Phân tích thu nhập

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 38)

Thu nhập là yếu tố cơ bản quyết định kết quả kinh doanh của NH, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của NH. NH muốn hoạt động hiệu quả trước tiên phải có nguồn thu nhập. Là một chi nhánh của ngân hàng đô thị đa năng, VNCB-CN Hậu Giang luôn cố gắng đảm bảo nguồn thu nhập ổn định trong giai đoạn kinh tế nước ta có nhiều bất ổn, để hỗ trở đắc lực cho Hội sở chính cũng như để phát triển CN mạnh mẽ hơn.

Trong cơ cấu thu nhập của CN gồm có thu nhập lãi, thu từ hoạt động dịch vụ và một số nguồn thu từ các hoạt động khác được gọi chung sau đây là thu

nhập khác. Trong giai đoạn phân tích, thu nhập lãi của Chi nhánh luôn chiếm phần lớn trong cơ cấu tổng thu nhập, những nguồn thu nhập khác chỉ chiếm tỉ lệ 1%, thu nhập lãi luôn chiếm đến 99%. Cơ cấu tổng thu nhập của CN thể hiện rất rõ rệt về sự phân bổ của thu nhâp, thu nhập từ hoạt động tín dụng của CN luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn thu nhập từ các hoạt động khác.

Thu nhập lãi

Như những NHTM khác thu nhập lãi luôn là nguồn thu nhập chính của NH, VNCB-CN Hậu Giang cũng có nguồn thu nhập lãi là nguồn thu chính. Nên những sự biến động trong thu nhập lãi luôn ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu nhập của CN cũng như kết quả hoạt động kinh doanh như những CN khác. Nhưng điều khác biệt của NH là ngoài thu nhập từ lãi cho vay trong nguồn thu nhập lãi của CN còn có nguồn thu khác từ hoạt động tín dụng, đây chính là nguồn thu mà Chi nhánh nhận được khi điều chuyển vốn về Hội sở. Do chi nhánh không sử dụng vốn để đầu tư vào hoạt động cho vay nhiều nên thu nhập từ lãi cho vay chiếm ít trong tổng thu nhập. Phần lớn vốn huy động của Chi nhánh được điều chuyển về Hội sở nên thu nhập từ nguồn này của CN chiếm tỷ trọng khá lớn.

Thu từ dịch vụ

Ngoài thu nhập lãi, VNCB-CN Hậu Giang còn có nguồn thu nhập từ các hoạt động dịch vụ. Những hoạt động như làm thẻ ATM, những dịch vụ trung gian: thanh toán trong nước, chuyển tiền nhanh, chuyển tiền kiều hối,… Nhưng nguồn thu này chiếm tỷ trọng không cao trong trong cơ cấu thu nhập của CN, chiếm chưa đến 1% nên sự biến đổi của nguồn thu này ảnh hưởng đến tổng thu nhập của CN chưa đáng kể. Ngoài ra CN cũng có một số nguồn thu nhập khác cũng chiểm tỉ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập.

Nhìn chung thu nhập của VNCB trong 2 năm 2012- 2013 có sự thay đổi. Thu nhập lãi tăng lên kể cả thu lãi cho vay và thu khác từ hoạt động tín dụng. Đây là một kết quả gần như là tất nhiên, bởi vì có thể thấy được xét đến cả năm 2013, doanh số cho vay của CN nhiều hơn năm 2012, nên nguồn thu nhập lãi từ hoạt động cho vay tăng lên, do ở CN hoạt động cho vay khá ổn định. Hơn thế nữa phần vốn điều chuyển về Hội sở của năm 2013 tăng lên so với năm 2012 nhờ vốn huy động tăng, nên phần chênh lệch lãi CN nhận được ở năm này sẽ nhiều hơn năm trước. Bên cạnh đó thì nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của CN giảm xuống, tuy nhiên như đã biết nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của CN chiếm tỷ trọng không cao nên tổng thu nhập của năm 2013 vẫn tăng so với năm 2012. Ngoài ra thì nguồn thu nhập khác của năm này cũng tăng hơn

Bảng 4.7 Thu nhập của VNCB-CN Hậu Giang (2012-2013)

Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013/ 2012 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm

2013 Số tiền % Thu nhập lãi: 18.869 27.113 8.244 43,69 -Thu lãi cho vay 287 567 280 97,56 -Thu khác từ HĐTD 18.582 26.546 7.964 42,86 Thu nhập ngoài lãi: 82 102 20 24,39 -Thu từ dịch vụ 51 38 -13 -25,49 -Thu nhập khác 31 64 33 106,45 Tổng thu nhập 18.951 27.215 8.264 43,61

Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang

Xét đến thu nhập của NH trong các khoảng thời gian 6 tháng đầu năm của mỗi năm trong giai đoạn 2012- 2014 để thấy rõ hơn sự biến động thu nhập của CN trong giai đoạn vừa qua. Thu nhập qua 6 tháng mỗi năm của Chi nhánh có sự tăng nhưng không đều, tăng nhẹ ở giai đoạn đầu, tăng nhanh ở thời gian sau. Cụ thể 6TĐN 2013 thu nhập của CN tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, sau đó tăng mạnh ở 6 tháng đầu năm 2014. Qua đó phần nào thể hiện được sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của CN, nhờ vào những cố gắng nỗ lực của CN cũng như của các cán bộ nhân viên của CN. Điều này giúp tạo ấn tượng tốt về CN trong lòng khách hàng. Thêm vào đó CN cũng có nhiều chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng nhân những dịp như mừng xuân, mừng sinh nhật của CN, cho thấy CN luôn có sự quan tâm đến khách hàng của CN. Hiệu quả là NH huy động nguồn vốn khá tốt, và từ nguồn vốn này NH có thể điều chuyển về Hội sở tăng thêm nguồn thu nhập của CN, điều này thể hiện trong 6TĐN mỗi năm của giai đoạn 2012- 2014, nguồn thu này của CN luôn tăng lên.

Ngoài ra tuy hoạt động cho vay của CN không nhiều nhưng lãi cho vay cũng tăng lên trong giai đoạn qua.

Nguồn thu từ dịch vụ của CN thì lại có biến đổi giảm ở 6TĐN 2013 và tăng lên trong 6TĐN 2014. Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của các NHTM hầu hết phụ thuộc vào khách hàng và phụ thuộc vào tình hình kinh tế. Khách hàng có nhu cầu giao dịch đến với NH, NH mới có thể có được nguồn thu nhập từ hoạt động này.

Bảng 4.8 Thu nhập mỗi 6TĐN của VNCB-CN Hậu Giang (2012-2014) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6TĐN 2013/ 6TĐN 2012 Chênh lệch 6TĐN 2014/ 6TĐN 2013 Chỉ tiêu 6TĐN 2012 6TĐN 2013 6TĐN 2014 Số tiền % Số tiền % Thu nhập lãi: 9.607 12.035 16.365 2.428 25,27 4.330 35,98 -Thu lãi cho vay 189 215 344 26 13,76 129 60,00 -Thu khác từ HĐTD 9.418 11.820 16.021 2.402 25,50 4.201 35,54 Thu nhập ngoài lãi: 39 23 40 -16 -41,03 17 73,91 -Thu về dịch vụ 27 14 31 -13 -48,15 17 121,43 -Thu nhập khác 12 9 9 -3 -25,00 0 0,00 Tổng thu nhập 9.646 12.058 16.405 2.412 25,01 4.347 36,05

Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang

Nếu so với tốc độ tăng trưởng của cả năm 2013 thì tốc độ tăng trưởng tổng thu nhập ở 6 TĐN 2014 thấp hơn, cho thấy tốc độ tăng trưởng thu nhập của CN đã bị chậm lại trong thời gian này. Mặc dù có sự biến động nhưng có thể nói nguồn thu nhập của VNCB-CN Hậu Giang có mức độ ổn định khá cao. Thu nhập ở cuối năm 2012 có giảm so với đầu năm nhưng giảm không nhiều, do nguồn thu lãi cho vay của CN giảm. Sang năm 2013, CN có nguồn vốn huy động tăng cao, cho vay nhiều hơn và phần vốn điều chuyển về Hội sở nhiều hơn, cùng với những cố gắng nỗ lực trong chính CN hoạt động chặt chẽ, nên nguồn thu nhập tăng lên đáng kể so với năm 2012. Bên cạnh đó, sau khi đổi tên NH từ TRUSTBank thành VNCB, nhiều chiến lược phát triển kinh doanh từ Hội sở được thực thi trên toàn hệ thống các Chi nhánh của VNCB như: mở rộng mạng lưới, thu hút khách hàng,…, nhằm mục đích phục hồi ổn định lại về tất cả mọi mặt, tình hình kinh doanh, chất lượng hoạt động của NH đúng như chiến lược “thay đổi để thành công” đã đề ra. Sang năm 2014, như đã nói ở trên nền kinh tế nước ta bước đầu có sự ổn định, ảnh hưởng khá nhiều đến hoạt động của Chi nhánh. Vốn huy động được Chi nhánh chủ yếu tập trung về Hội Sở, không cho KH vay nhiều nên thu nhập của NH tăng chậm lại. Tuy vậy với con số tăng lên hơn 30% so với cùng kỳ và tăng thêm 8% so với 6 tháng cuối năm 2013 vẫn thể hiện được xu hướng tăng thu nhập và phát triển của

CN, làm nền tảng để thu nhập 6 tháng cuối năm 2014 có sự cải thiện, phát triển mạnh mẽ hơn.

Ngoài việc tìm hiểu mức độ biến thiên của nguồn thu nhập, một chỉ số quan trọng thể hiện mức độ nhận được thu nhập lãi chính là lãi suất bình quân đầu ra (LSBQĐR). Do Chi nhánh điều chuyển vốn về Hội sở là chính nên nguồn thu nhập lãi suất này của NH có thu nhập từ việc điều chuyển vốn chiếm khá nhiều. Mặc dù VNCB- CN Hậu Giang chưa đầu tư nhiều vào hoạt động cho vay, nhưng CN có một lượng nguồn thu nhập lớn từ việc điều chuyển vốn nên nguồn thu nhập của CN cũng không nhỏ như vừa phân tích phía trên.LSBQĐR được xác định để nhận biết được mức độ tăng trưởng thu nhập, đặc biệt là thu nhập lãi của CN, cũng như làm nền tảng để phản ánh kết quả việc kinh doanh tạo ra thu nhập lãi của NH như thế nào khi so sánh với lãi suất bình quân đầu ra; vì hoạt động tín dụng là một hoạt động chủ yếu của tất cả các NHTM. LSBQĐR của CN ở năm 2013 là 10,58% giảm so với năm 2012. Năm 2012 lãi suất này là 13,59%, trong khi năm 2012 NHNN đã thực hiện điều chỉnh lãi suất cho vay của các Ngân hàng thương mại xuống. Ta đi vào xét đến mỗi 6 tháng trong năm của giai đoạn để thấy được rõ sự biến thiên của chỉ số lãi suất này.

Biểu đồ hình 4.2 dưới đây cho thấy lãi suất bình quân đầu ra của Chi nhánh có sự biến thiên tăng giảm không đồng đều. Mỗi 6 tháng trong giai đoạn phân tích lãi suất này có sự biến động khá rõ rệt, ở mức từ 4% đến hơn 7%, đặc biệt 6 TĐN 2012 lãi suất này ở mức cao nhất 7,66% và đã giảm vào 6TCN này. Đây là khoảng thời gian mà 2 lãi suất có sự chênh lệch nhau lớn nhất trong cả giai đoạn phân tích. Nguyên nhân do 6TCN này mức thu nhập lãi giảm xuống trong khi tổng tài sản sinh lãi vẫn tăng làm cho lãi suất bình quân đầu ra giảm xuống. Mà yếu tố tác động chủ yếu nhất là sự điều chỉnh lãi suất cho vay của các NHTM do NHNN thực hiện bắt đầu từ tháng 7/2012. Sau đó lãi suất này tăng trở lại vào 6TĐN 2013 và tiếp tục tăng đến cuối năm. Ở 6TĐN 2014 lại có dấu hiệu giảm mặc dù thu nhập lãi tăng. Ở 6TĐN 2014 dù thu nhập lãi tăng nhưng bên cạnh đó tổng tài sản sinh lãi cũng tăng lên và tốc độ tăng nhiều hơn thu nhập lãi nên chỉ số này giảm xuống, phản ánh tăng trưởng thu nhập lãi bị chậm lại ở thời gian này. Mặc dù có độ biến thiên nhưng mức lãi suất của Chi nhánh thời gian này giảm xuống không nhiều nếu so sánh với cả 6TĐN và 6TCN 2013 thì sự biến thiên này không nhiều, khá ổn định không có sự chênh lệch cao; vì nó còn thường phụ thuộc vào môi trường kinh tế. Điểm đáng lưu ý là từ cuối năm 2012 đến nay LSBQĐR của CN tuy không biến động, tăng giảm gì nhiều nhưng chưa lần nào đạt được như 6TĐN 2012, do tốc độ tăng thu nhập còn chưa cao, và hơn hết là từ khi điều chỉnh giảm lãi

suất NHNN vẫn chưa có sự điều chỉnh lãi suất tăng trở lại. NH cũng cần có giải pháp thích hợp để giữ lãi suất đầu ra phù hợp và ổn định để đảm bảo được tình hình, giữ được khách hàng cũng như thu hút nguồn đầu tư, đảm bảo nguồn thu nhập. Đây là chỉ số biểu hiện cơ bản mức độ hiệu quả thu nhập của hoạt động tín dụng, là cơ sở nền tảng để CN có thể xác định được khả năng của Chi nhánh có thể đầu tư thêm hoạt động tín dụng để sinh lời hay không?

Tóm lại lãi suất bình quân đầu ra của CN có sự biến động rõ rệt trong thời gian qua, do những tác động từ việc điều chỉnh lãi suất. Tuy lãi suất bình quân đầu ra của CN không quá cao nhưng thời gian gần đây có sự ổn định nên có triển vọng phục hồi và phát triển trở lại cũng như hoạt động tín dụng có tiềm năng phát triển đặc biệt là nghiệp vụ cho vay.

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 6TĐN 2012 6TCN 2012 6TĐN 2013 6TCN 2013 6TĐN 2014 Thời gian %

Nguồn: Theo sự tính toán của tác giả

Hình 4.2 LSBQĐR mỗi 6 tháng của VNCB-CN Hậu Giang (2012- 2014) Nói chung, thu nhập của VNCB- Hậu Giang trong giai đoạn phân tích cũng có phần thu nhập từ lãi là chính giống đa số các Chi nhánh ngân hàng khác và một số nguồn thu từ dịch vụ và nguồn thu khác. Nhưng điểm khác biệt là thu nhập lãi từ cho vay khách hàng của Chi nhánh thấp, phần lớn là thu từ điều chuyển vốn về Hội sở. Mức thu nhập đa số tăng qua 6 tháng đầu năm của mỗi năm trong giai đoạn phân tích, có sự ổn định, cho thấy hoạt động kinh doanh của CN có sự phát triển và tăng trưởng. Tuy nhiên nếu chỉ có mức thu nhập vẫn chưa đủ để thể hiện hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh, phải có thêm yếu tố chi phí hợp lý mới phản ánh chân thực sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của CN.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần xây dựng việt nam chi nhánh hậu giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)