Ở mỗi NHTM khác nhau đều có cách sử dụng nguồn vốn khác nhau, để hiểu rõ vấn đề này, cơ cấu tổng tài sản của ngân hàng sẽ được xem xét đến. Ở mỗi Chi nhánh của NH luôn có những nghiệp vụ sử dụng vốn chủ đạo để tạo nguồn thu cho NH cũng như sử dụng nguồn vốn huy động hợp lý hiệu quả. Điều này giúp Chi nhánh hoạt động tốt trên địa bàn và là một CN đắc lực của Trụ sở chính. VNCB-CN Hậu Giang hoạt động kinh doanh ở giai đoạn từ đầu năm 2012 đến đến 6 tháng đầu năm 2014 nay tổng tài sản đều tăng lên qua các thời điểm. Trong cơ cấu tổng tài sản của Chi nhánh phần lớn là loại tài sản có chính là khoản phải thu của CN. Dư nợ thông thường tại các thời điểm chiếm từ 1,4% đến hơn 3% trong tổng tài sản của chi nhánh, phần còn lại là tiền mặt tại quỹ và tài sản cố định.
Bảng 4.3 Tổng tài sản của VNCB- CN Hậu Giang (2012-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013/ 2012 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Số tiền %
Tiền mặt tại quỹ 3.067 2.086 -981 -31,99
Dư nợ 2.952 11.205 8.253 279,57
TSCĐ 2.124 2.959 835 39,31
Tài sản có khác 198.056 300.082 102.026 51,51
Tổng tài sản 206.199 316.332 110.133 53,41
Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang
Việc dư nợ của chi nhánh chiếm tỉ lệ không nhiều trong tổng tài sản cho thấy nghiệp vụ chủ đạo của Chi nhánh không phải là nghiệp vụ cho vay. Nguyên nhân điều này là do, không giống như một số Chi nhánh NH khác VNCB-CN Hậu Giang khi huy động được nguồn vốn, đồng vốn được giữ lại tại CN theo quy định và cho vay một phần, còn lại phần lớn vốn được điều chuyển về Hội Sở chính, và CN nhận được khoản thu nhập khác từ hoạt động tín dụng từ phía Hội sở. Hoạt động cho vay tại Chi nhánh không phát triển. Mỗi năm số dư tiền gửi khách hàng của VNCB-CN Hậu Giang có thể lên đến trên 200 tỷ đồng và cao hơn, nhưng dư nợ của CN chỉ ở khoảng vài tỷ đồng, con số cao nhất là năm 2013 ở mức 11,2 tỷ. Nguyên nhân thứ nhất là do, như đã nói ở trên NH không cho vay quá nhiều, việc sử dụng vốn cơ bản là đã
chuyển về Hội sở chính. Nguyên nhân kế tiếp, có thể giải thích là ở doanh số cho vay và doanh số thu nợ của Chi nhánh. Doanh số cho vay trong giai đoạn phân tích của Chi nhánh có lúc cao hơn, có lúc thấp hơn doanh số thu nợ của Chi nhánh, nhưng mức chênh lệch này không quá lớn, dẫn đến mặc dù dư nợ có biến đổi nhưng cũng không chiếm quá cao trong tổng tài sản của CN. Hơn thế nữa do địa bàn tỉnh Hậu Giang nông thôn còn nhiều, nên khách hàng chủ yếu đến vay ở CN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nhìn chung tổng tài sản của VNCB-CN Hậu Giang tăng lên trong giai đoạn (2012-2013) và chủ yếu do tài sản có khác của CN tăng. Nguyên nhân do trong 2 năm này nguồn vốn huy động của CN cũng tăng lên, mà hoạt động cho vay ở CN không nhiều, nên nguồn vốn được chuyển về Hội sở tăng lên.
Bảng 4.4 Tổng tài sản mỗi 6TĐN của VNCB- CN Hậu Giang (2012-2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6TĐN 2013/ 6TĐN 2012 Chênh lệch 6TĐN 2014/ 6TĐN 2013 Chỉ tiêu 6TĐN 2012 6TĐN 2013 6TĐN 2014 Số tiền % Số tiền % Tiền mặt tại quỹ 2.968 2.642 1.294 -326 -10,98 -1.348 -51,02 Dư nợ 3.492 5.349 9.967 1.857 53,18 4.618 86,33 TSCĐ 1.775 1.344 1.160 -431 -24,28 -184 -13,69 Tài sản có khác 170.651 239.263 339.862 68.612 40,21 100.599 42,05 Tổng tài sản 178.886 248.598 352.283 69.712 38,97 103.685 41,71
Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang
Bên cạnh đó xét đến những thời điểm 6 tháng đầu năm trong giai đoạn (2012-2014), tổng tài sản của CN cũng có những biến động tương tự như cả năm, tổng tài sản của CN tăng lên và 6TĐN 2014 tăng nhiều hơn 6TĐN 2013. Chủ yếu cũng do tăng tài sản có khác của CN, nhờ vào việc huy động vốn của NH có hiệu quả trong giai đoạn này.
Ngoài việc điều chuyển vốn về Hội sở chính, chi nhánh cũng thực hiện nghiệp vụ cho vay, sử dụng nguồn vốn huy động tạo doanh thu như các CN của các NHTM khác. Vì đây là một trong những nghiệp vụ chủ yếu của bất cứ
lên tình hình kinh doanh của CN có hiệu quả như thế nào? Xét đến hoạt động cho vay của VNCB-CN Hậu Giang, doanh số cho vay năm 2013 tăng hơn so với năm 2012, và doanh số thu nợ cũng tăng. Do mức độ tăng của doanh số thu nợ thấp hơn doanh số cho vay nên dư nợ của 2013 cũng tăng lên.
Bảng 4.5 Hoạt động cho vay của VNCB-CN Hậu Giang (2012-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chênh lệch 2013/ 2012 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Số tiền %
Doanh số cho vay 78.073 120.577 42.504 54,44
Doanh số thu nợ 78.787 112.324 33.537 42,57
Dư nợ 2.952 11.205 8.253 279,57
Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang
Để hiểu rõ hơn hoạt động cho vay của Chi nhánh ta xém xét hoạt động cho vay này qua 6 tháng đầu năm, từ năm 2012 đến 2014 để thấy được tình hình của hoạt động cho vay có sự thay đổi thế nào.
Bảng 4.6 Hoạt động cho vay 6TĐN của Chi nhánh (2012-2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6TĐN 2013/ 6TĐN 2012 Chênh lệch 6TĐN 2014/ 6TĐN 2013 Chỉ tiêu 6TĐN 2012 6TĐN 2013 6TĐN 2014 Số tiền % Số tiền % Doanh số cho vay 37.775 53.860 41.496 16.085 42,58 -12.364 -22,96 Doanh số thu nợ 37.949 51.463 42.734 13.514 35,61 -8.729 -16,96 Dư nợ 3.492 5.349 9.967 1.857 53,18 4.618 86,33
Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang
Bảng 4.6 trên đây cho thấy hoạt động cho vay của CN cũng có sự biến động trong giai đoạn. Cả ba thông số doanh số cho vay, doanh số thu nợ, và dư nợ đều có sự biến thiên, tăng giảm không đều.
Doanh số cho vay của CN qua mỗi 6 TĐN có sự biến động tăng giảm không đều. 6TĐN 2013 doanh số cho vay tăng so với cùng kỳ năm trước, và tăng khá cao, tăng trên 40%. Nguyên nhân do ở 6TĐN 2012 CN mới khai trương trên địa bàn Hậu Giang được hơn 3 tháng, chưa thu hút được nhiều
khách hàng có nhu cầu vay vốn biết đến CN, qua 6 TĐN 2013 cơ bản có thể thấy CN đã được biết đến nhiều hơn và khách hàng có nhu cầu vay vốn đến với NH nhiều hơn. Ngoài ra trên 1 năm hoạt động khách hàng khi giao dịch với CN phần nào có được sự tín nhiệm về cách hoạt động của CN. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2014 doanh số cho vay giảm xuống so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do 6TĐN 2014 CN chính sách tập trung nguồn vốn điều chuyển về Hội sở và do hoạt động cho vay tại CN bị hạn chế do Hội sở thấy được nhu cầu vay vốn trên địa bàn không cao.
Doanh số thu nợ của CN trong giai đoạn vừa qua cũng có khá nhiều sự biến đổi, và biến đổi gần tương tự như doanh số cho vay, cũng tăng ở 6 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ và giảm xuống vào 6TĐN 2014. Doanh số thu nợ là một thông số phụ thuộc vào doanh số cho vay của NH. Ngoài việc công tác thu hồi nợ của NH tốt thì NH phải có cho vay thì mới có thu nợ. VNCB- CN Hậu Giang đã có công tác thu nợ khá tốt và ổn định. CN luôn giám sát chặt chẽ các khoản vay của khách hàng, kiểm tra và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hẹn nên doanh số thu nợ luôn đạt gần mức doanh số cho vay, và có lúc cao hơn doanh so cho vay.
Dư nợ của CN tuy không chiếm nhiều trong tổng tài sản nhưng cũng có những sự biến động, và biến động theo doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Năm 2012 do doanh số thu nợ cao hơn doanh số cho vay nên dự nợ 6TCN giảm xuống so với 6 tháng đầu năm. Đến năm 2013, dư nợ tăng lên ở 6TĐN và tiếp tục tăng cao nhất ở thời điểm 6TCN và giảm xuống ở 6TĐN 2014. Mặc dù công tác thu nợ của CN khá tốt, nhưng ở cả năm 2013 doanh số thu nợ không cao hơn doanh số cho vay dẫn đến dư nợ tăng lên, đến 6TĐN 2014 có sự giảm xuống nhưng giảm không nhiều chỉ giảm theo chiều hướng giảm của doanh số cho vay. Tuy dư nợ của NH là một thông số phản ánh tình hình kinh doanh của NH, nhưng nó có thể phản ánh chưa hoàn toàn tình hình kinh doanh, vì có thể dư nợ của NH thấp là do NH không cho vay như vậy có thể thu nhập sẽ thấp, hoặc dư nợ NH cao không phải do cho vay nhiều mà do công tác xử lí nợ chưa tốt. Thế nên khi xét đến yếu tố dư nợ phải luôn xét đến 2 thông số liên quan đến nó là: doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Ở VNCB- Hậu Giang doanh số cho vay không ở mức quá cao, và công tác xử lí nợ cũng khá tốt nên mức dư nợ của chi nhánh ở trong mức hợp lí tương ứng mặc dù dư nợ không cao. Tuy vậy trong giai đoạn vừa qua dư nợ của Chi nhánh cũng có sự biến động nhẹ.
Tóm lại, tình hình sử dụng vốn của VNCB- Hậu Giang ngoài việc tập trung điều chuyển vốn về Hội sở chính, CN còn thực hiện hoạt động cho vay.
cho thấy tuy việc điều vốn về hội sở để nhận thu nhập khác từ hoạt động tín dụng có thể có ít rủi ro hơn, song cũng xét về mặt nếu NH có thể cho vay nhiều hơn cũng có thể có cơ hội mang về lợi nhuận cao hơn, khai thác được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Thế nên CN có thể có một số kiến nghị với Hội sở, có những giải pháp phù hợp để có thể hoạt động nhiều hơn khai thác hết được nguồn lực trên địa bàn Hậu Giang, và nâng cao hiệu quả kinh doanh của CN. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn của CN phần nào đã thể hiện tình hình kinh doanh của VNCB-CN Hậu Giang, để thấy rõ được hiệu quả hoạt động kinh doanh của CN trong thời gian qua, điều cơ bản và cần thiết nhất là phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của CN.