Tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 69)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2.2 Tình hình nợ xấu

Qua Bảng 4.6 ta thấy tình hình nợ xấu tại ngân hàng đang có xu hướng giảm dần từ năm 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Năm 2010, tổng nợ xấu là 87.073 triệu đồng, năm 2011 là 77.666 triệu đồng, giảm 9.407 triệu đồng, tương đương 10,80% so với năm 2010, sang năm 2012 tổng nợ xấu là 50.099 triệu đồng, tiếp tục giảm mạnh 35,49% so với năm trước và trong 6 tháng Đối với mỗi Ngân hàng, chính sách cho vay là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng, nó phải phù hợp với thực trạng kinh tế. Khi chính sách cho vay thống nhất, đầy đủ và đúng đắn, cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng xác định đúng phương hướng khi thực hiện nhiệm vụ của mình, nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng, hạn chế mức thấp nhất nợ xấu có thể xảy ra. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng trong một thời gian dài đã phát huy hiệu quả cao trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nợ xấu. Ngân hàng còn chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp

lý cho khách hàng có khả năng tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực.

4.2.2.1 Nợ xấu theo nhóm nợ

Tình hình nợ xấu theo nhóm nợ của Ngân hàng qua các năm được thể hiện qua Hình 4.10 sau đây:

Hình 4.10: Nợ xấu theo nhóm nợ giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013

Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn)

Nhìn chung nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ xấu trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Nợ nhóm 3 năm 2010 đạt 10.494 triệu đồng tăng 252 triệu đồng khi sang năm 2011 và giảm 2.798 triệu đồng ở năm 2012, và 6 tháng đầu năm 2013 giảm đáng kể 46,36% tương ứng giá trị là 7.101 triệu đồng so với 6 tháng năm 2012. Điều này là do những khó khăn gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó khách hàng mất khả năng thanh toán nợ vay đúng hạn nên dẫn đến nợ trong hạn chuyển sang nợ quá hạn và nợ xấu. Do đó, Ngân hàng cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh các khoản nợ này chuyển sang nhóm 4 và nhóm 5.

10.494 12.082 64.497 10.746 30.647 36.273 7.948 7.439 34.712 15.329 8.558 39.411 8.222 8.851 37.835 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Triệu đồng Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5

Bảng 4.7: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NHNo&PTNT TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 NĂM 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Khoản mục 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013 2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo nhóm nợ Nhóm 3 10.494 10.746 7.948 15.329 8.222 252 2,4 (2.798) (26,04) (7.107) (46,36) Nhóm 4 12.082 30.647 7.439 8.558 8.851 18.565 153,66 (23.208) (75,73) 293 3,42 Nhóm 5 64.497 36.273 34.712 39.411 37.835 (28.224) (43,76) (1.561) (4,3) (1.576) (4) Theo thời hạn Ngắn hạn 58.302 66.547 39.056 53.069 43.652 8.245 14,14 (27.491) (41,31) (9.417) (17,74) Trung, dài hạn 28.711 11.119 11.043 10.229 11.256 (7.592) (61,27) (76) (0,68) 1.027 10,04 Theo ngành KT Nông-Lâm-Thủy sản 55.269 40.208 22.450 34.837 25.802 (15.061) (27,25) (17.758) (44,17) (9.035) (25,94) CN & XD 547 12.990 5.960 4.549 5.528 12.443 2274,77 (7.030) (54,12) 979 21,52 TM & DV 21.463 13.201 12.980 14.769 14.473 (8.262) (38,49) (221) (1,67) (296) (2) Khác 10.424 11.267 8.709 9.143 9.105 843 8,09 (2.558) (22,7) (38) (0,42) Theo thành phần KT Cá nhân, HGĐ 83.613 56.884 41.837 55.598 47.255 (26.729) (31,97) (15.047) (26,45) (8.343) (15,01) DN và TC khác 3.460 20.782 8.262 7.700 7.653 17.322 500,64 (12.520) (60,24) (47) (0,61) Tổng nợ xấu 87.073 77.666 50.099 63.298 54.908 (9.407) (10,8) (27.567) (35,49) (8.390) (13,25)

Nhóm 4 (nợ nghi ngờ)

Nợ nhóm 4 tăng lên trong năm 2011 và giảm mạnh trong năm 2012, năm 2010 đạt 12.082 triệu đồng, tăng 153,66% khi bước sang năm 2011 và giảm 75,73% trong năm 2012, còn 6 tháng đầu năm 2013 thì chỉ tăng nhẹ 3,42% so với cùng kỳ với giá trị đạt 8.851 triệu đồng. Các khoản nợ này rất gần với những khoản nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Nếu công tác thu hồi không được quan tâm đúng mức sẽ dễ dàng dẫn đến nguy cơ gây rủi ro cho Ngân hàng. Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của Ngân hàng trong thời gian tới là tập trung thu hồi các khoản nợ nhóm này để giảm nợ xấu cho Ngân hàng. Trong giai đoạn này, nợ nhóm 4 đang có xu hướng giảm và đây là tín hiệu tốt cho công tác thu hồi nợ.

Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)

Nợ nhóm 5 chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tỷ trọng nợ xấu của Ngân hàng và nợ nhóm này cũng có xu hướng giảm dần. Năm 2010 đạt 64.497 triệu đồng, giá trị này giảm 43,76% trong năm 2011 và tiếp tục giảm 4,3% khi sang năm 2012, còn 6 tháng đầu năm 2013 chỉ giảm nhẹ với giá trị là 37.835 triệu đồng giảm 4% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do một số khoản vay đã được thu hồi, một số khác được chuyển sang tài khoản ngoại bảng để theo dõi tiếp. Đối với những khoản nợ có khả năng mất vốn thì bản thân khách hàng không còn khả năng thanh toán, vì vậy Ngân hàng đã tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra và giám sát chặt chẽ để có các biện pháp thu hồi nợ một cách nhanh chóng.

4.2.2.2 Nợ xấu theo thời hạn

Năm 2011, nợ xấu ngắn hạn tăng đột biến 8.245 triệu đồng (tăng 14,14%) so với năm 2010. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan như: kinh doanh thua lỗ, công nợ khó đòi, khó khăn do thay đổi cơ chế, thay đổi chính sách tăng trưởng của Nhà nước thì hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn từ khâu thẩm định hời hợt của cán bộ tín dụng…đã đẩy các khoản nợ xấu ngắn hạn tăng lên. Ngoài ra, năm 2011 cuộc chạy đua lãi suất huy động quyết liệt giữa các Ngân hàng kéo theo lãi suất cho vay tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, chứng khoán ảm đạm đã ảnh hưởng không nhỏ đến khả

năng tài chính của các doanh nghiệp, đồng thời cũng cho thấy công tác ngăn chặn và thu hồi nợ quá hạn của Ngân hàng chưa thật hiệu quả, điều đó làm cho nợ xấu năm 2011 của Ngân hàng tăng cao. Sang năm 2012, công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng đã phát huy hiệu quả cao trong trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời nợ xấu. Ngân hàng còn chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho khách hàng có khó khăn tài chính tạm thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực.

Tình hình nợ xấu trung và dài hạn giảm dần qua các năm chứng tỏ Ngân hàng đã có bước tiến đi lên khá vững vàng. Nhưng bên cạnh đó, Ngân hàng cũng không nên lơ là với những khoản nợ này vì khả năng thu hồi được là rất thấp. Cán bộ tín dụng cần có sự chuẩn bị cho những tình huống xấu nhất để hạn chế thấp nhất mức rủi roc ho Ngân hàng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013:

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu ngắn hạn giảm 17,74% với giá trị đạt là 43.653 triệu đồng, trong khi nợ xấu trung và dài hạn tăng 10,04% tương đương giá trị đạt là 11.256 triệu đồng. Với tình hình kinh tế còn khó khăn kéo dài từ cuối năm 2012 và sang những tháng đầu năm 2013, tình hình nợ xấu của Ngân hàng có chiều hướng tốt với giá trị nợ xấu xó xu hướng giảm mạnh trong khi giá trị trung và dài hạn tăng nhẹ.

Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn: Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn chiếm rất thấp trong dư nợ ngắn hạn và có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn tăng rất cao trong giai đoạn 2010-2012 và kể cả 6 tháng đầu năm 2013 trong khi nợ xấu ngắn hạn tăng nhẹ trong năm 2011 nhưng giảm mạnh trong năm 2012.

Bảng 4.8: TỶ LỆ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T/2013

1. Nợ xấu ngắn hạn triệu đồng 58.302 66.547 39.056 43.652

2. Nợ xấu trung, dài hạn triệu đồng 28.711 11.119 11.043 11.256 3. Dư nợ ngắn hạn triệu đồng 5.222.669 6.211.314 7.386.282 7.600.817 4. Dư nợ trung, dài hạn triệu đồng 851.709 941.176 1.126.874 1.227.953

Tỷ lệ NXNH (1)/(3) % 1,12 1,07 0,53 0,57

Tỷ lệ NX trung, dài hạn (2)/(4) % 3,37 1,18 0,98 0,92

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Sóc Trăng, 2013)

Tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn: Tỷ lệ này đạt cao nhất trong năm 2010 với giá trị là 3,37% và liên tục giảm dần qua các năm sau đó là 1,18%, 0,98%, 0,92% tương ứng giá trị của các năm 2011, 2012, và 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu trung, dài hạn của Ngân hàng giảm là do dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm trong khi nợ xấu lại giảm dần.

Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn và nợ xấu trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và đang có xu hướng giảm dần. Ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong việc kiểm soát nợ xấu để hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng đạt tốt nhất trong những năm tiếp theo.

4.2.2.3 Nợ xấu theo ngành kinh tế

Nhìn chung giá trị nợ xấu của các ngành đều có xu hướng giảm, trong đó ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất mặc dù doanh ssos cho vay không cao như các lĩnh vực còn lại, qua đây thấy được tình hình khó khăn của ngành đây :

Nông – lâm - thủy sản:

Năm 2010, tỷ trọng nợ xấu ngành nông-lâm-thủy sản chiếm tỷ trọng khá cao với giá trị là 55.269 triệu đồng chiếm 63,47% trong cơ cấu tỷ trọng nợ xấu theo ngành kinh tế, tuy nhiên giá trị này giảm dần đến năm 2012 đạt 22.450 triệu đồng chiếm 44,81% trong cơ cấu. Nguyên nhân của thực trạng này chủ yếu là do

ảnh hưởng mạnh của thời tiết như hạn hán, hay dịch bệnh (dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa. . .) gây thiệt hại lớn cho hộ sản xuất, tuy đã được các hệ thống ngân hàng NNo&PTNT trên địa bàn tỉnh gia hạn nhưng khả năng khôi phục sản xuất còn rất chậm. Bên cạnh đó, do những biến động của thị trường đầu vào của sản xuất kinh tế hộ như giá phân bón, các loại thuốc trừ sâu, hóa chất tăng cao,…, giá điện, giá xăng dầu, cước phí vận chuyển cũng biến động mạnh trong khi giá bán sản phẩm không tăng gây thua lỗ cho người sản xuất nông nghiệp. Từ đó dẫn đến khả năng trả nợ của người dân cũng bị ảnh hưởng và nợ xấu chiếm tỷ trọng cao là điều tất yếu.

Hình 4.11: Tỷ trọng nợ xấu theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

Công nghiệp và xây dựng:

Nhìn chung nợ xấu của ngành CN&XD chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế, lĩnh vực này có xu hướng tăng qua các năm và tăng mạnh nhất trong năm 2011 với giá trị đạt được trong năm này là 12.990 triệu đồng tăng đến 12.443 triệu đồng so với cùng kỳ, đến năm 2012 thì giá trị này giảm 54,12% so với năm 2011. Năm 2011, ngành CN&XD gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế trong tỉnh có nhiều biến động và lãi suất Ngân hàng tăng cao nên

Năm 2010 11,97% 24,65% 0,63% 63,47% Năm 2011 14,51% 17% 16,73% 51,77% Năm 2012 17,38% 25,91% 11,9% 44,81% Nông-Lâm-Thủy sản CN & XD TM & DV Khác

tạo lực cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào đối với các nhà máy chế biến thủy sản, nhà máy lương thực,…dẫn đến kinh doanh không đạt hiệu quả và không có nguồn thu trả nợ Ngân hàng.

Thƣơng mại và dịch vụ:

Tỷ trọng của ngành TM&DV trong cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế cao, chỉ đứng sau ngành nông-lâm-thủy sản và giá trị nợ xấu của ngành này đang có xu hướng giảm dần qua các năm với giá trị trong năm 2011 là 13.201 triệu đồng giảm 38,49% so với năm 2010 và tiếp tục giảm trong năm 2012 là 1,67% so với cùng kỳ. Đây là ngành chiếm tỷ trọng dư nợ và thu nợ cao nhất nhưng đối với tỷ trọng nợ xấu lại đứng thứ 2 và đang có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn này, đây là điều đáng mừng cho hoạt động TM&DV trong thời gian tới.

Khác:

Tình hình nợ xấu của các ngành khác tăng giảm không ổn định và chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế. Nguyên nhân là do nền kinh tế chưa ổn định, lạm phát tăng cao và các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn cho nên nợ xấu gia tăng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013:

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng nợ xấu của nông-lâm-thủy sản chiếm cao so với các thành phần kinh tế:

Hình 4.12: Tỷ trọng nợ xấu theo ngành kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013 6T 2013 16,58% 26,36% 10,07% 46,99% Nông-Lâm-Thủy sản CN & XD TM & DV Khác 6T 2012 14,44% 23,33% 7,19% 55,04%

Qua Bảng 4.8 và Hình 4.12, ta thấy giá trị nợ xấu của các thành phần kinh tế đều giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012, giảm mạnh nhất là ngành nông-lâm-thủy sản với giá trị nợ xấu tính đến 6 tháng đầu năm 2013 đạt 25.802 triệu đồng giảm đến 25,94% so với cùng kỳ. Đối với ngành TM&DV giảm nhẹ với giá trị là 14.473 triệu đồng tương ứng giảm nhẹ là 0,2% so với 6 tháng đầu năm 2012, các ngành khác thì giảm 0,42% với tỷ trọng chiếm trong cơ cấu nợ xấu theo ngành kinh tế là 16,58%. Riêng đối với ngành CN&XD thì chiếm tỷ trọng rất thấp với giá trị 10,07% trong 6 tháng đầu năm 2013 và có xu hướng tăng với giá trị là 5.528 triệu đồng tương ứng tăng 21,52% so với cùng kỳ.

4.2.2.4 Nợ xấu theo thành phần kinh tế

Nợ xấu của Ngân hàng chỉ tập trung vào thành phần doanh nghiệp và tổ chức khác, chiếm tỷ trọng trên 33% tổng dư nợ của Ngân hàng:

Hình 4.13: Nợ xấu theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nhìn chung, tình hình nợ xấu của doanh nghiệp và tổ chức khác tại Ngân hàng đang có xu hướng giảm xuống trong giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do các món nợ quá hạn của một số doanh nghiệp đã được thu hồi, một phần là do doanh nghiệp tự giác hoàn trả, một phần do Ngân

3.460 83.613 20.782 56.884 8.262 41.837 7.700 55.598 7.653 47.255 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Triệu đồng DN và TC khác Cá nhân, HGĐ

Đối với thành phần kinh tế cá nhân và hộ gia đình là thành phần có nợ xấu tăng cao, đặc biệt là tăng mạnh nhất trong năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế đang gặp khó khăn, hầu hết các hộ sản xuất nông nghiệp-thủy sản trên địa bàn đều phải chịu ảnh hưởng không nhỏ, từ đó dẫn đến khả năng trả nợ của họ bị giảm sút, một phần do tình hình dịch bệnh trong những năm này có diễn biến phức tạp hơn, đặc biệt là đối với các hộ nuôi trồng thủy sản, nhiều hộ dẫn đến thua lỗ và không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2012 nợ xấu của cá nhân và hộ gia đình giảm mạnh và trong 6 tháng đầu năm 2013 giá trị nợ xấu cũng giảm nhưng không nhiều. Điều này đã cho thấy được tình hình kinh tế trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực hơn sau tình hình khó khăn trong năm 2011.

Bảng 4.9: TỶ LỆ NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T/2013

1. Nợ xấu cá nhân, HGĐ triệu đồng 83.613 56.884 41.837 47.255 2. Nợ xấu DN và TC khác triệu đồng 3.460 20.782 8.262 7.653 3. Dư nợ cá nhân, HGĐ triệu đồng 5.222.669 6.211.314 7.386.282 7.600.817 4. Dư nợ DN và TC khác triệu đồng 851.709 941.176 1.126.874 1.227.953

Tỷ lệ NXCN, HGĐ (1)/(3) % 1,60 0,92 0,57 0,62

Tỷ lệ NXDN và TC khác (2)/(4) % 0,41 2,21 0,73 0,62

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Sóc Trăng, 2013)

Tỷ lệ nợ xấu đối với cá nhân, hộ gia đình: tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này. Từ giá trị 1,60% trong năm 2010 thì sang các năm

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)