Phân tích các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 58)

Bên cạnh các chỉ số phân tích lợi nhuận trước thuế có thể phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH, thì các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động tín dụng cũng phần nào nói lên được tình hình hoạt động kinh doanh, đặc biệt là tình hình hoạt động tín dụng của NH. Như đã biết ở trên VNCB-CN Hậu Giang tuy không phải tập trung đầu tư vào hoạt động cho vay là chủ yếu, nhưng đây cũng là một nghiệp vụ trọng tâm của bất cứ một NHTM nào, nên được phân tích để thấy tình hình tín dụng là rất cần thiết trong phân tích tình hình kinh doanh cũng như để đánh giá đề ra giải pháp nâng cao kết quả hoạt động của CN phù hợp.

- Trong phân tích các chỉ số tín dụng 2 chỉ số liên quan đến tài sản của NH là 2 chỉ số được quan tâm nhiều: Tổng dư nợ/ tổng tài sảnHệ số sử dụng tài sản.

+ Tổng dư nợ/ tổng tài sản

Chỉ số này đánh giá mức độ tập trung vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng. VNCB-CN Hậu Giang có chỉ tiêu này không vượt quá mức 4% cho thấy việc sử dụng vốn của CN vào hoạt động cho vay là hoàn toàn không nhiều như một số chi nhánh của các ngân khác. Chỉ tiêu này thể hiện rõ được quy mô tín dụng CN không lớn. Và xét trong 2 năm 2012, 2013, chỉ tiêu này có sự biến đổi tăng. Do sang năm 2013 dư nợ của CN lại tăng lên và tăng lên khá nhiều so với dư nợ năm 2012 nên chỉ số này tăng lên hơn khá nhiều so với năm 2012.

Xét đến mỗi 6 tháng đầu năm trong giai đoạn phân tích chỉ số này có sự biến động không ổn định, biến động tăng giảm không đều qua mỗi 6 tháng đầu năm. Chỉ số này giảm ở 6TĐN 2013, dư nợ bình quân của 6TĐN tăng lên so với 6 tháng cùng kỳ năm trước, nhưng tốc độ tăng lại chậm hơn tốc độ tăng tài sản bình quân của CN nên quy mô tín dụng của CN dù trở nên rộng hơn nhưng với mức tài sản này thì tỉ lệ lại nhỏ hơn. Ở 6TĐN 2014 chỉ số này lại có dấu hiệu tăng lên. Qua đây ta thấy được quy mô tín dụng của VNCB-CN Hậu Giang còn khá hẹp và chưa được đầu tư phát triển nhiều, do CN thường xuyên điều chuyển vốn về Hội sở, tuy điều này làm CN giảm đi ít rủi ro trong tín dụng hơn, nhưng cũng có thể sẽ có ít cơ hội mang lợi nhuận cao. Ngoài ra thì việc cho vay của CN còn phụ thuộc vào những chiến lược của NH cấp trên nên quy mô tín dụng của CN dù không cao nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng từ những chiến lược đó. Bảng 4.16 Chỉ số phân tích tín dụng của Chi nhánh (2012-2013) Đơn vị tính: % Bảng 4.17 Chỉ số phân tích tín dụng mỗi 6TĐN của CN (2012-2014) Đơn vị tính: % + Hệ số sử dụng tài sản

Chỉ số này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng, xác định nguồn thu nhập đem lại cho ngân hàng ở mức tài sản nào đó. Hệ số này của VNCB-CN Hậu Giang không quá cao chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản đầu tư hợp lý và hiệu quả. Ở năm 2012 chỉ số này cao hơn năm 2013 cho thấy nguồn thu nhập mang lại cho CN với mức tài sản năm 2012 hiệu quả hơn năm 2013. Đây là chi số cơ bản để quản trị tài sản nhằm mục đích cho việc gia tăng lợi nhuận của CN.

Trong bảng 4.17 trên cũng thể hiện được mức độ biến động của chỉ số này qua mỗi 6 tháng đầu năm trong giai đoạn phân tích. Tuy quy mô tín dụng của CN không lớn, nhưng do CN có thêm nguồn thu khác từ hoạt động tín dụng nên hệ số sử dụng tài sản cũng không nhỏ. Tuy nhiên việc giữ ổn định

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Tổng dư nợ/tổng tài sản 2,31 2,71 Hệ số sử dụng tài sản 13,25 10,42 Chỉ tiêu 6TĐN 2012 6TĐN 2013 6TĐN 2014 Tổng dư nợ/tổng tài sản 2,94 1,83 3,17 Hệ số sử dụng tài sản 7,46 5,30 4,91

thu nhập nhiều nhất cho CN là 6 tháng đầu năm 2013; có xu hướng giảm xuống vào các thời gian sau đó, nguyên nhân do tổng tài sản của CN tăng lên dần, và tăng nhiều hơn so với tốc độ tăng của thu nhập. Đây là chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản thể hiện tình hình hoạt động của CN, sử dụng tài sản đã hợp lý chưa? Nếu chưa CN cần có những biện pháp khắc phục kịp thời. Đối với VNCB-CN Hậu Giang thì việc sử dụng tài sản có hiệu quả khá cao nhưng vẫn chưa ổn định.

- Hệ số thu nợ

Bên cạnh các chỉ số liên quan đến tài sản của NH thì có một chỉ số thể hiện chất lượng của hoạt động tín dụng trong NH là hệ số thu nợ của NH. Chỉ số này phản ánh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng.

Bảng 4.18 Hệ số thu nợ của Chi nhánh (2012-2013)

Bảng 4.19 Hệ số thu nợ mỗi 6TĐN của CN (2012-2013)

Đơn vị tính: % Đơn vị tính: %

Hệ số này của VNCB-CN Hậu Giang dao dộng từ 90 đến hơn 100% trong mỗi khoảng thời gian là 1 năm hoặc 6 tháng. Chỉ tiêu này của CN cũng khá cao, mặc dù nghiệp vụ tín dụng của CN quy mô không lớn nhưng điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của chi nhánh khá tốt, công tác thu hồi nợ của CN tốt, đảm bảo độ rủi ro cho CN. Tuy nhiên xét trong 2 năm 2012, 2013 thì hệ số này giảm cũng chứng tỏ mức độ biến động trong hoạt động tín dụng này. Năm 2012 hệ số thu nợ giảm so với năm 2013, nguyên nhân một phần do những khó khăn của CN trong giai đoạn này nên chưa thực hiện tốt công tác thu hồi nợ. Và đặc biệt năm 2013 kinh tế nước ta vẫn còn chưa thể khôi phục, các doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, ngoài ra nông hộ mất mùa khá nhiều trong vụ hè thu,… nên chưa trả được nợ cho NH.

Xét đến khoảng thời gian 6 tháng của mỗi năm thì hệ số này có sự biến động tăng giảm không đều, nhưng mức độ chênh lệch giữa những hệ số của mỗi 6 tháng đầu năm không lớn, cho thấy mặc dù có biến động nhưng mức độ

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Hệ số thu nợ 101 93 Chỉ tiêu 6TĐN 2012 6TĐN 2013 6TĐN 2014 Hệ số thu nợ 100 96 103

ổn định trong việc thu hồi nợ của CN là khá cao. Sáu tháng đầu năm 2014 hệ số này của CN đã tăng trở lại.

Nhìn chung, các chỉ số phân tích tín dụng đều nói lên hoạt động tín dụng của NH đều khá hiệu quả, mặc dù CN không đầu tư nhiều cho nghiệp vụ này. Song bên cạnh đó hoạt động tín dụng của CN cũng có những sự biến động nhẹ. Nếu CN tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa vào nghiệp vụ này, chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp để đảm bảo độ ổn định, hạn chế tối thiểu rủi ro cho NH.

Tóm lại, qua phân tích các chỉ số cho thấy VNCB-CN Hậu Giang hoạt động kinh doanh có hiệu quả, NH có lợi nhuận trước thuế, nhưng hiệu quả này vẫn chưa cao và còn khá biến động. Do quy mô hoạt động kinh doanh của Chi nhánh không lớn, nên dễ chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế trong và ngoài nước. Kết quả phân tích các chỉ số cho thấy có sự phù hợp với kết quả phân tích kết quả kinh doanh từ thu nhập, chi phí là Chi nhánh hoạt động kinh doanh có sự chênh lệch thu chi dương, kết quả tốt cho CN nhưng chưa thật sự ổn định. Qua đây có thể cơ bản đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua.

CHƯƠNG 5

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

XÂY DỰNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH HẬU GIANG 5.1 ĐÁNH GIÁ

5.1.1 Thành tựu

Tình hình kinh doanh của chi nhánh các ngân hàng thương mại nói chung và VNCB nói riêng giai đoạn vừa qua đã bị ảnh hưởng không ít bởi những yếu tố quan khách làm tình hình kinh doanh có sự biến động. Song VNCB-CN Hậu Giang đã nỗ lực và đạt những kết quả khá khả quan.

- Năm 2012 là năm mà nền kinh tế nước ta rơi vào tình hình bất ổn, CN cũng gặp không ít khó khăn nhưng đã vượt qua để chứng minh năng lực hoạt động của mình. NH sử dụng hợp lý tài sản, tiết kiệm chi chí đảm bảo được lợi nhuận trước thuế đạt mức khá cao.

- Năm 2013, nền kinh tế trong nước không có nhiều khởi sắc là năm nhiều khó khăn trở ngại với VNCB, nhưng Chi nhánh cũng đã củng cố được tình hình hoạt động kinh doanh, mặc dù tốn mức chi phí khá cao nhưng vẫn đạt được lợi nhuận trước thuế.

- Sáu tháng đầu năm 2014 lợi nhuận trước thuế của CN có sự tăng mạnh trở lại so với cùng kỳ năm 2013, một lần nữa khẳng định được chất lượng hoạt động kinh doanh của CN.

- Các chỉ số phân tích lợi nhuận trước thuế của CN khá hiệu quả, công tác xử lý nợ của CN khá tốt, các chỉ số đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của CN cho thấy CN ít chịu sự rủi ro.

Quá trình nỗ lực phát triển của CN đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Nói chung giai đoạn 2012-2013 và 6 tháng đầu năm 2014, tuy tình hình hoạt động kinh doanh của CN có sự biến động, nhưng CN vẫn hoạt động khá hiệu quả.

Để đạt được những thành tựu như trên là nhờ có sự nỗ lực hoạt động của toàn bộ Chi nhánh. Đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi nhánh làm việc hiệu quả, tận tình trong mọi hoạt động; đặc biệt phong cách phục vụ khách hàng của Chi nhánh khá chuyên nghiệp. Và có những đối phó kịp thời của lãnh đạo CN cũng như sự cố gắng của nhân viên; sự tín nhiệm của khách hàng đã đưa VNCB- Hậu Giang hoàn thành nhiều chỉ tiêu, đứng vững trên thị trường địa bàn Hậu Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5.1.2 Hạn chế

Trong thời gian vừa qua, VNCB- Hậu Giang hoạt động kinh doanh có được mặt tích cực như đã nêu trên nhưng Chi nhánh vẫn còn những mặt tồn tại cần quan tâm đến là:

- Chi nhánh vẫn chưa có nhiều khách hàng tiềm năng, để phát triển các hoạt động cho vay. Một phần do các chiến lược của Hội sở mà Chi nhánh có doanh số cho vay còn ở mức trung bình thấp.

- Mặc dù rủi ro cho Chi nhánh thấp nhưng mức thu nhập đem về cho CN cũng không cao.

- Chưa khai thác hết tiềm lực trên địa bàn Hậu Giang, hình ảnh Chi nhánh được khách hàng biết đến còn hạn chế.

- Hệ thống ngân hàng tự động chưa được đầu tư nhiều, máy ATM trên địa bàn còn ít.

Nhìn chung về mặt phát triển hoạt động kinh doanh Chi nhánh đã có những nỗ lực đáng kể, song vẫn còn một số tồn tại. Nguyên nhân là do trong quá trình hoạt động Chi nhánh còn gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau:

- Việc Chi nhánh khai trương vào tháng 9/2011 đến tháng 5/2013 lại đổi tên. Hoạt động chưa tròn 2 năm, để có nhiều khách hàng chất lượng như các Chi nhánh khác ngoài hệ thống là chưa thể, đến sự việc đổi tên ngân hàng, cộng thêm làn sóng dư luận về Hội sở chính, Chi nhánh không tránh khỏi sự ảnh hưởng. Hình ảnh của Chi nhánh đối với khách hàng còn khá mới mẻ.

- Vì địa bàn tỉnh Hậu Giang chủ yếu là nông thôn nên nhịp độ phát triển có độ ổn định nhưng chưa thật sự cao, đa số là phát triển nông nghiệp nên lượng khách hàng có nhu cầu tín dụng cũng như các hoạt động giao dịch không nhiều như ở các thành phố trung tâm.

- Chi nhánh thực hiện đúng theo các chiến lược mà Hội sở đưa ra nên có hạn chế về hoạt động tín dụng. Chi nhánh chưa được Hội sở đầu tư nhiều về trang thiết bị.

- Bên cạnh đó mức độ cạnh tranh giữa các Chi nhánh NH trên địa bàn ngày càng gay gắt, có hơn 10 chi nhánh các ngân hàng khác trên địa bàn. Cạnh tranh từ việc huy động đến cho vay, làm phát sinh rất nhiều chi phí như: quảng bá, tiếp thị, khuyến mãi,… Trong khi định mức chi phí quảng cáo, tiếp thị tại Chi nhánh thấp.

thế giới khủng hoảng ảnh hưởng rất nhiều đến các NHTM; do chấp hành các quy định lãi suất của NHNN nên việc huy động vốn của Chi nhánh cũng bị hạn chế, lãi suất tiền gửi hạ xuống thấp, khách hàng sẽ sử dụng tiền nhàn rỗi của họ vào việc đầu tư khác thay vì gửi NH.

5.3 GIẢI PHÁP

Dựa vào kết quả phân tích và những đánh giá cho thấy VNCB-CN Hậu Giang hoạt động khá hiệu quả nhưng chưa thật sự cao và còn nhiều biến động. Qua đây xin đề ra một số giải pháp dựa trên đặc thù của Chi nhánh, nhằm giúp nâng cao hơn nữa hiệu quả của cũng như phát triển tình hình hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hậu Giang nhiều hơn. Trong hoạt động kinh doanh NH, các Chi nhánh cần phải thực hiện gia tăng thu nhập, trong mức độ rủi ro phù hợp; sử dụng hợp lý chi phí để đảm bảo được lợi nhuận cho NH, cụ thể đối với VNCB- CN Hậu Giang như sau:

Giải pháp tăng thu nhập cho Chi nhánh.

Trải qua gia đoạn kinh tế khó khăn đối với ngành ngân hàng nói chung và VNCB nói riêng, VNCB-CN Hậu Giang cũng đã nỗ lực phấn đấu kinh doanh đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Đánh dấu một bước phát triển của Chi nhánh mới khai trương không lâu, giữ vững và phát huy vai trò của một Chi nhánh có tiềm năng của VNCB, tích cực thực hiện đúng tinh thần của một chi nhánh của ngân hàng đô thi đa năng, triển khai thực hiện đúng các chiến lược của VNCB và NHNN. Giai đoạn kế tiếp, Chi nhánh cần:

-Tiếp tục phát huy thế mạnh huy động vốn, đưa ra thêm những hình thức gửi tiền mới tiện lợi như KH có thể gửi những món tiền nhỏ ở nhiều thời điểm khác nhau để góp thành món lớn hơn. Củng cố mối quan hệ, có chính sách ưu đãi với các khách hàng quen của CN để họ tiếp tục gửi tiền vào. Tìm kiếm và phân tích những đối tượng có nguồn vốn nhàn rỗi và giới thiệu những hình thức huy động vốn với họ. Vì CN huy động được nhiều vốn là nền tảng trước tiên tạo ra thu nhập bằng cách cho vay khách hàng, hoặc điều chuyển về Hội sở để nhận khoản chênh lệch lãi.

-Ngoài việc phân tích đưa ra những sản phẩm cho vay nông nghiệp phù hợp với đặc thù phát triển trên địa bàn Hậu Giang, CN có thể điều tra để đưa ra một số sản phẩm cho vay tiêu dùng mới, mang tính khả thi như: cho công nhân viên chức vay, và những đối tượng khách hàng có khả năng tài chính khá cao khi cần dùng gấp tiền để trang trải,… Tuy nhiên khi có thể để đầu tư hoạt động cho vay này, CN cần phải thận trọng trong việc điều tra khách hàng.

-Bên cạnh đó, CN cần chủ động nắm bắt tình hình kinh tế đang diễn ra trên địa bàn, để kiến nghị tham mưu với cấp trên về nhu cầu sử dụng vốn ở đây. Vì NH có thể vẫn đạt được thu nhập khi điều chuyển vốn về Hội sở, nhưng thu nhập chưa cao, phải đánh đổi rủi ro để nâng cao thu nhập của CN.

Giải pháp sử dụng chi phí hợp lý

Do chi phí là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động kinh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 58)