7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.1.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được trong một khoảng thời gian nhất định. Ngoài chỉ tiêu doanh số cho vay, doanh số thu nợ cũng là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụng của Ngân hàng. Sau đây là tình hình doanh số thu nợ của NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013:
Bảng 4.2: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NHNo&PTNT TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
Đơn vị tính: triệu đồng
Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013
Chênh lệch 2011/2010 Chêch lệch 2012/2011 Chêch lệch 6T2013/6T2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Theo thời hạn Ngắn hạn 10.002.693 12.009.721 9.703.363 5.377.755 4.308.174 2.007.028 20,06 (2.306.358) (19,2) (1.069.581) (19,89) Trung, dài hạn 580.996 788.942 359.620 175.379 162.844 207.946 35,79 (429.322) (54,42) (12.535) (7,15) Theo ngành KT Nông-Lâm-Thủy sản 1.900.587 2.072.030 1.116.364 845.734 845.671 171.443 9,02 (955.666) (46,12) (63) (,01) CN & XD 4.746.973 3.886.143 3.372.834 1.298.284 978.917 (860.830) (18,13) (513.309) (13,21) (319.367) (24,6) TM & DV 3.094.793 5.671.367 4.942.537 2.884.589 2.006.596 2.576.574 83,26 (728.830) (12,85) (877.993) (30,44) Khác 841.338 1.169.124 631.247 524.527 639.834 327.786 38,96 (537.877) (46,01) 115.307 21,98 Theo thành phần KT Cá nhân, HGĐ 3.349.779 3.902.190 4.287.667 2.285.863 2.254.873 552.411 16,49 385.477 9,88 (30.990) (1,36) DN và TC khác 7.233.910 8.896.473 5.775.316 3.267.271 2.216.145 1.662.563 22,98 (3.121.157) (35,08) (1.051.126) (32,17) Tổng doanh số thu nợ 10.583.689 12.798.663 10.062.983 5.553.134 4.471.018 2.214.974 20,93 (2.735.680) (21,37) (1.082.116) (19,49)
Qua Bảng 4.2, doanh số thu nợ của Ngân hàng tăng trưởng cao trong năm 2011 (đạt 12.789.663 triệu đồng tăng 20,93% so với cùng kỳ) và giảm xuống ở năm 2012 giá trị đạt được là 10.062983 triệu đồng. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ công tác chỉ đạo, thu hồi vốn của ngân hàng tốt. Tuy nhiên, doanh số thu nợ năm 2012 giảm xuống đáng kể, điều này là do doanh số cho vay trong năm giảm, bên cạnh đó công tác thu nợ của ngân hàng đối với hầu hết các đối tác cũng gặp khó khăn vì khách hàng làm ăn kém hiệu quả không có khả năng trả nợ ngân hàng khi đến hạn, từ đó đã làm chỉ tiêu thu hồi nợ của ngân hàng giảm xuống trong năm này.
4.1.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn (>93%) doanh số thu nợ trung và dài hạn. Do đặc điểm của cho vay ngắn hạn là có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh sẽ nhanh chóng được thu hồi ngay trong năm, một mặt là do các khoản vay ngắn hạn thường có số tiền vay nhỏ mà phương thức trả nợ lại rất thuận lợi cho khách hàng (thường kéo dài theo chu kỳ kinh doanh). Doanh số thu nợ ngắn hạn biến động cùng chiều với tổng doanh số thu nợ của ngân hàng. Chỉ tiêu này tăng nhanh ở năm 2011 đạt 12.009.721 triệu đồng tương ứng tăng 20,93% so với cùng kỳ, đến năm 2012 doanh số cho vay giảm nên doanh số thu nợ cũng giảm và trong năm kinh tế khó khăn, nhiều dịch bệnh xảy ra nên ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Ngân hàng là điều không thể tránh khỏi.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn biến động qua các năm. Năm 2010, doanh số thu nợ trung dài hạn là 580.996 triệu đồng, tăng lên ở năm 2011 đạt 788.942 triệu đồng, và giảm xuống ở năm 2012 còn 359.620 triệu đồng. Do công tác thu nợ những món cho vay trung và dài hạn khó khăn hơn đối với thu nợ cho vay ngắn hạn, hay cho vay trung và dài hạn chứa đựng nhiều rủi ro cao hơn. Do đó, ngân hàng đang chủ động giảm dần tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng cho vay, bên cạnh đó thì việc thu hồi nợ biến động theo tình hình kinh tế qua các năm.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013:
Tình hình cho vay của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng giảm nhẹ so với 6 tháng đầu năm 2012 do tình hình khó khăn tồn đọng của năm 2012 đã ảnh hưởng đến doanh số thu nợ trong những tháng đầu năm 2013 giảm so với cùng kỳ. Qua Bảng 4.2 và Hình 4.4 ta thấy doanh số thu nợ đối với ngắn hạn và trung, dài hạn đều giảm trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể 6 tháng năm 2013 doanh số thu nợ đối với vốn ngắn hạn là 4.308.174 triệu đồng (chiếm 96,36% trong cơ cấu doanh số thu nợ) giảm 1.069.581 triệu đồng so với cùng kỳ. Doanh số thu nợ đối với vốn trung, dài hạn ở 6 tháng đầu năm 2013 đạt 162.844 triệu đồng (chiếm 3,64% trong cơ cấu doanh số thu nợ) giảm 12.535 triệu đồng so với 6 tháng 2012.
4.1.2.2 Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Cũng giống như doanh số cho vay, doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế có xu hướng tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012, bên cạnh đó thì tỷ trọng đối với lĩnh vực TM&DV luôn đạt giá trị cao trong cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế.
Hình 4.3: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 -2012 Năm 2010 17,96% 44,85% 29,24% 7,95% Năm 2011 16,19% 30,36% 44,31% 9,13% Năm 2012 11,09% 33,52% 49,12% 6,27% Nông-Lâm-Thủy sản CN & XD TM & DV Khác
Nông – lâm - thủy sản: Doanh số thu nợ năm 2011 của ngân hàng là năm 2011 là 2.072.030 triệu đồng, tăng 171.443 triệu đồng, tức tăng 9,02% so năm 2010 và cũng tương tự như doanh số cho vay, doanh số thu nợ năm 2012 giảm xuống còn 1.116.364 triệu đồng, tức giảm với tỷ lệ 46,12% so năm 2011. Nguyên nhân của sự tăng, giảm trong doanh số thu nợ trong 3 năm này của ngân hàng chủ yếu là do sự biến động của doanh số cho vay, nếu so với doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của ngân hàng đạt kết quả rất tốt trong 3 năm qua.
Công nghiệp và xây dựng: Đây là ngành có tỷ trọng thu nợ cao nhất trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2010 (chiếm 44,85%), tuy nhiên tỷ trọng thu nợ ngành công nghiệp - xây dựng cũng đang giảm dần ở năm 2011 và năm 2012 do có sự giảm dần trong doanh số cho vay. Điều này cho thấy Sóc Trăng cũng đã chịu ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế khó khăn hiện nay, từ năm 2011 do chủ trương cắt giảm đầu tư công, các dự án bất động sản tạm dừng hoặc giảm tiến độ, nhiều công trình xây dựng không triển khai. Cùng với đó những khó khăn hiện hữu như giá cả nhiên liệu, điện, nguyên liệu đầu vào liên tục tăng, lãi suất ngân hàng cao, tỷ giá ngoại tệ tăng, chi phí tài chính lên đến 20-30%, vốn lưu động thiếu đã làm cho các doanh nghiệp phải giảm sản lượng hoặc dừng sản xuất, sản phẩm tồn kho khối lượng lớn, kinh doanh thua lỗ dẫn đến việc chậm chi trả nợ khi đến hạn và cũng góp phần vào làm tăng nợ xấu của ngân hàng.
Thƣơng mại và dịch vụ: Đây là nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng, mặc dù doanh số thu nợ có giảm trong năm 2012 (giảm 12,85%) nhưng tỷ trọng doanh số thu nợ vẫn tăng lên qua các năm (năm 2010 chiếm 29,24%, năm 2011 chiếm 44,31% và năm 2012 là 49,12%). Nhìn chung thì đây vẫn là nhóm ngành khách hàng lớn của ngân hàng với doanh số cho vay cao, mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Ngành khác: Chủ yếu là các ngành như thông tin liên lạc, kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi, tiêu dùng … Doanh số thu nợ của các ngành này cũng tăng trong năm 2011 (giá trị đạt được là 1.169.124 triệu đồng, tăng 38,96% so với năm 2010) và giảm trong năm 2012 (giá trị đạt được là 631.247 triệu đồng,
giảm 46,01% so với cùng kỳ. Nhìn chung, tỷ trọng của các ngành này chiếm dưới 10% trong cơ cấu doanh số thu nợ của Ngân hàng.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013:
Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số thu nợ đối với các lĩnh vực có xu hướng giảm so cùng kỳ. Nông-lâm-thủy sản đạt giá trị 845.734 triệu đồng giảm 0,01% so với 6 tháng năm 2012, CN&XD thì giảm 24,6% với giá trị đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 là 978.917, giảm mạnh nhất là lĩnh vực TM&DV với giá trị 30,44% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu doanh số thu nợ theo ngành kinh tế thì lĩnh vực TM&DV luôn chiếm tỷ trọng rất cao:
Hình 4.4: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo ngành kinh tế 6 tháng 2012-2013
Nhìn chung, sự biến động của doanh số thu nợ tại ngân hàng cũng tương tự với sự biến động của doanh số cho vay trong 3 năm 2010-2012. Năm 2011, doanh số thu nợ tăng tỷ lệ 20,93% và giảm trong năm 2012 với tỷ lệ 21,37%, tình hình này cũng tiếp tục xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2013. Có thể thấy tổng doanh số thu nợ bị ảnh hưởng chủ yếu bởi nhóm ngành TM&DV, và hiện nhóm ngành này đang chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thu nợ, vì vậy, trong tương lai cần quan tâm đến nhóm ngành này hơn nữa nhằm nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động của ngân hàng.
4.1.2.3 Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Do ảnh hưởng của doanh số cho vay theo thành phần kinh tế nên doanh số thu nợ cũng có sự chênh lệch và biến đổi không đồng đều. Ngân hàng có doanh
6T 2013 18,91% 21,89% 44,88% 14,31% Nông-Lâm-Thủy sản CN & XD TM & DV Khác 6T 2012 15,23% 23,38% 51,95% 9,45%
số cho vay cao chưa hẳn là đạt hiệu quả mà doanh số thu nợ phải song song với doanh số cho vay, đảm bảo ít bị nợ quá hạn.
Hình 4.5: Biểu đồ cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng 2013
Qua Bảng 4.2 và Hình 4.5, doanh số thu nợ tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012 nhưng đối với thành phần kinh tế cá nhân, hộ gia đình thì tăng liên tục trong 3 năm, còn đối với doanh nghiệp và tổ chức khác thì biến động cùng chiều với doanh số thu nợ.
Cá nhân, hộ gia đình:
Doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này tăng qua các năm, năm 2011 doanh số thu nợ đạt 3.902.190 triệu đồng tăng 16,49% so với năm 2010, năm 2012 cũng tăng lên 9,88% so với năm 2011. Tuy tốc độ tăng không lớn nhưng vẫn luôn đảm bảo năm sau có doanh số thu nợ cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy khách hàng thuộc thành phần kinh tế này đã thực hiện khá tốt việc trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên, việc thu hồi nợ đối với thành phần kinh tế này tại ngân hàng là tương đối khó khăn hơn các thành phần kinh tế khác do những khách hàng đến vay vốn khá phực tạp về mọi thành phần, lĩnh vực hoạt động, bộ phận nông dân vay vốn tương đối nhiều, các doanh nghiệp điều tiết chưa hợp lý về kinh doanh, nên hiện ngân hàng chưa sàng lọc ra những khách hàng có uy tín và có dòng tiền tại tỉnh nhà chưa ổn định, đây là nguy cơ tăng cao rủi ro không thu hồi được nợ cho ngân hàng trong tương lai.
68,35 31,65 69,51 30,49 57,39 42,61 58,84 41,16 49,57 50,43 0 10 20 30 40 50 60 70 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Tỷ trọng (%) DN và TC khác Cá nhân, HGĐ
Doanh nghiệp và tổ chức khác:
Doanh số thu nợ năm 2012 giảm 35,08% so với năm 2011 như đã được phân tích đó là do tình hình kinh tế năm này tương đối khó khăn hầu hết các doanh nghiệp gặp phải tình trạng sản phẩm đầu ra bị ứ đọng, chi phí đầu vào lại khá cao làm nhiều kinh doanh thua lỗ, nên việc thu nợ của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh, do quy mô hoạt động của các doanh nghiệp lớn hơn các cá nhân và hộ gia đình nên phần lớn nguồn vốn hoạt động của họ được tài trợ từ phía các ngân hàng. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này chịu tác động rất lớn bởi những thay đổi của nền kinh tế. Nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả thì khả năng trả nợ cho ngân hàng dường như được đảm bảo. Tuy nhiên, có những rủi ro trong quá trình hoạt động mà bản thân doanh nghiệp hay ngân hàng đều không thể lường trước được (ví dụ như thiên tai, dịch bệnh, những thay đổi của chính sách Nhà nước trong từng thời kỳ...) khi đó có thể dẫn đến nguy cơ các doanh nghiệp chậm trả hoặc không thể hoàn lãi và vốn gốc vay cho ngân hàng.
Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013:
Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ trọng của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp, tổ chức khác trong cơ cấu doanh số thu nợ không chênh lệch nhiều, và đều có giá trị giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Đối với cá nhân và hộ gia đình thì giá trị đạt được trong 6 tháng đầu năm 2013 là 2.254.873 triệu đồng chiếm 50,43 % trong cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế và giảm 1.36% so với 6 tháng đầu năm 2012. Còn doanh nghiệp và tổ chức khác đạt 2.216.145 triệu đồng chiếm 49,57% trong cơ cấu doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế và giảm đến 35,08% so với cùng kỳ.