3.3.1 Chỉ tiêu về khối lƣợng và tăng trọng
Ghi nhận khối lượng gà đầu thí nghiệm và sau 2 tuần nuôi, khối lượng và tăng trọng của gà được tính theo các công thức sau
3.3.2 Chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn
Mức tiêu tốn thức ăn (TTTĂ) được đánh giá qua lượng thức ăn ăn vào hằng ngày. Hằng ngày ghi nhận lượng thức ăn cho ăn, thức ăn dư và rơi vãi vào buổi sáng hôm sau. TTTĂ được tính theo công thức
Tăng trọng qua các tuần tuổi (g/con)
Khối lượng trung bình cuối tuần (g/con)
Khối lượng trung bình đầu tuần (g/con) Khối lượng trung bình
qua các tuần tuổi (g/con)
Tổng trọng lượng (g) Tổng số con
Tăng trọng tuyệt đối qua các tuần tuổi (g/con)
Khối lượng tuần t (g) – khối lượng ban đầu (g) Thời gian t (ngày)
Tiêu tốn thức ăn qua các tuần tuổi (g/con/ngày)
Tổng TĂ cho ăn (g) – Tổng TĂ dư (g) Tổng số con x 56
Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTĂ) được tính theo công thức
3.3.3 Tỷ lệ hao hụt
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thích nghi của gà đối với tiểu khí hậu chuồng nuôi và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Quan sát tình trạng sức khỏe, tình hình bệnh tật của đàn gà rồi ghi nhận lại những con mắc bệnh, kết quả chuẩn đoán, điều trị và ghi lại số gà chết. Tỷ lệ hao hụt được tính như sau
3.3.4 Định lƣợng vi khuẩn E. coli trong 1g phân gà bằng phƣơng pháp đếm khuẩn lạc
a. Phƣơng pháp pha loãng mẫu theo dãy thập phân
Cân 1 g phân cho vào ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý 9 ‰. Lắc đều bằng máy lắc Vortex, khi đó ta có độ pha loãng 10-1
.
Dùng micropipette hút 1 ml dung dịch trên cho vào ống nghiệm có chứa 9 ml nước muối sinh lý 9 ‰, trộn lên bằng máy lắc Vortex ta có độ pha loãng 10-2. Tiếp tục pha loãng như trên ta sẽ được các độ pha loãng tiếp theo cho đến khi đạt độ pha loãng 10-5. Mỗi lần chuyển từ nồng độ này sang nồng độ khác cần thay đầu cole vô trùng.
b. Phƣơng pháp cấy mẫu
Chuẩn bị đĩa thạch môi trường MC vô trùng. Lấy dung dịch ở ba nồng độ pha loãng cuối cùng, mỗi nồng độ 0,1 ml cho vào đĩa môi trường MC đã chuẩn bị sẵn, mỗi nồng độ sử dụng 2 đĩa môi trường tương đương với 2 lần lập lại.
Dùng que chang đã tiệt trùng chang đều dịch cấy cho đến khô. Sau đó lật ngược đĩa lại đem vào tủ ấm ủ mẫu ở 37oC trong 24 giờ.
Sau thời gian ủ mẫu kiểm tra sự mọc của các đĩa, đếm số khuẩn lạc đặc trưng, khuẩn lạc E. coli mọc trên môi trường MC hình tròn, lồi, màu đỏ hồng và có đường kính 1-2 mm (Hình 3.7), trên môi trường EMB khuẩn lạc E. coli
có màu tím đen có ánh kim (Hình 3.8). Chọn 5 khuẩn lạc đặc trưng cấy vào môi trường NA để thử phản ứng IMViC++ – – khẳng định vi khuẩn E. coli.
HSCHTĂ các tuần (kg TĂ/kg tăng trọng)
Tổng TĂ tiêu tốn/tuần tuổi (kg/tuần)
Tổng tăng trọng/tuần tuổi (kg/tuần)
Tỷ lệ hao hụt (%) Số con đầu kỳ – số con cuối kỳ
c. Thử nghiệm IMViC
IMViC (Hình 3.9) là các thử nghiệm dùng để phân biệt vi khuẩn E. coli
với các vi khuẩn đường ruột khác. IMViC là gọi tóm tắt chung của các thử nghiệm khả năng sinh Indol (I) cho kết quả dương tính (+), Methyl Red (MR) dương tính (+), Voges-Proskauer (VP) âm tính (–) và khả năng biến dưỡng Citrate (iC) âm tính (–).
- Thử nghiệm khả năng sinh Indol: bắt khuẩn lạc từ môi trường NA cấy vào ống nghiệm chứa môi trường Peptone, ủ ở nhiệt độ 37o
C trong 24 giờ. Sau đó nhỏ vài giọt thuốc thử Kovacs để yên vài phút rồi đọc kết quả. Phản ứng dương tính (+) khi bề mặt môi trường từ một vòng màu vàng chuyển thành màu đỏ, âm tính (–) khi bề mặt môi trường xuất hiện vòng màu vàng.
Hình 3.7 Khuẩn lạc E. coli trên môi trường MC
Hình 3.8 Khuẩn lạc E. coli trên môi trường EMB
Hình 3.9 Kết quả thử nghiệm IMViC định danh vi khuẩn E. coli
1. Thử nghiệm Methyl Red (+) 2. Thử nghiệm Voges-Proskauer (–) 3. Thử nghiệm khả năng sinh Indol (+)
- Thử nghiệm Methyl Red (MR): bắt khuẩn lạc từ môi trường NA cấy vào ống nghiệm chứa môi trường MR-VP Broth, ủ ở nhiệt độ 37o
C trong 24 giờ. Sau đó nhỏ vài giọt thuốc thử Methyl Red, đọc kết quả. Phản ứng dương tính (+) khi môi trường từ màu vàng chuyển sang màu đỏ, âm tính (–) khi môi trường có màu vàng.
- Thử nghiệm Voges-Proskauer (VP): bắt khuẩn lạc từ môi trường NA cấy vào ống nghiệm chứa môi trường MR-VP Broth, ủ ở nhiệt độ 37o
C trong 24 giờ. Sau đó nhỏ vào ống nghiệm 3-4 giọt α-napthol, 3 giọt KOH, để yên vài phút rồi đọc kết quả. Phản ứng dương tính (+) khi có màu đỏ xuất hiện trên bề mặt môi trường, âm tính (–) khi bề mặt môi trường không đổi màu.
- Thử nghiệm khả năng biến dưỡng Citrate (iC): Dùng que cấy lấy sinh khối khuẩn lạc từ môi trường NA ria lên môi trường thạch nghiêng SCA, ủ ở nhiệt độ 37o
C trong 24 giờ. Phản ứng dương tính (+) khi môi trường chuyển sang màu xanh dương , âm tính (–) khi môi trường giữ nguyên màu xanh lục.
d. Cách tính kết quả
Dựa vào số khuẩn lạc đếm được và tỷ lệ khẳng định, tính mật độ của vi khuẩn E. coli theo công thức
N
A (CFU/g ) = * R (n1 + 0.1 n2 + 0.01 n3) * V * d
Trong đó:
N: Tổng số số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa d: độ pha loãng của bật n1
n1: số đĩa nuôi cấy ở độ pha loãng đầu
n2, n3: số đĩa nuôi cấy ở các độ pha loãng tiếp theo V : thể tích dung dịch pha loãng đem nuôi cấp R: là tỷ lệ khẳng định
3.3.5 Hiệu quả kinh tế
Do thí nghiệm được bố trí trong cùng điều kiện nên hiệu quả kinh tế được tính dựa trên số tiền bán gà trừ đi tổng chi phí thức ăn và các khoản chi khác.
3.3.6 Xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý xơ bộ bằng phần mềm Microsoft Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm Minitab Version 16 theo mô hình tuyến tính tổng quát (General Linear Model). So sánh giá trị trung bình các cặp nghiệm thức bằng phương pháp Tukey với khoảng tin cậy 95%.
Chƣơng 4
KẾT QUẢ THẢO LUẬN
4.1 Nhận xét chung về đàn gà trong thời thí nghiệm
Nhìn chung trong thời gian thực hiện thí nghiệm đàn gà tương đối khỏe mạnh, không có dịch bệnh nặng xảy ra. Tuy nhiên, kết quả phân lập các mẫu bệnh phẩm tại phòng thí nghiệm của trung tâm R&D công ty Vemedim cho thấy tỷ lệ gà bị nhiễm Staphylococcus còn nhiều nên dẫn đến tỷ lệ hao hụt cao. Kết quả mổ khám cho thấy tỷ lệ gà nhiễm giun sán tương đối cao nên cũng ảnh hưởng đến tăng trọng của gà.
Bên cạnh đó, do được nuôi ở điều kiện chuồng hở, nhiệt độ môi trường ở huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2014 tương đối cao, nhiệt độ môi trường nóng nhất có thể lên đến 38-39oC, buổi chiều thường có mưa to. Đây cũng là một trong những tác nhân gây stress cho đàn gà trong thời gian thí nghiệm.
4.2 Ảnh hƣởng của các nghiệm thức lên khối lƣợng và tăng trọng của gà trong thời gian khảo sát
4.2.1 Khối lƣợng của gà qua các tuần tuổi khảo sát
Khối lượng cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng vì nó quyết định phần lớn hiệu quả trong chăn nuôi và là mục đích của việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khối lượng cơ thể trong một khoảng thời gian. Để đánh giá khối lượng gà, nghiên cứu tiến hành cân khối lượng đàn gà thí nghiệm ở các tuần tuổi 4, 6, 8, 10 và 12. Cân hết toàn bộ gà trong ô thí nghiệm và không phân biệt trống, mái. Khối lượng bình quân của đàn gà thí nghiệm qua các giai đoạn khảo sát được trình bày trong Bảng 4.1
Bảng 4.1 Khối lượng bình quân của đàn gà qua các giai đoạn khảo sát (g/con)
Tuần tuổi
NT
SE P
CĂLT CĂCT ĐC
Đầu thí nghiệm (Tuần 4) 373,57 382,23 372,97 3,61 0,209
Tuần 6 525,03 532,50 521.97 12,97 0,844
Tuần 8 675,76a 670,01ab 644,96b 6,50 0,033
Tuần 10 854,38 839,36 809,36 14,36 0,158
Tuần 12 1.114,21a 1.088,37a 947,89b 16,80 0,001
Ghi chú: Các trung bình trong một hàng có chữ số a,b khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P≤0,05)
Hình 4.1 Biểu đồ khối lượng bình quân gà ở các tuần tuổi khảo sát 0 200 400 600 800 1000 1200 4 6 8 10 12 tuần tuổi K hố i l ư ợng , g /c on ) CĂLT CĂCT ĐC
hưởng của chế phẩm men vi sinh Bactozyme lên tăng trọng của gà. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P≤0,05) ở tuần tuổi thứ 8 và 12. Đặc biệt là ở tuần 12, khối lượng bình quân của gà có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức (NT) CĂLT, CĂCT so với NT ĐC. Khối lượng gà đầu thí nghiệm (tuần 4) tuy có sự khác biệt nhưng sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P=0,209). Hình 4.1 Biểu đồ khối lượng bình quân của gà tại các giai đoạn khảo sát cho thấy rõ sự chênh lệch khối lượng cơ thể gà giữa các tuần tuổi và các nghiệm thức.
Ở tuần tuổi thứ 8 khi theo dõi khối lượng gà của từng nghiệm thức, nghiên cứu cho thấy khối lượng bình quân ở NT CĂLT (675,76 g) và NT CĂCT (670,01 g) đều đạt khối lượng tốt hơn NT ĐC (644,96 g), sai khác có ý nghĩa ở NT CĂLT và NT ĐC. Tương tự ở tuần tuổi 12, khối lượng bình quân của gà ở NT CĂLT (1.114,21g) và NT CĂCT (1.088,37 g) có khối lượng tốt hơn NT ĐC (947,89 g) và sai khác này có ý nghĩa thống kê. Kết quả trên chứng tỏ việc bổ sung chế phẩm men vi sinh Bactozyme vào khẩu phần của gà đã có những ảnh hưởng tích cực đến khối lượng của gà. Tuy nhiên sai khác giữa NT CĂLT và NT CĂCT ở tuần 8 và 12 không có ý nghĩa thống kê và khối lượng gà ở NT CĂLT đều cao hơn NT CĂCT.
Ở tuần 6 và tuần 10 khối lượng bình quân của gà ở NT CĂLT và NT CĂCT có cao hơn NT ĐC nhưng sai khác giữa các nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nguyên nhân có thể do ở tuần 6 trại đang có bệnh do vi khuẩn Staphylococcus, toàn đàn được điều trị bằng kháng sinh nên có thể đã ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hấp thu cũng như các tác động tích cực của chế phẩm men vi sinh lên đàn gà thí nghiệm. Đến tuần tuổi thứ 10 đàn gà
thí nghiệm bị nhiễm ký sinh trùng, có thể đây là nguyên nhân ảnh hưởng đến khối lượng của đàn gà tại các thời điểm khảo sát.
Khối lượng bình quân của gà trong nghiên cứu cao hơn khối lượng bình quân của giống gà địa phương theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Dũ (2013). Theo nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Dũ (2013), khối lượng bình quân của gà địa phương ở tuần tuổi 12 lần lượt nằm trong khoảng 923,33-1.050,00 g/con. Có thể do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau, đàn giống bố mẹ khác nhau nên đã ảnh hưởng đến khối lượng gà.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hồng (2010) khối lượng của gà giống địa phương nuôi tại thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang ở tuần tuổi 12 là 932 g ở gà mái và 1.163 g ở gà trống. Theo kết quả của nghiên cứu, trọng lượng gà ở tuần tuổi thứ 12 đều cao hơn trọng lượng gà mái và thấp hơn trọng lượng của gà trống.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Công Hậu (2013), khối lượng bình quân của gà Nòi lai Lương Phượng tại các tuần tuổi 6, 8, 10, 12 lần lượt là 481,17 g; 660,89 g; 848,44g và 1.039,67 g. Khối lượng này thấp hơn khối lượng gà ở NT CĂLT và NT CĂCT của nghiên cứu, chứng tỏ việc bổ sung chế phẩm men vi sinh Bactozyme vào khẩu phần ăn đã giúp gà tăng trọng tốt hơn.
4.2.2 Tăng trọng của gà trong quá trình thí nghiệm
Dựa trên kết quả chênh lệch khối lượng đầu-cuối thí nghiệm để đánh giá khả năng tăng trọng của gà. Khả năng tăng trọng của gà trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.2
Bảng 4.2 Tăng trọng của gà trong thời gian thí nghiệm
Chỉ tiêu NT SE P
CĂLT CĂCT ĐC
Số ngày thí nghiệm, ngày 56 56 56 - -
KL đầu thí nghiệm, g/con 373,57 382,23 372,97 3,61 0,209 KL cuối thí nghiệm, g/con 1.114,21a 1.088,37a 947,89b 16,80 0,001 TT toàn thí nghiệm, g/con 740,65a 706,13a 574,92b 19,23 0,002 TTTĐ toàn thí nghiệm, g/con/ngày 12,79a 12,12a 10,06b 0,26 0,001 Ghi chú: Các trung bình trong một hàng có chữ số a,b khác nhau thì sai khác có ý nghĩa (P≤0,05). KL: khối lượng, TTTĐ: tăng trọng tuyệt đối
Khối lượng gà đầu thí nghiệm nằm trong khoảng 370-390 g/con, tuy có khác biệt nhưng sai khác này không có ý nghĩa thống kê (P=0,209). Điều này cho thấy gà được chọn thí nghiệm tương đối đồng đều về khối lượng, đây là yếu tố thuận lợi để thí nghiệm chính xác hơn. Tuy nhiên các chỉ tiêu khối
lượng gà cuối thí nghiệm (g/con), tăng trọng toàn thí nghiệm (g/con) và tăng trọng tuyệt đối (g/con/ngày) có khuynh hướng cao hơn ở NT CĂCT so với NT ĐC, cao nhất ở NT CĂLT, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P≤0,05). Hình 4.2 thể hiện sự chênh lệch về tăng trọng tuyệt đối giữa các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm.
Hình 4.2 Biểu đồ tăng trọng toàn thí nghiệm giữa các nghiệm thức 740.65 706.13 574.92 0 100 200 300 400 500 600 700 800
CĂLT CĂCT ĐC Nghiệm thức
T ăng tr ọn g, g /c on )
Kết quả số liệu Bảng 4.2 và Hình 4.2 cho thấy tăng trọng của gà cao nhất là ở NT CĂLT (740,65 g/con), kế đến là NT CĂCT (706,13 g/con), thấp nhất là NT ĐC (574,92 g/con), sai khác có ý nghĩa thống kê (P=0,002). Kết quả trên cho thấy việc bổ sung thêm chế phẩm men vi sinh Bactozyme đã có những ảnh hưởng tích cực đến tăng trọng của gà, tuy nhiên sự khác biệt giữa các phương pháp bổ sung men sai khác không có ý nghĩa thống kê mặc dù có sự chênh lệch về tăng trọng. Tương tự tăng trọng tuyệt đối của gà cao nhất ở NT CĂLT (12,79 g/con/ngày), kế đến là NT CĂCT (12,12 g/con/ngày), thấp nhất ở NT ĐC (10,06 g/con/ngày). Kết quả tăng trọng tuyệt đối của NT CĂLT
và NT CĂCT cao hơn so với tăng trọng tuyệt đối gà lai giai đoạn 5-12 tuần tuổi là 11,55 g/con/ngày và gà Nòi là 7,97 g/con/ngày theo nghiên cứu của Nguyễn Công Hậu (1013), riêng tăng trọng tuyệt đối ở NT ĐC thấp hơn tăng tuyệt đối của gà lai nhưng cao hơn tăng trọng tuyệt đối của gà Nòi. Nguyên nhân có thể do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết trong thời gian thí nghiệm đã ảnh hưởng đến tăng trọng tích lũy của gà. Bên cạnh đó, do là con lai giữa gà Nòi và Lương Phượng nên có ảnh hưởng di truyền về tốc độ tăng trưởng (gà Lương Phượng có tốc độ tăng trưởng tốt hơn gà Nòi). Theo nghiên cứu trên gà Nòi lai của Thân Hoàng Phúc (2012), tăng trọng tuyệt đối trong giai đoạn 4-14 tuần tuổi là 14,7 g/con/ngày cao hơn so với nghiên cứu, nguyên nhân có thể là do tuần tuổi khảo sát, con giống và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng khác nhau nên đã ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
Nguyên nhân giúp gà tăng trọng tốt hơn có thể do các tác động tích cực chung nhất của probitic đối với gia cầm như sản sinh ra các enzyme tiêu hóa, acid lactic và các acid hữu cơ khác cạnh tranh phát triển với các vi sinh vật gây bệnh, sinh khối của chúng sinh ra giàu protein và vitamin là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi. Ngoài ra probiotic giúp tăng chiều dài và chiều sâu lông nhung ruột, tăng chiều dài, chiều sâu lông nhung ruột đồng nghĩa với tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Theo nghiên cứu của Taheri et al. (2010) bổ sung vi khuẩn Pediococcus acidilactici vào khẩu phần của gà Ross 308 từ 1-42 ngày tuổi giúp làm tăng trọng lượng cơ thể, tăng chiều dài lông nhung của tá tràng, hồi tràng so với nghiệm thức đối chứng. Tương tự kết quả nghiên cứu của Chafai et al. (2007), gà ISA 15 có tăng trọng tốt hơn khi bổ sung vi khuẩn Pediococcus acidilactici
vào khẩu phần ăn.
Kết quả nghiên cứu của Zhang et al. (2005) cho thấy gà Ross từ 0-5 ngày tuổi ăn nấm Saccharomyces cereviciae hoặc thành tế bào nấm Saccharomyces