chiều hướng nhất định, không hẳn cứ bỏ chi phí ra nhiều thì thu nhập của ngân hàng sẽ tăng hay lợi nhuận sẽ giảm mà còn tùy vào tình hình hoạt động của NH. Chi phí được xem là yếu tố quyết định trong kết quả kinh doanh của NH. Nếu sử dụng chi phí hợp lý, gia tăng chi phí có thể giúp thu nhập tăng cao, với điều kiện thu nhập phải tăng cao hơn tốc độ tăng của chi phí thì lợi nhuận mang về NH sẽ nhiều hơn. Ngược lại nếu đẩy mạnh chi phí nhưng không phù hợp với tình hình thực tế của NH sẽ đưa lợi nhuận của NH xuống thấp, thậm chí có thể không có lợi nhuận mà còn dẫn đến thua lỗ.
VNCB- CN Hậu Giang trong quá trình hoạt động kinh doanh giai đoạn (2012- 2013) và 6 tháng đầu năm 2014 vừa qua có các khoản chi phí: chi phí lãi, chi phí dịch vụ, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng, và còn có một số khoản chi phí khác.
Khoản chi phí lãi là khoản chi phí chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng chi phí, NH có nguồn thu nhập từ thu nhập lãi là chính, nên tỉ trọng khoản chi phí lãi trong cơ cấu chi phí cũng phù hợp với nguồn thu nhập. Ngoài ra ngân hàng còn tốn chi phí cho hoạt động dịch vụ, chi phí dự phòng và một số hoạt động khác. Một khoản chi phí được coi như là khoản chi phí cố định trong cơ cấu là chi phí hoạt động kinh doanh cho NH.
Bảng 4.9 Chi phí của VNCB-CN Hậu Giang (2012-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 2013/ 2012 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Số tiền % Chi phí lãi 13.350 20.946 7.596 56,90 Chi phí dịch vụ 789 850 61 7,73 Chi phí HĐKD 2.020 3.820 1.800 89,11 Chi phí dự phòng 67 89 22 32,84 Chi phí khác 131 141 10 7,63 Tổng chi phí 16.357 25.846 9.489 58,01
Chú thích: HĐKD- Hoạt động kinh doanh
Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang
Xét trong 2 năm 2012, 2013 thì chi phí năm 2013 tăng lên so với năm 2012, tăng về tất cả các khoản chi phí trong cơ cấu. Chi phí lãi chiếm tỷ trọng trên 70% trong tổng chi phí của Chi nhánh nên chi phí lãi tăng thì tổng chi phí có sự thay đổi rõ rệt. Thêm vào đó các khoản chi phí dịch vụ, chi phí hoạt động kinh doanh, chi phí dự phòng và khoản chi phí khác của Chi nhánh cũng
tăng thêm so với năm 2012. Kết quả là tổng chi phí của CN năm 2013 tăng lên hơn 50% so với năm 2012.
Chi phí lãi
Như đã biết nghiệp vụ huy động vốn của VNCB-CN Hậu Giang được đầu tư và khá phát triển, nguồn vốn huy động vẫn luôn tăng trong giai đoạn phân tích nên lượng chi phí cho nghiệp vụ này tức là chi phí trả lãi cho vốn huy động cũng khá cao. Thông thường đây là khoản chi phí mà hầu hết các NHTM đều bỏ ra nhiều nhất để chi trả lãi cho khách hàng để có thể phát triển nghiệp vụ huy động vốn cũng như tạo nền tảng cho việc sử dụng vốn của NH. Năm 2013 Chi nhánh huy động vốn tăng mạnh so với năm 2012, nên chi phí lãi của năm 2013 tăng lên và tăng khá nhiều, có thể thấy tốc độ tăng của chi phí lãi gần như tương đương với tốc độ tăng vốn huy động của CN. Qua đó có thể thấy được chi phí lãi là chi phí quan trọng của CN, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình kinh doanh cũng như chất lượng hoạt động của NH. CN cần có công tác quản lý chi phí này chặt chẽ cũng như sử dụng hợp lý khoản chi phí này.
Chi phí dịch vụ
Đây là khoản chi phí CN nhánh bỏ ra cho tất cả các hoạt động về dịch vụ của NH. Ở mỗi NHTM đều đầu tư cho hoạt động dịch vụ, đây là khoản chi phí chủ yếu tiếp theo của các NH vì ngoài việc nhằm mục đích tăng thêm doanh thu, thì đây là khoản chi góp phần tạo nên bộ mặt của NH, hoạt động dịch vụ của NH tốt sẽ tạo được ấn tượng tốt cho khách hàng về NH. VNCB-CN Hậu Giang bỏ ra khoản chi phí cho hoạt động này khá nhiều và trong năm 2013 chi phí này cũng tăng so với năm 2012, do CN cần đầu tư hoạt động dịch vụ phát triển nhiều hơn để khẳng định được uy tín và chất lượng của Chi nhánh đối với khách hàng trên địa bàn.
Chi phí hoạt động kinh doanh
Đây là khoản chi phí cố định trong NH, Chi nhánh phải chi trả cho những khoản tiền lương nhân viên, điện, nước cho cơ quan và một số chi phí cho các vật liệu văn phòng và một số hoạt động khác. Là khoản chi phí có tỷ trọng đứng thứ hai trong tổng chi phí sau chi phí lãi. Trong năm 2013 chi phí này của VNCB- CN Hậu Giang cũng tăng và tăng khá nhiều so với năm 2012. Đặc biệt trong năm 2013 việc thay đổi tên ngân hàng thành VNCB, Chi nhánh cũng phải bỏ ra một khoản chi phí trong chi phí hoạt động để thay đổi tên, từ bảng hiệu đến các vật dụng khác trong cơ quan. Đây là là khoản chi phí cần thiết cho hoạt động của CN, quy mô phát triển hoạt động của NH lớn hơn dễ dàng khiến khoản chi phí này tăng lên, nên CN có thể tiết kiệm những khoản
nào thì hãy tiết kiệm để góp phần giảm tổng chi phí và nâng cao lợi nhuận cho Chi nhánh.
Chi phí dự phòng
Là khoản chi phí dự phòng cụ thể của Chi nhánh, giống như những chi nhánh của các NHTM khác. Nguyên nhân mà tỷ trọng của khoản chi phí này trong tổng cơ cấu chi phí chiếm không nhiều, là do đa số những khoản cho vay của Chi nhánh luôn có tài sản đảm bảo có giá trị. Trong năm 2013 chi phí dự phòng của chi nhánh cũng tăng so với năm 2012, chi phí này phụ thuộc vào hoạt động cho vay của chi nhánh, nên nếu Chi nhánh cho vay những món không có tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản đảm bảo ít thì chi phí dự phòng này sẽ tăng lên.
Ngoài các loại chi phí cơ bản vừa kể trên, trong quá trình hoạt động kinh doanh Chi nhánh còn có một số loại chi phí khác để phục vụ mục đích tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh của NH, và cũng tăng trong thời gian vừa qua.
Bảng 4.10 Chi phí mỗi 6TĐN của VNCB-CN Hậu Giang (2012-2014)
Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch 6TĐN 2013/ 6TĐN 2012 Chênh lệch 6TĐN 2014/ 6TĐN 2013 Chỉ tiêu 6TĐN 2012 6TĐN 2013 6TĐN 2014 Số tiền % Số tiền % Chi phí lãi 7.890 9.559 13.107 1.669 21,15 3.548 37,12 Chi phí dịch vụ 186 210 581 24 12,90 371 176,67 Chi phí HĐKD 883 1.806 1.858 923 104,53 52 2,88 Chi phí dự phòng 25 37 43 12 48,00 6 16,22 Chi phí khác 12 32 16 20 166,67 -16 -50,00 Tổng chi phí 8.996 11.644 15.605 2.648 29,44 3.961 34,02
Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang
Xét đến các khoản chi phí này và tổng chi phí qua mỗi 6 tháng đầu năm trong cả giai đoạn để thấy rõ sự biến thiên của chi phí từ đầu năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014. Bảng 4.10 trên đây cho thấy cơ cấu các thành phần trong tổng chi phí ở mỗi 6 TĐN tương tự như ở 2 năm 2012- 2013, chi phí lãi vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là chi phí hoạt động kinh doanh và đến các chi phí dịch vụ, dự phòng và các chi phí khác. Bảng chi phí này còn thể hiện các loại chi phí tăng lên ở 6TĐN 2013 so với cùng kỳ và tiếp tục tăng ở 6TĐN
2014, chỉ có chi phí khác của Chi nhánh là có biến động tăng rồi giảm nhưng do tỷ trọng của chi phí rất thấp trong tổng cơ cấu nên sự ảnh hưởng không đáng kể. Tổng chi phí của Chi nhánh vẫn tăng lên trong thời gian này.
Xét đến từng 6 tháng trong năm của cả giai đoạn để thấy rõ sự biến động của chi phí, cũng như nguyên nhân và cách quản lý chi phí của Chi nhánh trong thời gian qua. Biểu đồ hình 4.3 dưới đây cho thấy chi phí của Chi nhánh có sự biến động tăng giảm không đều. Chi phí thấp nhất và vào khoảng thời gian 6 tháng cuối năm (6TCN) 2012, nguyên nhân là do chi phí lãi của thời gian này giảm khá nhiều, có thể thấy chi phí ngoài lãi của 6 tháng này tăng nhưng vì tỷ trọng của chi phí ngoài lãi không nhiều nên tổng chi phí giảm, và là khoản thời gian chi phí thấp nhất trong giai đoạn. Có thể lí giải điều này bằng cách đối chiếu nguồn vốn huy động của CN. Trong cả giai đoạn phân tích thì 6 tháng cuối năm 2012 vốn huy động tăng ít nhất, tất nhiên chi phí của 6 tháng này cũng thấp nhất. Và phải kể đến việc NHNN điều chỉnh giảm lãi suất xuống, áp trần lãi suất huy động tiền gửi của các NHTM. Điều này tuy có thể làm NH số lượng vốn huy động có chiều hướng giảm đi, nhưng cũng chính điều này ảnh hưởng đến khoản chi phí lãi của Chi nhánh cũng như các NHTM giảm xuống. 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 6TĐN 2012 6TCN 2012 6TĐN 2013 6TCN 2013 6TĐN 2014 Thời gian Triệu đồng
Chi phí ngoài lãi Chi phí lãi
Nguồn: Phòng Kế Toán- Ngân Quỹ VNCB- CN Hậu Giang
Hình 4.3 Chi phí mỗi 6 tháng của VNCB-CN Hậu Giang (2012- 2014) Sang năm 2013 chi phí của chi nhánh bắt đầu tăng lên và tăng đến 6 TĐN 2014. Các chi phí ngoài lãi cũng tăng lên nhưng cơ bản là chi phí lãi tăng lên làm tổng chi phí tăng lên đáng kể. Tổng chi phí 6TĐN 2013 tăng so với
tăng lên so với trước đó, có thể giải thích việc tăng chi phí trong năm 2013 này bằng một số nguyên nhân sau đây. Năm 2013 là năm có nhiều thay đổi với VNCB cũng như VNCB-CN Hậu Giang đặc biệt là việc thay đổi tên NH, trước hết khi thay đổi tên là NH, Chi nhánh Hậu Giang cũng phải bỏ ra thêm khoản chi phí ngoài lãi cụ thể là chi phí hoạt động kinh doanh để thay đổi tên của CN, thay đổi những vật dụng, những trang thiết bị gắn liền với tên TRUSTBank. Nhưng cơ bản nhất năm 2013 Chi nhánh huy động vốn tăng cao nhất, đây là khoản chi phí CN phải trả nhiều nhất. Cuối cùng đến thời gian 6 TCN 2014 chi phí chi nhánh cũng tăng lên. Hình 4.3 cho thấy ở 6 tháng này chi phí ngoài lãi của NH giảm xuống và chi phí lãi lại tăng. Nguyên nhân lại do vốn huy động của Chi nhánh trong 6 tháng này lại tăng, mặc dù tốc độ tăng vốn huy động chậm lại nhưng số dư tiền gửi khách hàng của Chi nhánh vẫn ở mức cao và cao nhất trong cả giai đoạn phân tích nên việc CN phải tốn khoản chi phí lãi cho hoạt động này là điều hoàn toàn phải có. Đến nay chi phí lãi của 6 TĐN 2014 ở mức 13 tỷ đồng.
Chi phí đầu vào là chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Như đã biết VNCB-CN Hậu Giang có thế mạnh về huy động vốn, nên CN sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc này. Chỉ số lãi suất bình quân đầu vào sẽ cho thấy lãi suất chi phí mà ngân hàng phải trả cho việc sử dụng nguồn vốn. Xét trong 2 năm 2012, 2013 lãi suất này cũng có sự biến động nhưng không lớn, chỉ chênh lệch nhau hơn 1 đơn vị % trong 2 năm, lãi suất này năm 2012 là 9,6% và giảm xuống, năm 2013 là 8,2%. 0 1 2 3 4 5 6 7 6TĐN 2012 6TCN 2012 6TĐN 2013 6TCN 2013 6TĐN 2014 Thời gian %
Nguồn: Theo sự tính toán của tác giả
Hình 4.4 LSBQĐV mỗi 6 tháng của VNCB-CN Hậu Giang (2012- 2014) Biểu đồ hình 4.4 phía dưới rõ ràng cho thấy lãi suất bình quân đầu vào có sự biến động tăng giảm không đều. Xét đến 6 tháng trong mỗi năm ta sẽ thấy
độ biến thiên của LSBQĐV này nhiều hơn. Trong biểu đồ trên ta có thể thấy, lãi suất này không biến động giống như chi phí lãi, vì Llãi suất này không những phụ thuộc vào chi phí lãi còn phụ thuộc vào số lượng vốn huy động của Chi nhánh. Tuy thời gian đầu lãi suất này có giảm xuống và giảm khá mạnh ở 6TCN 2012, do ảnh hưởng từ việc điều chỉnh từ NHNN điều chỉnh giảm lãi suất huy động của các NHTM. Nhưng sau đó đến 6 TĐN 2013 lãi suất tăng lên do chi phí lãi tăng trở lại. Và lãi suất này luôn trong khoảng 4% tuy có tăng có giảm nhưng không biến động nhiều trở về sau mặc dù chi phí lãi vẫn tiếp tục tăng lên. Biểu đồ hình 4.4 cũng cho thấy lãi suất bình quân đầu ra của Chi nhánh không quá cao cho thấy chi phí sử dụng vốn của CN cũng không cao. Từ việc điều chỉnh lãi suất huy động mỗi NH thương mại luôn cần đảm bảo chỉ số LSBQĐV này để có thể thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của người dân, vừa thực hiện đúng các quy định của NHNN, và phải đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Nhận xét chung đối với VNCB- CN Hậu Giang LSBQĐRvà LSBQĐV luôn có sự chênh lệch với nhau. Và LSBQĐR luôn luôn lớn hơn lãi suất đầu vào. Mặc dù sự chênh lệch này không nhiều do LSBQĐR của NH không lớn nhưng điều này cũng có thể chứng tỏ được trong cả giai đoạn phân tích hoạt động tín dụng NH luôn đạt được hiệu quả khá khả quan. Tuy vậy sự chênh lệch này ở những 6 tháng của năm 2013 lại giảm so với năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2014 lại giảm xuống. Qua đây cho thấy hoạt động tín dụng của CN có sự chậm phát triển.
Tóm lại, chi phí của Chi nhánh trong giai đoạn (2012- 2013) và 6 tháng đầu năm 2014 vừa qua cũng có sự biến động, giảm ở cuối năm 2012 và tăng nhiều ở thời gian sau. Nguyên nhân do chi phí lãi của CN khá nhiều, chi nhánh huy động vốn tăng nhiều ở năm 2013. Tuy chi phí của CN tăng cao nhưng liệu kết quả kinh doanh của chi nhánh có bị ảnh hưởng, vẫn phải xem xét đến yếu tố lợi nhuận của Chi nhánh trong giai đoạn vừa qua. Tình hình chi phí và nguồn thu nhập của NH có nhiều biến động trong giai đoạn vừa qua sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận trước thuế cũng như hiệu quả kinh doanh cũng như những hoạt động của CN.