Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 26)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Tổng số cán bộ, công nhân viên đến cuối năm 2007 là 342 người. Về công tác tổ chức cán bộ, ngân hàng đã triển khai và thực hiện bố trí sắp xếp lại lao động nhằm phát huy tối đa năng lực chuyên môn của các cán bộ, công nhân viên(CB.CNV). Qua đó đáp ứng tốt yêu cầu phát triển bộ máy theo đề án cơ cấu lại ngân hàng đồng thời tạo điều kiện cho CB.CNV phát huy năng lực và khả năng chuyên môn, tạo tiền đề cho việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2013)

* Chức năng của các phòng ban:

- Giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đề ra các chiến lược hoạt động phát triển kinh doanh cũng như xét duyệt mọi hoạt động của đơn vị, tổ chức hạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi… đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ khoán tài chính và quy định khác của ngân hàng. Có thể nói Giám đốc là đầu não quản lý mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm về mọi hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình.

- Phó giám đốc:

+ Thay mặt Giám đốc điều hành một số công việc khi Giám đốc vắng mặt (theo văn bản uỷ quyền của Giám đốc) và báo cáo lại kết quả công việc khi Giám đốc có mặt tại đơn vị.

+ Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám đốc trong công việc thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ Thủ trưởng.

+ Giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị trực thuộc, đôn đốc việc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.

- Phòng tín dụng:

+ Có nhiệm vụ giao dịch trực tiếp với khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm soát hồ sơ, trình Giám đốc ký hợp đồng tín dụng.

+ Kiểm tra và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phương pháp phân cấp tín dụng.

+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của đơn vị vay, kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Phòng Kế toán – Ngân quỹ: Bao gồm cả quỹ tiết kiệm, kiểm tra chặt chẽ sự vận động của đồng vốn, đảm bảm vận động vốn đúng mục đích, an toàn và đạt hiệu quả cao, có trách nhiệm theo dõi những tài khoản phát sinh từ hoạt động hằng ngày chủ yếu là về nghiệp vụ thanh toán kinh doanh trong và ngoài ngân hàng.

- Phòng kinh doanh ngoại hối:

+ Khai thác, huy động các nguồn ngoại tệ, phát hành các chứng từ có giá. + Kinh doanh ngoại tệ (thu hồi, mua bán ngoại tệ….).

+ Tín dụng (cho vay, bảo lãnh các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

+ Thực hiện các dịch vụ: chi trả kiều hối, tư vấn, ngân quỹ….đại lý mua bán chứng khoán.

- Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ: Kiểm tra kiểm toán nội bộ bao gồm các công việc sau: Kiểm tra kiểm toán nội bộ tuyến cơ sở, giải quyết đơn thư có liên quan đến nội bộ. Giải quyết các tranh chấp giữa nội ngành với khách hàng và các ngành, các địa phương. Quản lý và xử lý công việc các dự án đầu tư xây dựng công trình. Tổ xây dựng cơ bản, phụ trách tuyến cơ sở gồm các chi nhánh Long Phú, Ngã Năm, Cù Lao Dung, Trần Đề.

- Phòng Hành chính nhân sự: Không có chức năng kinh doanh nhưng lại có trách nhiệm quản lý về mặt nhân sự và các công việc khác như: bảo vệ, văn thư, đánh máy….

- Phòng Dịch Vụ & Marketing:

+ Hoạch định chiến lược tiếp thị của ngân hàng

+ Thiết lập ngân sách marketing, trình Ban Lãnh Đạo duyệt.

+ Hoạch định chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu của ngân hàng + Xác định các yêu cầu của khách hàng và đáp ứng các yêu cầu này, đồng thời đảm bảo toàn bộ tổ chức nhận thức các yêu cầu mới của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.

- Phòng Điện Toán:

+ Quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy hiệu quả thông tin theo đúng định hướng, mục đích, chức năng hoạt động của ngân hàng.

+ Quảng bá thông tin về ngân hàng trên mạng Internet

+ Xây dựng kế hoạch phát triển thương hiệu theo hướng hiện đại. Cập nhật thông tin thường xuyên, tổ chức giới thiệu thông tin mới, thông tin chuyên đề.

+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và phương tiện, thiết bị được ngân hàng giao.

- Phòng Kế hoạch Tổng hợp: Lập kế hoạch kinh doanh toàn ngân hàng, tham mưu cho Giám đốc về chiến lược và định hướng kinh doanh.

Hình 3.2: Mạng lƣới hoạt động của ngân hàng tại tỉnh Sóc Trăng

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng, 2013)

Đến cuối năm 2009, NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng có 01 hội sở và 14 chi nhánh cấp 2, 01 phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh và 03 chi nhánh cấp 3 trực thuộc chi nhánh cấp 2 và một số phòng giao dịch nằm rãi rác khắp trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)