PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 63)

7. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

4.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG

Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng vậy, hiệu quả luôn đi đôi với những rủi ro và vấn đề đặt ra là làm sao đạt được lợi nhuận cao nhất mà rủi ro gây ra ở mức thấp nhất. Trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, hoạt động tín dụng của Ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro rất lớn. Vì vậy, Ngân hàng cần phải đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, chống và quản lý rủi ro nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra. Sau đây là thực trạng RRTD của NHNo&PTNT tỉnh Sóc Trăng được phân tích thông qua các chỉ tiêu: nợ quá hạn, nợ xấu và các chỉ tiêu khác đánh giá chất lượng tín dụng và đo lường RRTD của Ngân hàng. Từ đó, giúp nhà quản trị Ngân hàng đưa ra những chiến lược kinh doanh thích hợp và góp phần làm cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng đạt được mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững.

4.2.1 Tình hình nợ quá hạn

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nếu nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ thì chứa đựng RRTD của Ngân hàng.

4.2.1.1 Nợ quá hạn theo thời hạn

Nợ quá hạn của Ngân hàng giảm trong năm 2011 và tăng lại trong năm 2012, trong đó tỷ trọng của nợ ngắn hạn vẫn chiếm cao hơn so với trung và dài hạn, mặc dù nợ ngắn hạn thu hồi vẫn cao nhưng do phát sinh nhiều vì vậy mà nợ quá hạn ngắn hạn tồn động nhiều.

Nợ quá hạn ngắn hạn tăng liên tục từ năm 2010 đạt 788.647 triệu đồng tăng 18,82% ở năm 2011 và tiếp tục tăng lên 17,29% ở năm 2012. Nợ quá hạn ngắn hạn luôn tăng cao là do số lượng cán bộ tín dụng khá thấp (chỉ chiếm tỷ lệ 29,3 % trên tổng số cán bộ công nhân viên), trong khi số lượng khách hàng của những

khoản vay ngắn hạn lại khá nhiều, nên dẫn đến tình trạng các cán bộ không thể theo dõi và kiểm tra chặt chẽ các khoản vay, không thể thường xuyên nhắc nhở các khách hàng trả nợ đúng hạn. Do đó, Ngân hàng cần phân công nhiệm vụ cho các cán bộ thường xuyên đôn đốc, kiểm tra và giám sát những khách hàng này để nhanh chóng thu hồi các khoản đã giải ngân, hạn chế tình trạng nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của Ngân hàng.

Nợ quá hạn trung và dài hạn của Ngân hàng tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng cũng thay đổi không ổn định qua các năm. Năm 2011, nợ quá hạn trung dài hạn đã giảm xuống, nguyên nhân là do các doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị và có những kế hoạch kinh doanh cụ thể, bài bản để đối phó với tình hình lạm phát. Tuy nhiên, đến năm 2012 thì tình hình nợ quá hạn lại tăng lên 86,86% so với năm 2011. Mặc dù đã được hỗ trợ một phần lãi suất cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh trung và dài hạn, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn gặp phải nhiều khó khăn. Nợ quá hạn cao không được kiểm soát tốt sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn do nợ quá hạn phát sinh khi khách hàng không trả được nợ vay Ngân hàng tại thời điểm đáo hạn. Như vậy, cũng có nghĩa là một phần vốn của Ngân hàng bị lãng phí do bị tồn đọng trong các khoản nợ. Việc tồn đọng này làm cho Ngân hàng mất đi cơ hội kinh doanh kiếm lời khác. Vì vậy, Ngân hàng cần phải kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ để đạt kết quả kinh doanh tốt nhất.

Bảng 4.4: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN CỦA NHNo&PTNT TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Sóc Trăng, 2013)

Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch 2011/2010 Chêch lệch 2012/2011 Chêch lệch 6T2013/6T2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Theo thời hạn Ngắn hạn 468.042 556.142 652.314 220.508 605.188 88.100 18,82 96.172 17,29 384.680 174,45 Trung, dài hạn 320.605 114.960 214.820 35.303 217.513 (205.645) (64,14) 99.860 86,86 182.210 516,13 Theo thành phần KT Cá nhân, HGĐ 315.459 267.565 334.652 63.906 228.599 (47.894) (15,18) 67.087 25,07 164.693 257,71 DN và TC khác 473.188 403.537 532.482 191.905 594.102 (69.651) (14,72) 128.945 31,95 402.197 209,58 Tổng nợ quá hạn 788.647 671.102 867.134 255.811 822.701 (117.545) (14,9) 196.032 29,21 566.890 221,61

Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012-2013:

Theo báo cáo từ Tổng cục thống kê trong 6 tháng đầu năm 2013, sản xuất kinh doanh trong nước vẫn trong tình trạng khó khăn, thị trường cầu nội địa yếu. Sản phẩm hàng hóa tiêu thụ chậm, tình trạng doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể hoặc phá sản từ cuối năm 2012 tiếp tục xảy ra trong những tháng đầu năm 2013. Vì thế, tình trạng nợ quá hạn tăng cao trong giai đoạn này. Nợ quá hạn ngắn hạn tăng 174,45% và nợ quá hạn trung, dài hạn tăng đến 516,13% so với cùng kỳ.

Bảng 4.5: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN THEO THỜI HẠN GIAI ĐOẠN 2010 - 2012 VÀ 6 THÁNG 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T/2013

1. Nợ quá hạn ngắn hạn triệu đồng 468.042 556.142 652.314 605.188 2. Nợ quá hạn trung, dài hạn triệu đồng 320.605 114.960 214.820 217.513 3. Dư nợ ngắn hạn triệu đồng 5.222.669 6.211.314 7.386.282 7.600.817 4. Dư nợ trung, dài hạn triệu đồng 851.709 941.176 1.126.874 1.227.953

Tỷ lệ NQH ngắn hạn (1)/(3) % 8,96 8,95 8,83 7,96

Tỷ lệ NQH trung, dài hạn (2)/(4) % 37,64 12,21 19,06 17,71

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Sóc Trăng, 2013)

Tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn: Nhìn chung dư nợ và nợ quá hạn tăng trưởng đều qua các năm trong khi tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn có xu hướng giảm dần đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013. Đó là do khi nợ quá hạn tăng 18,82% thì dư nợ ngắn hạn tăng 18,93% làm cho tỷ lệ nợ quá hạn giảm không đáng kể từ 8,96% giảm còn 8,95% trong năm 2011, bước sang năm 2012 thì nợ quá hạn tăng 17,29% trong khi dư nợ tăng 18,92% nên tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn giảm còn 8,83% và tiếp tục tăng tưởng trong 6 tháng 2013 của dư nợ nhiều hơn so với nợ quá hạn trong kỳ dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn giảm còn 7,96%.

Tỷ lệ nợ quá hạn trung, dài hạn:

Nợ quá hạn trung, dài hạn chiếm rất cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng, đặc biệt là trong năm 2010 tỷ lệ này cao nhất là 37,64% và tỷ lệ này giảm dần qua các năm sau đó. Trong giai đoạn này, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp rất khó khăn, giá nguyên vật liệu tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất cao. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng chưa giảm nên tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn nhưng nhìn chung thì tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn và trung, dài hạn có xu hướng giảm. Nguyên nhân là nợ quá hạn trung và dài hạn giảm dần qua các năm trong khi dư nợ trung, dài hạn chỉ tăng nhẹ, vì thế ngân hàng cần phải tăng cường kiểm soát hơn nữa để đạt tỉ lệ thấp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng.

4.2.1.2 Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế

Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện qua Hình 4.9 sau đây:

Hình 4.9: Nợ quá hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Tình hình nợ quá hạn của các doanh nghiệp và tổ chức khác chiếm tỷ trọng cao do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp không ổn định, giá cả các mặt hàng tăng cao làm gia tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, nguồn vốn

473.188 315.459 403.537 267.565 532.482 334.652 191.905 63.906 594.102 228.599 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2010 2011 2012 6T2012 6T2013 Năm Triệu đồng DN và TC khác Cá nhân, HGĐ

chưa về kịp để trả các khoản vay cho Ngân hàng, bên cạnh đó vì khách hàng sử dụng sai mục đích dẫn đến mất khả năng thanh khoản. Tỷ lệ nợ quá hạn cao sẽ làm chi phí của Ngân hàng tăng, do đó cũng làm tăng chi phí của món vay. Từ đó dẫn đến giá cả của việc đi vay tăng lên, các hoạt động đầu tư sẽ bị hạn chế. Việc điều tiết vĩ mô kinh tế thông qua Ngân hàng cũng trở nên kém hiệu quả hơn. Ngoài ra, trong quá trình thẩm định tín dụng, cán bộ đã xác định sai vòng quay vốn cho khách hàng dẫn đến việc khách hàng mất khả năng thanh khoản…Vì vậy, cán bộ tín dụng cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các biện pháp cơ cấu lại kỳ hạn trả nợ, giãn nợ…đối với những khách hàng có tình hình tài chính nhưng bị mất khả năng thanh khoản tạm thời, giúp cho khách hàng vượt qua được giai đoạn khó khăn trong kinh doanh, nâng cao uy tín cho Ngân hàng.

Bảng 4.6: TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 6T/2013

1. Nợ quá hạn cá nhân, HGĐ triệu đồng 315.459 267.565 334.652 605.188 2. Nợ quá hạn DN và TC khác triệu đồng 473.188 403.537 532.482 217.513 3. Dư nợ cá nhân, HGĐ triệu đồng 2.313.114 3.119.582 3.600.485 3.882.554 4. Dư nợ DN và TC khác triệu đồng 3.761.264 4.039.908 4.912.671 4.946.216

Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân, HGĐ (1)/(3) % 13,64 8,58 9,29 15,59

Tỷ lệ nợ quá hạn DN và TC khác (2)/(4) % 12,58 9,99 10,84 4,40

(Nguồn: Phòng tín dụng Agribank Sóc Trăng, 2013)

Tỷ lệ nợ quá hạn cá nhân, hộ gia đình: trong giai đoạn 2010-2012 tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân, hộ gia đình có xu hướng giảm và giảm mạnh trong năm 2011. Đó là vì trong năm này nợ quá hạn giảm mạnh trong khi dư nợ tăng nhưng trong 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ quá hạn cá nhân, hộ gia đình tăng mạnh trong khi dư nợ chỉ tăng nhẹ. Vì vậy trong 6 tháng đầu năm 2013 tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân và hộ gia đình tăng cao. Tình hình nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình tăng do họ buôn bán nhỏ lẻ, kinh doanh không ổn định hoặc do biến cố của giá thị trường như giá cả đầu vào tăng, đầu ra bị hạn chế và thu hẹp do cạnh tranh, phần lớn cá nhân kinh doanh có số vốn nhỏ không thích ứng

kịp thời dẫn tới tình trạng thua lỗ, sẽ ngừng kinh doanh, buôn bán, hoặc đối với nông dân thì họ không có khoản thu nào khác để bù đắp lại dẫn tới không trả được nợ cho ngân hàng.

Tỷ lệ nợ quá hạn doanh nghiệp và tổ chức khác: cũng giống như tỷ lệ nợ quá hạn của cá nhân và hộ gia đình thì đối với doanh nghiệp và tổ chức khác vẫn giảm trong năm 2011 và tăng trở lại trong năm 2012 nhưng đối với 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp và tổ chức khác giảm rất mạnh là vì nợ quá hạn của doanh nghiệp và tổ chức khác trong giai đoạn này giảm mạnh. Nguyên nhân nợ quá hạn phát sinh trong những khoản cho vay doanh nghiệp tư nhân là do thế mạnh tỉnh Sóc Trăng vẫn là nông nghiệp, thủy, hải sản, nhiều doanh nghiệp mọc lên, nhưng lại thiếu trình độ quản lý, nguồn nhân lực nhìn chung trình độ không cao, tập trung nơi đông dân cư như địa bàn thành phố, khi nền kinh tế khó khăn, không ổn định thì kinh doanh không hiệu quả và như vậy là không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng, mặt khác tâm lý chần chừ trả nợ, đến khi ngân hàng nhắc nhở, đôn đốc thì mới trả, thiếu hiểu biết về lãi suất quá hạn và phớt lờ những điều khoản trong hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh sóc trăng (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)