Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 37)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.1.1Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay, không nói đến các khoản vay đó đã thu được hay chưa trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Trong những năm qua, NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng đã không ngừng củng cố và mở rộng hoạt động đầu tư cho vay trên địa bàn tỉnh, cụ thể là tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua Bảng số liệu sau:

Qua số liệu thực tế ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng biến động không đều qua các năm. Năm 2010, doanh số cho vay là 11.483.512 triệu đồng, năm 2011 doanh số cho vay tăng thành 13.876.775 triệu đồng, tăng 2.393.263 triệu đồng, tương ứng tăng 20,84% so cùng kỳ năm 2010. Ta nhận thấy doanh số cho vay năm 2011 tăng so với năm 2010 là do Ngân hàng sớm nắm bắt được nhu

cầu vốn trên địa bàn và đã nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu này. Đồng thời việc Ngân hàng đa dạng hóa hình thức cho vay nhằm phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của khách hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho từng đối tượng. Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng trong nước và nước ngoài đối với hàng hóa sản xuất trong nước ngày càng tăng.

Tuy nhiên sang năm 2012 doanh số cho vay đã giảm xuống còn 11.452.149 triệu đồng, giảm 17,47% so năm 2011. Năm 2012 là năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, việc tỷ lệ lạm phát, mặt bằng lãi suất tăng cao trong những năm qua đã gây không ít khó khăn cho các DN. Chính Phủ và Ngân hàng nhà nước cũng đã có những chính sách, quyết định nhằm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho DN và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Lạm phát từ ngưỡng 20% đã giảm xuống còn một con số dưới 7%, trong khi duy trì được tốc độ tăng trưởng đạt trên 5% và lãi suất vay cũng đã giảm từ +-20% xuống còn +- 13%/năm. Trong năm này có đến 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay, lần đầu tiên vào ngày 13/3/2012, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ đến ngày 24/12/2012, NHNN đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm. Theo các DN với mức lãi suất huy động 8% thì họ hy vọng các ngân hàng sẽ cho vay ra ở mức 11- 12%/năm. Với tình hình kinh tế có nhiều biến động trong giai đoạn này nên Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ việc cho vay để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu xảy ra.

Bảng 4.1: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NHNo&PTNT TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Sóc Trăng, 2013)

Khoản mục 2010 2011 2012 6T/2012 6T/2013

2011/2010 2012/2011 6T2013/6T2012

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời hạn Ngắn hạn 10.922.844 12.998.366 10.911.897 5.925.972 4.526.233 2.075.522 19, (2.086.469) (16,05) (1.399.739) (23,62) Trung, dài hạn 560.668 878.409 540.252 203.006 260.402 317.741 56,67 (38.157) (38,5) 57.396 28,27 Theo ngành KT Nông-Lâm-Thủy sản 2.041.901 2.609.963 2.022.281 1.064.990 1.036.394 568.062 27,82 (87.682) (22,52) (28.596) (2,69) CN & XD 4.853.924 3.696.632 2.554.715 1.408.079 1.044.544 (1.157.292) (23,84) (1.141.917) (30,89) (363.535) (25,82) TM & DV 3.450.490 6.589.232 5.250.746 3.093.508 2.095.809 3.138.742 90,97 (1.338.486) (20,31) (997.699) (32,25) Khác 1.137.198 980.948 1.624.406 562.401 609.888 (156.250) (13,74) 643.458 65,6 47.487 8,44 Theo thành phần KT Cá nhân, HGĐ 3.669.545 4.277.087 4.827.257 2.500.436 2.515.004 607.542 16,56 550.170 12,86 14.568 0,58 DN và TC khác 7.813.967 9.599.688 6.624.892 3.628.542 2.271.631 1.785.721 22,85 (2.974.796) (30,99) (1.356.911) (37,4)

4.1.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn

Nguyên nhân doanh số cho vay giảm trong năm 2012 là do sự biến động trong khoản mục doanh số cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng do chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 93%) trong tổng doanh số cho vay.

Trong điều kiện kinh tế khó khăn, Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng, vì thế trong giai đoạn 2010-2012, tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn cao nhất trong năm 2012 đạt 95,28% trong cơ cấu doanh số cho vay. Việc Ngân hàng tăng cường cho vay ngắn hạn là để đảm bảo tính thanh khoản và khả năng quay vòng vốn nhanh cho việc tái đầu tư. Bên cạnh đó, ngân hàng còn có thể chủ động tìm kiếm khách hàng, giúp hạn chế những rủi ro có thể xảy ra do tình hình biến động lãi suất trong những năm qua khá phức tạp. Ngoài ra, hầu hết khách hàng của ngân hàng là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ nông dân và các hộ sản xuất nhỏ nên có chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, vòng quay vốn tín dụng thấp, do đó Ngân hàng thường cấp tín dụng ngắn hạn để hạn chế rủi ro, nắm bắt kịp thời, đáp ứng đúng nhu cầu thực tế vay vốn của khách hàng và để tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn của ngân hàng. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng trong năm 2011 tăng 2.075.522 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 19%). Đến năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn đã giảm với tỷ lệ 16,05%. Nguyên nhân doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này giảm là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế. Do đó, các doanh nghiệp cũng rất ngần ngại khi quyết định vay thêm vốn. Thêm vào đó là số doanh nghiệp đủ điều kiện để được vay vốn từ ngân hàng cũng ngày càng ít hơn.

Doanh số cho vay trung và dài hạn mặc dù chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay (dưới 7%) nhưng doanh số qua 3 năm cũng không có biến động quá lớn. Do đặc điểm kinh tế của tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ cá thể và có vòng quay vốn ngắn, do đó nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Vì thế nhu cầu cho vay vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng chủ yếu là vốn ngắn hạn, chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Bên cạnh đó, do nguồn vốn mà ngân hàng huy động được trong những năm qua chủ yếu là vốn ngắn hạn, ngoài ra, để

giúp giảm bớt rủi ro về lãi suất khi cho vay trung và dài hạn và dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, ngân hàng đã tập trung đầu tư cho tín dụng ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013:

Doanh số cho vay 6 tháng đầu năm 2013 đạt 4.786.635 triệu đồng giảm 1.342.343 triệu đồng tương ứng giảm 21,9% so với 6 tháng đầu năm 2012. Trong đó, ở 6 tháng đầu năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 96,69%, còn trong 6 tháng đầu năm 2013 thì doanh số cho vay ngắn hạn đạt 94,56% trong tỷ trọng doanh số cho vay. Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê trong 6 tháng đầu năm 2013, sản xuất kinh doanh trong nước vẫn trong tình trạng khó khăn, thị trường cầu nội địa yếu. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ việc cho vay để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu.

Bản chất của sự sụp đổ trong ngân hàng mà điển hình là hàng loạt ngân hàng Mỹ phá sản cách đây vài năm chính là cho vay dưới chuẩn. Trước đây, nhiều người từng ca ngợi những hình thức cho vay của các ngân hàng Mỹ là tiên tiến, còn ngân hàng trong nước chỉ là „tiệm cầm đồ‟. Nhưng thực tế cho thấy, chính sự chặt chẽ trong cho vay đã hạn chế được rủi ro cho các ngân hàng, và quan điểm của NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng là không hạ chuẩn tín dụng. Song đó cũng chính là lý do khiến doanh số cho vay của Ngân hàng giảm.

4.1.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Góp phần thực hiện chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cùng với định hướng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cấp trên và tình hình kinh tế của địa phương. Chi nhánh ngân hàng NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng đã mở rộng đầu tư tín dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau. Việc cho vay theo từng ngành nghề thể hiện mức độ đa dạng hóa hình thức hoạt động tín dụng của ngân hàng. Từ đó, giúp ngân hàng phân tán được những rủi ro, đồng thời tập trung đầu tư vào những ngành nghề có xu hướng phát triển trong tương lai.

Tuy là ngân hàng nông nghiệp nhưng doanh số cho vay đối với lĩnh vực nông – lâm - thủy sản lại chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 2 ngành còn lại trong cơ cấu doanh số cho vay của ngân hàng:

Hình 4.1: Tỷ trọng doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2010-2012

Nông – Lâm – Thủy sản:

Qua Bảng 4.1 ta thấy doanh số cho vay ngành nông – lâm - thủy sản tăng trưởng trong năm 2011 và giảm xuống đáng kể trong năm 2012. Cụ thể, năm 2010 doanh số cho vay của ngành này là 2.041.901 triệu đồng (chiếm 17,78% trong cơ cấu doanh số cho vay), đến năm 2011 là 2.609.963 triệu đồng (chiếm 18,81% trong cơ cấu doanh số cho vay), tăng 568.062 triệu đồng so với năm 2010. Tuy nhiên, sang năm 2012 doanh số cho vay ngành nông – lâm - thủy sản đã giảm xuống còn 2.022.281 triệu đồng (chiếm 17,66% trong cơ cấu doanh số cho vay), giảm đến 22,52% so năm trước. Nguyên nhân của sự biến động này là do năm 2011 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng tiêu thụ và xuất khẩu tăng lên, từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn cho phát

Năm 2012 14,18% 45,85% 22,31% 17,66% Nông-Lâm-Thủy sản CN & XD TM & DV Khác Năm 2010 17,78% 42,27% 30,05% 9,9% Năm 2011 18,81% 26,64% 47,48% 7,07%

triển sản xuất để tăng thu nhập. Nhưng đến năm 2012 nền nông nghiệp của tỉnh đương đầu với nhiều khó khăn vì tình hình sâu bệnh trên cây lúa, dịch bệnh trên vật nuôi xuất hiện tràn lan. Bên cạnh đó thì lĩnh vực thủy sản cũng gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết không ổn định, nguồn nước bị ô nhiễm gây thiệt rất lớn đến người nuôi. Do đó, Ngân hàng rất thận trọng trong việc cấp tín dụng ở lĩnh vực này.

Công nghiệp và xây dựng:

Tỷ trọng và doanh số cho vay ngành công nghiệp và xây dựng đang có xu hướng giảm dần từ năm 2010-2012. Năm 2010, doanh số cho vay đạt khá cao 4.853.924 đồng, chiếm tỷ trọng đến 42,27% trong cơ cấu doanh số cho vay, tuy nhiên đến năm 2012 doanh số cho vay trong lĩnh vực này chỉ còn 2.022.281 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 22,31%. Nguyên nhân doanh số cho vay tại ngân hàng giảm dần ngành CN&XD trong những năm này chủ yếu là do sự biến động của giá cả của nguyên vật liệu xây dựng đã ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp ngành CN&XD trên địa bàn. Bên cạnh đó thì nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng rất lớn mà thời gian thu hồi vốn chậm và lại có rủi ro cao nên doanh số cho vay của ngành bị giảm sút là điều tất yếu.

Thƣơng mại và dịch vụ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực hiện chủ trương công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua nền thương mại và dịch vụ (TM&DV) của tỉnh đã có những bước phát triển không ngừng. Doanh số cho vay ngành TM&DV tại ngân hàng tăng trưởng liên tục, chỉ chiếm tỷ trọng 30,05% năm 2010 (giá trị đạt được là 3.450.490 triệu đồng) đến năm 2012 tỷ trọng doanh số cho vay ngành TM&DV đã chiếm đến 45,85% trong tổng doanh số cho vay và trở thành đối tượng cho vay chủ lực của ngân hàng. Nguyên nhân là do thành phố Sóc Trăng là nơi tập trung đông dân cư và trung tâm thương mại, đồng thời ngân hàng cũng đã bám sát theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước. Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường, ngành TM&DV là ngành mang lại nhiều lợi nhuận và ít rủi ro hơn so với các ngành khác. Mặt khác, đây cũng là một trong những ngành có tiềm năng phát triển trong tương lai nên ngày càng có nhiều người đầu tư vào

lĩnh vực này hơn, từ đó doanh số cho vay cũng tăng trưởng không ngừng. Tuy vậy, năm 2012 mặc dù chiếm tỷ trọng cao nhất nhưng doanh số cho vay ngành TM&DV vẫn giảm đáng kể so năm 2011 (giảm 1.338.486 triệu đồng tương ứng 20,31%) do tình hình khó khăn chung của ngành kinh tế trong năm này dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư cho ngành cũng không còn cao như những năm trước.

Ngành khác:

Chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, bao gồm cho vay tiêu dùng, cho vay các cán bộ công nhân viên mua nhà, mua xe, thông tin liên lạc,.. Doanh số cho vay cho các lĩnh vực này tăng giảm qua các năm, cụ thể năm 2011 giảm giá trị 156.250 triệu đồng, tương đương giảm 13,74%, đến năm 2012 doanh số cho vay đạt 1.624.406 triệu đồng, tăng tỷ lệ 65,6% so năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã giảm bớt các thủ tục cho vay, tạo các điều kiện thuận lợi để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với vốn vay từ Ngân hàng.

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013:

Qua Bảng 4.1 ta thấy doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm đáng kể (giảm 21,9%) so với cùng kỳ nên các lĩnh vực bao gồm: nông-lâm-thủy sản, CN&XD và TM&DV đều giảm so với 6 tháng năm 2012. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành TM&DV luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu doanh số cho vay:

Hình 4.2: Tỷ trọng doanh số cho vay theo ngành kinh tế 6 tháng 2012-2013

Đối với ngành nông – lâm - thủy sản giá trị đạt được ở 6 tháng đầu năm 2013 là 1.036.394 triệu đồng (chiếm tỷ trọng là 21,65% trong cơ cấu doanh số cho vay) tương ứng giảm 2,69% so với cùng kỳ và ngành CN&XD thì giảm

6T 2013 21,65% 21,82% 43,78% 12,74% Nông-Lâm-Thủy sản CN & XD TM & DV Khác 6T 2012 9,18% 50,47% 22,97% 17,38%

25,82% với giá trị đạt được là 1.408.079 triệu đồng (chiếm 21,82% trong cơ cấu doanh số cho vay), giảm mạnh nhất là ngành TM&DV với giá trị đạt được là 2.095.809 triệu đồng (chiếm 43,78% trong cơ cấu doanh số cho vay) giảm 32,25% so với cùng kỳ. Nguyên nhân doanh số cho vay ở các lĩnh vực giảm là do một phần là vì ảnh hưởng của nền kinh tế trong thời gian này, một phần là vì còn tồn đọng những khó khăn của các lĩnh vực trong năm 2012. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ việc cho vay để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng nợ xấu xảy ra.

Như vậy, TM&DV là nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay. Ngành nông – lâm - thủy sản là nhóm ngành đang có xu hướng giảm dần cả về tỷ trọng và giá trị doanh số cho vay tại ngân hàng, mặc dù vậy, điều đó không chứng tỏ rằng lĩnh vực nông – lâm - thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2010-2012 đang có xu hướng giảm dần, mà do trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì ngành công nghiệp và TM&DV là nhóm ngành kinh tế trọng điểm và giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển trở thành một quốc gia văn minh, hiện đại.

4.1.1.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế

Để có thể đánh giá chính xác tình hình cho vay của ngân hàng, ngoài việc phân tích doanh số cho vay theo thời hạn, theo ngành kinh tế thì cần phải phân tích thêm doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Việc nghiên cứu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hiểu được đặc điểm từng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 37)