Dựa trên kết quả chênh lệch khối lượng đầu-cuối thí nghiệm để đánh giá khả năng tăng trọng của gà. Khả năng tăng trọng của gà trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.2
Bảng 4.2 Tăng trọng của gà trong thời gian thí nghiệm
Chỉ tiêu NT SE P
CĂLT CĂCT ĐC
Số ngày thí nghiệm, ngày 56 56 56 - -
KL đầu thí nghiệm, g/con 373,57 382,23 372,97 3,61 0,209 KL cuối thí nghiệm, g/con 1.114,21a 1.088,37a 947,89b 16,80 0,001 TT toàn thí nghiệm, g/con 740,65a 706,13a 574,92b 19,23 0,002 TTTĐ toàn thí nghiệm, g/con/ngày 12,79a 12,12a 10,06b 0,26 0,001 Ghi chú: Các trung bình trong một hàng có chữ số a,b khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P≤0,05). KL: khối lượng, TTTĐ: tăng trọng tuyệt đối
Khối lượng gà đầu thí nghiệm nằm trong khoảng 370-390 g/con, tuy có khác biệt nhưng sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P=0,209). Điều này cho thấy gà được chọn thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng, đây là yếu tố thuận lợi để thí nghiệm chính xác hơn. Tuy nhiên các chỉ tiêu khối
lượng gà cuối thí nghiệm (g/con), tăng trọng toàn thí nghiệm (g/con) và tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) có khuynh hướng cao hơn ở NT CĂCT so với NT ĐC, cao nhất ở NT CĂLT, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P≤0,05). Hình 4.2 thể hiện sự chênh lệch về tăng trọng tuyệt đối giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm.
Hình 4.2 Biểu đồ tăng trọng toàn thí nghiệm giữa các nghiệm thức 740.65 706.13 574.92 0 100 200 300 400 500 600 700 800
CĂLT CĂCT ĐC Nghiệm thức
T ăng tr ọn g, g /c on )
Kết quả số liệu Bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy tăng trọng của gà cao nhất là ở NT CĂLT (740,65 g/con), kế đến là NT CĂCT (706,13 g/con), thấp nhất là NT ĐC (574,92 g/con), sai khác có ý nghĩa thống kê (P=0,002). Kết quả trên cho thấy việc bổ sung thêm chế phẩm men vi sinh Bactozyme đã có những ảnh hưởng tích cực đến tăng trọng của gà, tuy nhiên sự khác biệt giữa các phương pháp bổ sung men sai khác không có ý nghĩa thống kê mặc dù có sự chênh lệch về tăng trọng. Tương tự tăng trọng tuyệt đối của gà cao nhất ở NT CĂLT (12,79 g/con/ngày), kế đến là NT CĂCT (12,12 g/con/ngày), thấp nhất ở NT ĐC (10,06 g/con/ngày). Kết quả tăng trọng tuyệt đối của NT CĂLT
và NT CĂCT cao hơn so với tăng trọng tuyệt đối gà lai giai đoạn 5-12 tuần tuổi là 11,55 g/con/ngày và gà Nòi là 7,97 g/con/ngày theo nghiên cứu của Nguyễn Công Hậu (1013), riêng tăng trọng tuyệt đối ở NT ĐC thấp hơn tăng tuyệt đối của gà lai nhưng cao hơn tăng trọng tuyệt đối của gà Nòi. Nguyên nhân có thể do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết trong thời gian thí nghiệm đã ảnh hưởng đến tăng trọng tích lũy của gà. Bên cạnh đó, do là con lai giữa gà Nòi và Lương Phượng nên có ảnh hưởng di truyền về tốc độ tăng trưởng (gà Lương Phượng có tốc độ tăng trưởng tốt hơn gà Nòi). Theo nghiên cứu trên gà Nòi lai của Thân Hoàng Phúc (2012), tăng trọng tuyệt đối trong giai đoạn 4-14 tuần tuổi là 14,7 g/con/ngày cao hơn so với nghiên cứu, nguyên nhân có thể là do tuần tuổi khảo sát, con giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau nên đã ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Nguyên nhân giúp gà tăng trọng tốt hơn có thể do các tác động tích cực chung nhất của probitic đối với gia cầm như sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, acid lactic và các acid hữu cơ khác cạnh tranh phát triển với các vi sinh vật gây bệnh, sinh khối của chúng sinh ra giàu protein và vitamin là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi. Ngoài ra probiotic giúp tăng chiều dài và chiều sâu lông nhung ruột, tăng chiều dài, chiều sâu lông nhung ruột đồng nghĩa với tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu của Taheri et al. (2010) bổ sung vi khuẩn Pediococcus acidilactici vào khẩu phần của gà Ross 308 từ 1-42 ngày tuổi giúp làm tăng trọng lượng cơ thể, tăng chiều dài lông nhung của tá tràng, hồi tràng so với nghiệm thức đối chứng. Tương tự kết quả nghiên cứu của Chafai et al. (2007), gà ISA 15 có tăng trọng tốt hơn khi bổ sung vi khuẩn Pediococcus acidilactici
vào khẩu phần ăn.
Kết quả nghiên cứu của Zhang et al. (2005) cho thấy gà Ross từ 0-5 ngày tuổi ăn nấm Saccharomyces cereviciae hoặc thành tế bào nấm Saccharomyces cereviciae sẽ cho tăng trọng tốt hơn.Tương tự theo nghiên cứu của Paryad and Mahmoudi (2008) bổ sung nấm Saccharomyces cereviciae ở mức 1,5% cho gà Ross 0-6 tuần tuổi giúp làm tăng trọng lượng cơ thể.
Các nghiên cứu tuy có phương pháp bố trí thí nghiệm, động vật thí nghiệm và địa điểm thí nghiệm khác nhau. Nhưng nhìn chung khi bổ sung nấm Saccharomyces cereviciae, vi khuẩn Pediococcus acidilactici vào khẩu phần ăn của gia cầm đều cho kết quả tốt về tăng trọng. Trong phạm vi của nghiên cứu, khi bổ sung chế phẩm men vi sinh Bactozyme vào khẩu phần ăn của gà thịt đã có những ảnh hưởng tích cực đến tăng trọng và tăng trọng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm, cao nhất ở NT CĂLT.
4.3 Ảnh hƣởng của các nghiệm thức lên tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn trong thời gian khảo sát
Lượng thức ăn tiêu thụ hằng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe, tốc độ sinh trưởng của đàn gà và chất lượng thức ăn. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn phụ thuộc vào các yếu tố như: chuồng trại, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, chất lượng thức ăn, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, tác động ngoại cảnh... Sự tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà trong thời gian thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 4.3.
Bảng 4.3 Tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà trong thời gian khảo sát
Chỉ tiêu NT SE P
CĂLT CĂCT ĐC
Thời gian nuôi, ngày 56 56 56 - -
TTTĂ toàn thí nghiệm, g/con 2.033,83a 1.921,94ab 1.796,79b 48,99 0,039 TTTĂ bình quân, g/con/ngày 36,32a 34,32ab 32,09b 0,87 0,039 HSCHTĂ (kg tă/kg tăng trọng) 2,84a 2,83a 3,19b 0,06 0,009 Tỷ lệ HSCHTĂ so với nghiệm
thức ĐC, %
89,0 88,7 100 - -
Ghi chú: Các trung bình trong một hàng có chữ số a,b khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P≤0,05) TTTĂ: tiêu tốn thức ăn, HSCHTĂ: Hệ số chuyển hóa thức ăn.
Theo kết quả ở Bảng 4.3, chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) toàn thí nghiệm và TTTĂ bình quân ở NT CĂCT có khuynh hướng cao hơn NT ĐC và cao nhất là NT CĂLT, sai khác này có ý nghĩa thống kê. Cụ thể là TTTĂ toàn thí nghiệm nằm trong khoảng 1.700-2.100 g/con, cao nhất ở NT CĂLT (2.033,83 g/con), kế đến là NT CĂCT (1.921,94 g/con) và thấp nhất là NT ĐC (1.796,79 g/con). Tương tự TTTĂ bình quân hằng ngày nằm trong khoảng 32-37 g/con/tuần, cao nhất ở NT CĂLT (36,32 g/con/ngày), kế đến là NT CĂCT (34,32 g/con/ngày) và thấp nhất là NT ĐC (32,09 g/con/ngày). Nguyên nhân sai khác có thể do các tác động chung của nhóm probiotic vào ống tiêu hóa. Khi vào ống tiêu hóa, ngoài sản sinh ra các acid hữu cơ làm giảm pH đường ruột, thay đổi hình thái nhung mao ruột… các probiotic còn sản sinh ra các enzym tiêu hóa (nấm Saccharomyces cerevici có thể sản sinh ra amylase, protease…) hỗ trợ tiêu hóa, xúc tiến quá trình trao đổi chất, kích thích sự thèm ăn của gia cầm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Hậu (2013), TTTĂ ở giai đoạn 5-12 tuần tuổi của gà Nòi lai Lương Phượng là 49,21 g/con/ngày và gà Nòi là 42,83 g/con/ngày, đều cao hơn so với nghiên cứu. Nguyên nhân có thể do cách thức cho ăn, điều kiện thời tiết trong lúc tiến hành thí nghiệm khác nhau nên đã ảnh hưởng đến sức ăn của gà thí nghiệm. Theo nghiên cứu của Huỳnh Minh Quân (2012) TTTĂ hằng ngày của gà Nòi lai nằm trong khoảng 66,3-70,1 g/con/ngày trong giai đoạn 9-12 tuần tuổi, cao hơn so với kết quả của nghiên cứu. Nguyên nhân chênh lệch có thể do đàn giống bố mẹ, phương pháp bố trí thí nghiệm và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau nên đã ảnh hưởng đến kết quả.
Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) phản ánh năng suất cũng như hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt. Thông thường HSCHTĂ của gà trong 6 tuần đầu là thấp nhất. Điều này có nghĩa là trong giai đoạn đầu, hiệu quả nuôi gà sẽ là kinh tế nhất do TTTĂ thấp nhất mà tăng trọng lại nhanh hơn so với các giai đoạn sau. Sự chênh lệch về HSCHTĂ giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm được thể hiện trên Hình 4.3
Hình 4.3 Biểu đồ hệ số chuyển hóa thức ăn giữa các nghiệm thức 2.84 2.83 3.19 2.6 2.7 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3
CĂLT CĂCT ĐC Nghiệm thức
Được thí nghiệm trong cùng một điều kiện tuy nhiên HSCHTĂ giữa các nghiệm thức vẫn sai khác, sai khác có ý nghĩa thống kê giữa NT ĐC so với các nghiệm thức bổ sung chế phẩm. Biểu đồ Hình 4.3 cho thấy HSCHTĂ trong nghiên cứu nằm trong khoảng 2,8-3,2 cao nhất là NT ĐC (3,19) kế đến là NT CĂLT (2,84), thấp nhất là NT CĂCT (2,83). Nguyên nhân có thể do số gam thức ăn cần cho số gam tăng trọng của gà giữa các nghiệm thức có sai khác dẫn đến sai khác HSCHTĂ. Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Hậu (2013) HSCHTĂ ở giai đoạn 5-12 tuần tuổi của gà Nòi là 4,65 và gà lai là 3,7 đều cao hơn so với kết quả của nghiên cứu.
Nghiên cứu của Taheri et al. (2010) cho rằng bổ sung vi khuẩn
Pediococcus acidilactici vào khẩu phần ăn của gà tuy không ảnh hưởng đến khả năng tiêu tốn thức ăn nhưng vẫn làm giảm HSCHTĂ của đàn gà thí nghiệm. Theo Radfar and Farhoomand (2008) nếu chỉ bổ sung một mình vi khuẩn Pediococcus acidilactici thì không ảnh hưởng nhiều đến lượng thức ăn tiêu thụ và HSCHTĂ của gà, nghiên cứu cho kết quả tốt khi được bổ sung cùng với sữa bột, sữa bột chính là điều kiện để cho probitic hoạt động. Theo nghiên cứu của Giancamillo et al. (2008) vi khuẩn Pediococcus acidilactici
còn có khả năng làm màng nhày niêm mạc ruột mỏng hơn làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng góp phần làm giảm HSCHTĂ của gia cầm. Yalçın et al. (2013) khi tiến hành nghiên cứu trên gà Ross 308 cho thấy khi bổ
vào khẩu phần tuy không ảnh hưởng đến tiêu tốn thức ăn nhưng đã làm giảm HSCHTĂ của gà thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu của Shareef and Al-Dabbagh (2009) cho thấy khi bổ sung nấm Saccharomyces cereviciae ở mức 1-2 % vào khẩu phần ăn của gà thịt (Faobrow CD) sẽ làm tăng TTTĂ, giảm HSCHTĂ so với NT ĐC hoặc bổ sung 0,5% nấm Saccharomyces cereviciae. Các kết quả nghiên cứu tuy có phần khác nhau, nhưng nhìn chung khi bổ sung nấm Saccharomyces cereviciae hay vi khuẩn Pediococcus acidilactici vào khẩu phần ăn của gia cầm đều có ảnh hưởng tích cực đến động vật thí nghiệm, tùy theo từng bố trí thí nghiệm mà có các mức ảnh hưởng khác nhau.
Nếu xem HSCHTĂ ở NT ĐC là 100% thì các nghiệm thức có bổ sung chế phẩm men vi sinh Bactozyme có tỷ lệ thấp hơn 11-11,3% so với NT ĐC tùy theo liệu trình sử dụng thuốc. Như vậy việc bổ sung chế phẩm men vi sinh vào thức ăn của gà thịt không chỉ đảm bảo được nhu cầu phát triển bình thường của gà mà còn làm giảm tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng lên đến 11% thậm chí có thể cao hơn.
Từ kết quả trên cho thấy bổ sung chế phẩm men vi sinh vào khẩu phần ăn của gà không chỉ ảnh hưởng đến tăng trọng, còn có những ảnh hưởng tích cực đến TTTĂ và HSCHTĂ của gà thí nghiệm. Điều này đúng với phát biểu của Fuller (1989) khi cho rằng những ảnh hưởng có lợi tiềm tàng của chế phẩm sinh học cho động vật là tăng tốc độ tăng trưởng, cải thiện chất lượng thức ăn và giúp con vật hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
4.4 Ảnh hƣởng của các nghiệm thức lên hàm lƣợng vi khuẩn E. coli
trong phân gà trong các giai đoạn khảo sát
Vi khuẩn đường ruột là nguyên nhân gây ra hội chứng tiêu chảy, viêm ruột, chảy máu đường ruột đã trở thành mối lo về sức khỏe không chỉ ở con người mà cả ở gia súc trên toàn thế giới. Trong đó khả năng gây bệnh của vi khuẩn E. coli là rất lớn. Nhằm tạo cơ sở đánh giá tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. coli
trên đàn gà thí nghiệm một cách chính xác, nghiên cứu tiến hành lấy 3 mẫu phân của gà bắt ngẫu nhiên ở mỗi ô thí nghiệm tại các thời điểm khảo sát, kết quả được trình bày ở Bảng 4.4
Bảng 4.4 Lượng vi khuẩn E. coli có trong 1 g phân gà tại các thời điểm khảo sát (106 CFU/g) Tuần tuổi NT SE P CĂLT CĂCT ĐC Tuần 6 (9,14±0,54)a (10,20±0,56)ab (19,09±0,72)b 0,25 0.034 Tuần 8 (20,10±0,51)a (19,50±0,78)a (39,72±1,43)b 0,41 0.005 Tuần 10 (1,58±1,03)a (2,19±0,73)a (9,08±1,24)b 0,42 0.000 Tuần 12 (1,60± 0,77)a (2,67±0,60)a (14,32±2,98)b 0,74 0.000 Ghi chú: Các trung bình trong một hàng có chữ số a,b khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P≤0,05)
Kết quả ở Bảng 4.4 cho thấy bổ sung chế phẩm men vi sinh Bactozyme vào khẩu phần ăn cho gà liên tục hay cách tuần đều làm giảm hàm lượng vi khuẩn E. coli có trong 1 g phân gà và sai khác này có ý nghĩa thống kê (P≤0,05) tại các giai đoạn khảo sát. Hàm lượng vi khuẩn E. coli có trong 1 g phân gà luôn thấp nhất ở NT CĂLT (trừ tuần 8), thấp nhất là (1,58±1,03) )*106 CFU/g ở tuần thứ 10 và cao nhất là ở NT ĐC, cao nhất có thể lên đến (39,72±1,43)*106
CFU/g ở tuần thứ 8.
Ở tuần tuổi thứ 6, hàm lượng vi khuẩn E. coli ở NT CĂLT ((9,14±0,54) *106 CFU/g) và NT CĂCT ((10,20±0,56) * 106 CFU/g) tuy có khác biệt nhưng sai khác này không có ý nghĩa thống kê. NT ĐC có hàm lượng vi khuẩn E. coli là (19,09±0,72)*106 CFU/g , nhiều gấp đôi NT CĂLT và sai khác có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng vi khuẩn E. coli ở NT CĂCT thấp hơn so với NT ĐC nhưng sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Có thể do chỉ mới bổ sung chế phẩm men vi sinh Bactozyme cho gà 1 tuần, rồi ngưng 1 tuần nên số lượng vi sinh vật có lợi chưa thể ức chế hoàn toàn vi khuẩn E. coli nên NT CĂCT chưa khác biệt có ý nghĩa với NT ĐC. Bên cạnh đó NT CĂLT do được bổ sung liên tục nên các vi sinh vật có lợi phát triển đủ số lượng để ức chế hàm lượng vi khuẩn E.coli nên sai khác có ý nghĩa so với NT ĐC.
Các tuần tuổi 8, 10 và 12 hàm lượng vi khuẩn E. coli ở NT CĂLT và NT CĂCT thấp hơn rất nhiều so với hàm lượng vi khuẩn E. coli ở NT ĐC, ở tuần 10 hàm lượng E. coli trong 1 g phân ở mức (1,58±1,03)*106 CFU/g, sai khác này có ý nghĩa thống kê. Tuy lượng vi khuẩn E. coli ở NT CĂLT có thấp hơn số lượng vi khuẩn E. coli ở NT CĂCT (trừ tuần 8) nhưng sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Ở tuần 10 và 12, hàm lượng vi khuẩn E. coli có trong 1 g phân gà ở NT CĂLT và NT CĂCT rất thấp so với hàm lượng vi khuẩn
E. coli có trong 1 g phân gà ở NT ĐC, hàm lượng vi khuẩn E. coli ở NT ĐC nhiều gấp 9 lần NT CĂLT và gấp 5 lần NT CĂCT tại tuần 12.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Nguyệt và Phan Văn Sĩ (2008) hàm lượng vi khuẩn E. coli có trong phân gà Lương Phượng 4 tuần tuổi khi được ăn bã dừa lên men dao dộng trong khoảng 3,7-6,67*107
CFU/g, cao hơn so với kết quả của nghiên cứu. Nguyên nhân có thể là do tuần tuổi thí nghiệm, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau nên kết quả khác nhau. Khi bổ sung bả dừa lên men chứa các vi sinh có lợi với số lượng cũng như chủng loại khác với chế phẩm men vi sinh Bactozyme nên kết quả của hai nghiên cứu có sai khác.
Theo nghiên cứu của Radfar and Farhoomand (2008) trên gà AA, khi bổ sung vi khuẩn Pediococcus acidilactici đã làm giảm đáng kể lượng vi khuẩn
E. coli có trong đường ruột của gà thí nghiệm, pH ở mang tràng gà được bổ sung vi khuẩn Pediococcus acidilactici thấp hơn (pH=6,25) so với gà không được bổ sung (pH=7,59) do lượng acid lactic có trong ruột của gà được bổ sung vi khuẩn Pediococcus acidilactici cao hơn. Nguyên cứu cho rằng nên bổ sung kết hợp vi khuẩn Pediococcus acidilactici với sữa bột sẽ làm tăng ảnh