp lai Du × F1(LY) cai sữa 22,53 ngày đạt 5,76 kg/con; PiDu × F1(LY) cai sữa ở 22,67 ngày tuổi đạt 5,79 kg/con.

- Khối lượng cai sữa/ổ (kg)

Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, khối lượng cai sữa càng cao thì hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi càng lớn và khả năng tăng trọng khi nuôi ở các giai đoạn sau càng cao. Khối lượng cai sữa/ổ phụ thuộc vào giống, thời gian cai sữa, số con cai sữa trên ổ và khối lượng từng con cai sữa. Muốn cải tiến được chỉ tiêu này, người ta phải tiến hành tập ăn cho lợn con từ rất sớm (5 - 7 ngày sau khi sinh), loại cám có hàm lượng dinh dưỡng cao, cân đối và phù hợp với đặc điểm tiêu hóa ruột non. Đặc biệt là ở giai đoạn cuối, nhu cầu sữa của lợn con cao, lợn mẹ khó đáp ứng đủ thì lượng thức ăn này sẽ góp phần bù đắp.

Kết quả cho thấy, khối lượng cai sữa của Du × F1(LY) là 61,58kg và của PiDu × F1(LY) là 60,78kg. Như vậy, với chỉ tiêu này tổ hợp lai Du × F1(LY) cao hơn, sự khác này có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2005)[24], khối lượng cai sữa ở 28,85 ngày tuổi là 69,71kg với tổ hợp lai Du × F1(LY), cũng tổ hợp lai đó Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26] cai sữa ở 22,53 ngày tuổi đạt 57,02 kg, còn tổ hợp lai PiDu × F1(LY) cai sữa ở 22,67 ngày đạt 58,45 kg. So

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 45

với kết quả của những nghiên cứu trên thì kết quả về chỉ tiêu khối lượng cai sữa/ổ của chúng tôi ở mức thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình và cao hơn kết quả của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn.

- Thời gian mang thai (ngày)

Thời gian mang thai được tính từ lúc phối đạt đến khi lợn đẻ. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào loài. Bình thường, lợn mang thai từ 112 - 121 ngày. Kết quả thu được với Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) là 115,17 và 115,04 ngày. Kết quả này thích hợp với thời gian mang thai của lợn.

- Thời gian cai sữa (ngày)

Kết quả thu được ở bảng 4.1 cho thấy, thời gian cai sữa lệch nhau rất nhỏ và không có sự sai khác mang ý nghĩa thống kê (P>0,05). Ở tổ hợp lai Du x F1(LY) là 21,11 (ngày) còn tổ hợp lai PiDu × F1(LY) là 21,04 (ngày). Một số nghiên cứu trước đây, đặc biệt đối với lợn nội và lợn lai, thời gian cai sữa sẽ dài hơn (60 hoặc 35 ngày tuổi). Theo kết quả của Phùng Thị Vân và cs (2001)[38] lợn con có số ngày cai sữa là 35 ngày, còn Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010)[31] lợn con cai sữa ở 26,54 ngày. Tuy nhiên, để nâng cao số con cai sữa/năm, trong chăn nuôi công nghiệp, người ta tiến hành cải tiến giống, thức ăn, điều kiện chuồng trại và kĩ thuật để tiến hành cai sữa ở 21 ngày tuổi. Dù cai sữa ở 21 ngày tuổi, nhưng lợn cai sữa vẫn phải đảm bảo biết ăn tốt, có thể trạng tốt (khối lượng trên 5kg) để có thể nuôi thịt được.

- Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ dài hay ngắn phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nuôi con và thời gian phối giống có chửa sau cai sữa. Chỉ tiêu này ảnh hưởng đến số lứa đẻ/nái/năm. Muốn tăng số lứa đẻ/nái/năm cần phải rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ.

Khoảng cách lứa đẻ của nái ở hai công thức lai lần lượt là 165,55 ngày ở Du × F1(LY) và 165,21 ngày ở PiDu ×F1(LY), sự sai khác này không có ý

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 46

nghĩa thống kê (P>0,05), kết quả này thấp hơn so với kết quả của tác giả Phùng Thị Vân và cs, (1999)[37] ở lợn Landrace là 170,6 ± 0,94 ngày; 168,3 ngày (Đoàn Xuân Trúc và cs, 2000)[33]. Điều này cho thấy việc áp dụng các tiến bộ khoa học về thức ăn, chuồng trại, quy trình quản lý chăm sóc nuôi dưỡng của trạm đã làm giảm khoảng cách giữa hai lứa đẻ.

Như vậy, kết quả nghiên cứu năng suất sinh sản chung của hai tổ hợp lai nuôi tại Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình bà Bùi Thị Mai xã Trần Phú huyện Chương Mỹ - Hà Nội đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 45)