Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 82)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.3.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại ngân hàng

Hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn đi kèm với những rủi ro tín dụng. Giảm thiểu rủi ro tín dụng luôn là vấn đề quan tâm của các Ngân hàng. Biết được những nguyên nhân gây ra những rủi ro là yếu tố quan trọng giúp các nhà quản trị Ngân hàng đưa ra những giải pháp phù hợp để hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.

4.3.4.1 Nguyên nhân chủ quan

4.3.4.1.1 Nguyên nhân phát sinh từ phía khách hàng vay vốn

+ Một số trường hợp khách hàng vay vốn ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh nhưng lại dùng một phần hay toàn bộ vốn đó để mua sắm đất đai, nhà cửa, xe máy…dẫn đến không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng.

+ Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, chi phí sản xuất cao, lãi suất cho vay cũng cao dẫn đến một số doanh nghiệp không trả nợ đúng hạn. Đặc biệt trong năm 2010, nợ quá hạn trung và dài hạn của ngân hàng chiếm đến 37,64% trong tổng dư nợ.

+ Đa số các khách hàng khi vay vốn Ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể và khả thi. Nhưng các doanh nghiệp này không đánh giá hết được những rủi ro khi sử dụng đồng vốn làm cho hiệu quả sử dụng vốn không cao dẫn đến sản xuất kinh doanh thua lỗ. Vì vậy, khách hàng lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính nên không có khả năng thanh toán cho Ngân hàng.

+ Khách hàng cố tình cung cấp thông tin sai sự thật cho Ngân hàng. Một số doanh ngiệp báo cáo tài chính không được kiểm toán và các thông tin của họ

cung cấp là không đáng tin cậy, trong khi cán bộ tín dụng không có đủ nguồn thông tin từ phía doanh nghiệp.

4.3.4.1.2 Nguyên nhân phát sinh từ phía khách hàng vay vốn

- Do cán bộ tín dụng thiếu thông tin:

Thông tin bất cân xứng vẫn thường xảy ra trong quá trình thẩm định và cho vay của cán bộ tín dụng. Ngân hàng vẫn chưa có đầy đủ thông tin về khách hàng và những khoản vay của khách hàng ở những TCTD khác, nguồn thông tin chủ yếu được lấy từ trung tâm thông tin tín dụng, chưa đủ điều kiện để phân tích tình trạng của khách hàng vay vốn và các cán bộ vẫn còn tâm lý ỷ lại vào nguồn thông tin này. Việc thu thập thông tin về khách hàng, nhất là đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình chủ yếu do cán bộ tín dụng tìm hiểu một cách chủ quan, do đó rủi ro tín dụng xảy ra là điều khó tránh.

- Do việc định giá và xử lý tài sản đảm bảo gặp khó khăn:

Theo quy định để được vay vốn tại các NHTM, khách hàng phải có tài sản đảm bảo. Hiện nay, phần lớn tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Khi định giá cho vay, Ngân hàng căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay và tham chiếu với khung giá của UBND tỉnh ban hành. Tuy nhiên, bảng giá đất này lại có sự chênh lệch khá lớn so với giá thị trường hiện nay và chưa được điều chỉnh kịp thời. Trước đây, khi Ngân hàng định giá tài sản thế chấp để cho vay thì giá thị trường đang ở mức cao, nhưng khi phát mại tài sản để xử lý nợ thì tài sản bị mất giá rất lớn (đặc biệt là năm 2010, 2011). Khách hàng không trả được nợ, Ngân hàng siết nợ nhưng không bán được vì giá thị trường hiện tại quá thấp so với khi định giá cho vay nên không có người mua, hoặc số tiền thu về thấp hơn nhiều so với số tiền đã cho vay.

- Do trình độ và kinh nghiệm của cán bộ còn hạn chế:

Trong khi thẩm định, đôi lúc cán bộ tín dụng chưa đọc kỹ điều lệ công ty, chưa quan tâm đến tư cách pháp nhân và tính cách của người đại diện vay vốn hoặc dòng tiền của dự án…(đối với hồ sơ vay vốn doanh nghiệp). Đối với cá

nhân, cán bộ tín dụng thiếu sự nhận định về tính cách, thu nhập và thiện chí trả nợ của người đi vay. Đây là những trở ngại trong việc sàng lọc những khách hàng không đủ điều kiện vay vốn và làm tăng mức độ rủi ro cho Ngân hàng.

4.3.4.2 Nguyên nhân khách quan

- Do thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, dịch cúm gia cầm, gia súc…gây thiệt hại cho các hộ chăn nuôi và các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Giá vàng càng tăng làm cho người dân không muốn gửi tiền vào Ngân hàng mà đung tiền để kinh doanh, làm cho nguồn vốn đầu tư bị thu hẹp.

- Môi trường pháp lý không thuận lợi, hàng lang pháp lý trong hoạt động Ngân hàng thiếu đồng bộ, việc kiểm tra, giám sát của NHNN chưa được thực hiện thường xuyên.

Chƣơng 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN TỈNH SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)