Khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai tính chung

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 68)

- Các yếu tố ngoại cảnh

4.2.1.Khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai tính chung

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.1.Khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai tính chung

Khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai được thể hiện ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của các tổ hợp lai Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) tính chung

Chỉ tiêu Du×F1(LY)(n=100) PIDu×F1(LY)(n=100)

± SE Cv(%) ± SE Cv(%)

Tuổi nuôi thịt

(ngày) 20,88 ± 0,04 1,71 20,70 ± 0,05 2,52 Tuổi giết thịt

(ngày) 165,88 ± 0,04 0,22 165,70 ± 0,05 0,32 Khối lượng bắt đầu

nuôi thịt (kg) 6,13 ± 0,01 1,10 6,12 ± 0,01 1,49 Khối lượng xuất

chuồng (kg) 100,26 ± 0,44 4,37 101,37 ± 0,36 3,70 Tăng trọng bình

quân (g/con/ngày) 649,13 ± 3,01 4,65 656,85 ± 2,59 3,94 TTTĂ (kg TA/kg

TT) 2,46 - - 2,43 - -

- Khối lượng và tuổi bắt đầu nuôi

Khối lượng bắt đầu nuôi thí nghiệm của các con lai Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) lần lượt là 6,13 và 6,12 kg ở 20,88 và 20,70 ngày tuổi. Như vậy cùng khoảng thời gian đưa vào nuôi thí nghiệm, các con lai có khối lượng tương đối đồng đều nhau.

Theo Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010)[31] khi cai sữa con lai DuxF1(LY) ở 26,45 ngày có khối lượng cai sữa là 6,35 kg. So với kết quả

XX X

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61

của các tác giả trên nhận thấy tuổi bắt đầu nuôi của chúng tôi sớm hơn và khối lượng cũng nhỏ hơn.

- Khối lượng và tuổi kết thúc nuôi

Tuổi kết thúc nuôi thí nghiệm của cả hai tổ hợp lai Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) là 165,88 và 165,70 ngày, với khối lượng xuất chuồng lần lượt là 100,26 và 101,37 kg. Với kết quả này ta nhận thấy, cùng một thời gian nuôi thí nghiệm như nhau nhưng con lai Du × F1(LY) có khối lượng thấp hơn. Tuy nhiên sự khác biệt này không rõ ràng (P>0,05).

Theo kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Thúy(2008)[30] thì con lai PiDu × F1(LY) có khối lượng 92,60 kg với số ngày nuôi là 155,90 ngày. Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010)[31] cho biết con lai DuxF1(LY) có thời gian nuôi là 152,07 ngày cho khối lượng là 86,36 kg, thì kết quả của chúng tôi ở mức cao hơn, tuy nhiên so với Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26], con lai Du × F1(LY) có khối lượng là 101,88 kg với tuổi kết thúc nuôi là 171,64 ngày, con lai PiDu × F1(LY) có khối lượng 103,15 kg với tuổi kết thúc nuôi là 171,38 ngày thì kết quả chúng tôi thu được ở mức thấp hơn.

- Tăng trọng bình quân (g/con/ngày)

Tăng trọng trong thời gian nuôi thí nghiệm đánh giá cường độ sinh trưởng tuyệt đối của gia súc trong thời gian nuôi vỗ béo, chỉ tiêu này có tương quan nghịch với tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng, do vậy gia súc có mức tăng trọng nhanh thì tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng giảm và ngược lại.

Kết quả trình bày ở bảng 4.8 và biểu đồ 4.7 cho thấy khối lượng lợn bắt đầu nuôi là tương đương nhau. Tuy nhiên sau 145 ngày nuôi thì đã có khác biệt. Cụ thể, tổ hợp lai Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) lần lượt là 100,26và 101,37kg. Tăng trọng g/con/ngày lần lượt là 649,13g/con/ngày ở Du × F1(LY) và 656,85g/con/ngày ở PiDu × F1(LY). Như vậy, cùng một điều kiện chăn nuôi, cùng số ngày nuôi nhưng tổ hợp lai PiDu × F1(LY) cho kết quả cao hơn, tuy nhiên sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62

Kết quả về tăng trọng của tổ hợp lai 3 giống Du × F1(LY) trong nghiên cứu này là cao hơn so với kết quả thu được từ nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006)[25] là 609,11g và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Popovic (1997)[52] là 722,00g, Lê Thanh Hải và cs (2006)[15], là 750g/con/ngày, Liu Xiao Chun và cs (2000)[50] là 826,30g.

Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26] tăng trọng g/con/ngày của lợn Du × F1(LY) là 723,47 với tuổi kết thúc nuôi là 171,64 ngày, của PiDu × F1(LY) là 735,33g/con/ngày với tuổi kết thúc nuôi là 171,38g/con/ngày. So với kết quả này, mức tăng trọng bình quân/ngày ở nghiên cứu của chúng tôi ở cả hai tổ hợp lai đều ở mức thấp hơn

Biểu đồ 4.7. Khả năng tăng trọng g/con/ngày của hai tổ hợp lai

- Tiêu tốn thức ăn

Trong chăn nuôi lợn, có những thời điểm chi phí thức ăn chiếm tới 70 – 75% giá thành sản phẩm. Vì vậy mức tiêu tốn thức ăn có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trong chăn nuôi, nhất là trong chăn nuôi lợn thịt. Tiêu tốn thức ăn phụ thuộc vào giống rất lớn, giống nội tiêu tốn thức ăn cao hơn giống lợn ngoại. Tiêu tốn thức ăn cũng phụ thuộc vào thành phần dinh dưỡng của thức

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 63

ăn, nếu thức ăn tốt, cân đối thì tiêu tốn thức ăn thấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do điều kiện không cho phép nên tôi không thể tiến hành phân theo lô thí nghiệm để xem xét sự biện động và phương sai của giá trị tiêu tốn thức ăn. Tuy nhiên trong 1 ô, sau khi tính toán vẫn cho ra được tiêu tốn thức ăn bình quân của mỗi tổ hợp lai. Theo bảng 4.8 và biểu đồ 4.8 thì tiêu tốn thức ăn của Du × F1(LY) là 2,46 và của PiDu × F1(LY) là 2,43 kg. Hai kết quả này tương đương nhau.

Biểu đồ 4.8. Tiêu tốn thức ăn/kg TT ở hai tổ hợp lai

Theo Vũ Đình Tôn và Nguyễn Công Oánh (2010)[31] khi nuôi thịt từ 60 ngày tuổi, Du x F1(LY) có kết quả tăng trọng bình quân là 736,03g và tiêu tốn thức ăn là 2,72 kg. Còn Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tôn (2010)[26], khi bắt đầu nuôi thịt 61 ngày tuổi thì Du × F1(LY) và PiDu × F1(LY) lần lượt cho kết quả tăng trọng bình quân là 723,47g tương ứng tiêu tốn thức ăn 2,52 và tăng trọng bình quân 735,33g tương ứng tiêu tốn thức ăn 2,48 kg,

So với kết quả của các tác giả trên thì kết quả chúng tôi thu được ở mức thấp hơn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 64

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 68)