VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 40)

- Các yếu tố ngoại cảnh

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu

3.1.1. Lợn nái

Lợn nái F1 (Landrace × Yorkshire) phối giống với lợn đực PiDu và Duroc, nuôi tại trang trại chăn nuôi lợn của gia đình bà Bùi Thị Mai, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Số lượng khảo sát ở mỗi công thức là 50 nái. Lứa đẻ theo dõi trong nghiên cứu từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 6.

3.1.2. Lợn nuôi thịt

Đàn lợn thương phẩm được tạo ra từ công thức lai lợn đực PiDu và đực Duroc phối với nái F1(Landrace × Yorkshire). Số lượng khảo sát ở mỗi công thức là 100 con ( 50 đực và 50 cái).

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Đề tài được thực hiện tại trang trại chăn nuôi lợn của gia đình bà Bùi Thị Mai, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

- Thời gian nghiên cứu từ 15/7/2011 đến 15/2/2012

3.3. Nội dung nghiên cứu

3.3.1. Đánh giá năng suất sinh sản của hai tổ hợp lai PiDu × (LY) và Du × (LY) (LY)

- Tuổi đẻ lứa đầu (ngày): là tuổi mà lợn nái đẻ lứa đầu tiên

- Số con đẻ ra/ổ: Tổng số con đẻ ra bao gồm cả con còn sống và con đã chết - Số con đẻ ra còn sống/ổ: Là số con đẻ ra còn sống sau khi lợn mẹ đẻ xong - Tỷ lệ nuôi sống: Là phần trăm giữa số lợn con sinh ra còn sống/ số lợn con đẻ ra

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33 những con quá nhỏ)

- Số con cai sữa/ổ: Số con còn sống đến khi cai sữa (con)

- Khối lượng toàn ổ khi sơ sinh và khối lượng trung bình khi sơ sinh/con(kg)

- Khối lượng toàn ổ khi cai sữa và khối lượng trung bình khi cai sữa/con (kg)

- Thời gian cai sữa (ngày) - Thời gian mang thai (ngày) - Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

3.3.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của lợn thịt

(Thí nghiệm có thời gian nuôi từ cai sữa đến xuất chuồng là 145 ngày)

- Khối lượng cai sữa và tuổi bắt đầu nuôi thí nghiệm. - Khối lượng và tuổi kết thúc nuôi thí nghiệm

- Thời gian nuôi (ngày)

- Tăng trọng trong thời gian nuôi thí nghiệm (g/con/ngày)

- Tiêu tốn thức ăn cho kg tăng trọng trong thời gian nuôi thí nghiệm (kgTĂ/kgTT)

3.3.3. Tính hiệu quả kinh tế từ nuôi lợn thịt

- Tính lãi thô từ chăn nuôi lợn thịt

3.4 Phương pháp nuôi thí nghiệm

3.4.1 Theo dõi năng suất sinh sản theo hai công thức lai

- Bố trí thí nghiệm: Lợn nái trong từng công thức lai đảm bảo nguyên tắc đồng đều về các yếu tố: dinh dưỡng, chế độ chăm sóc, quy trình vệ sinh thú y và phòng bệnh.

- Dinh dưỡng: Lợn mẹ và lợn con theo mẹ tại các trang trại đều sử dụng thức ăn của công ty cổ phần chăn nuôi Chairoen Pokphan Việt Nam (công ty CP), thức ăn có giá trị năng lượng và protein tương ứng với từng giai đoạn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34 phát triển của lợn.

Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái và lợn con theo mẹ được trình bày tại bảng 3.1.

Bảng 3.1. Chế độ dinh dưỡng cho lợn nái và lợn con theo mẹ

Loại lợn Nái chửa Nái chửa Nái nuôi con Nái nuôi con Nái chờ phối Lợn con theo mẹ

Thời điểm nuôi 1 – 13 tuần 14 tuần – đẻ 1 – 5 ngày sau đẻ 5 ngày – cai sữa Sau cai sữa – phối có chửa 4 – 21 ngày Loại cám 556 556 567S 567S 556 550

Khối lượng cám/con/ngày 2kg 3 – 3.5kg 3 – 4kg 5kg 2,5kg < 0,02kg ME(kcal) 2900 2900 3100 3100 2900 3300 Giá trị dinh dưỡng Pr thô(%) 14 14 16 16 14 21

- Cân lợn thí nghiệm bằng cân đồng hồ loại 30 kg có độ chính xác là 0,1kg ở các thời điểm (sơ sinh, cai sữa, cân lần lượt từng con).

- Đếm số con tại những thời điểm theo các chỉ tiêu theo dõi (số con sơ sinh/ổ, số con để nuôi/ổ, số con cai sữa/ổ).

3.4.2. Theo dõi sinh trưởng theo hai công thức lai

- Bố trí thí nghiệm: Mỗi công thức lai tiến hành nuôi thí nghiệm 100 con ( Như vậy tổng số lợn thí nghiệm là 200 con), nuôi trong 2 ô chuồng, lợn của mỗi tổ hợp lai được thả chung trong một ô. Con lai nuôi thịt đảm bảo nguyên tắc đồng đều về độ tuổi, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiêm phòng,

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35 đảm bảo vệ sinh phòng bệnh.

- Chế độ nuôi dưỡng: lợn nuôi thí nghiệm được ăn tự do bằng thức ăn của công ty cổ phần chăn nuôi Chairoen Pokphan Việt Nam, thức ăn có giá trị năng lượng và protein tương ứng với từng giai đoạn phát triển của lợn.

Chế độ dinh dưỡng cho lợn thịt được trình bày tại bảng 3.2.

Bảng 3.2. Chế độ dinh dưỡng cho lợn thịt

Loại lợn Lợn cai sữa Lợn con Lợn thịt Lợn thịt Loại cám Cám heo sữa 550 Cám heo con 551S Cám (heo 30-80kg) 552S Cám (heo 80kg-XC) 553S ME(kcal) 3300 3200 3150 3000 Giá trị dinh dưỡng Pr thô(%) 21 20 18,5 18

- Thời gian nuôi thí nghiệm: 145 ngày (bắt đầu từ cai sữa đến xuất bán, không tính thời gian lợn con theo mẹ).

- Đánh giá khả năng sinh trưởng: cân lợn khi bắt đầu nuôi thịt với loại cân 100kg có độ chính xác 0,1 kg và kết thúc thí nghiệm với loại cân điện tử khi xuất chuồng (166 ngày tuổi) dùng cân có độ chính xác 0,5kg, cân lần lượt từng con.

- Tính tăng trọng tuyệt đối trong thời gian nuôi thịt (g/con/ngày): V2- V1

A = T2 - T1

Trong đó:

A: tăng trọng hàng ngày (g/con/ngày)

V1: khối lượng ứng với thời gian T1 ( khi nhập lợn) V2 : khối lượng ứng với thời gian T2 (khi xuất lợn)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36 - Xác định tiêu tốn thức ăn

Tổng khối lượng thức ăn tiêu tốn (kg) T TTĂ =

Tổng khối lượng lợn tăng (kg)

3.4.3. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế được tính trên 100 lợn thí nghiệm ở mỗi công thức - Phần chi:

+ Chi phí con giống + Chi phí thức ăn

+ Chi phí thuốc thú y và các chi phí khác (điện, nước) - Phần thu:

+ Tiền bán lợn

- Tính lãi (lỗ) = Tổng thu – tổng chi

3.5. Xử lí số liệu

Các số liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên máy tính với phần mềm Excel 2003 và SAS 9.1 (2000).

- Các tham số thống kê ước tính bao gồm: + Dung lượng mẫu (n)

+ Giá trị trung bình (X) + Sai số tiêu chuẩn: (SE) + Hệ số biến động (Cv%) + Giá trị so sánh (P)

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

Một phần của tài liệu Năng suất sinh sản, sinh trưởng của công thức lai nái f1 (landrace x yorkshire) phối với đức pidu và duroc tại trang trại chăn nuôi lợn huyện chương mỹ, hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)