Như kết quả bảng 3.9 thì có 3 dòng có trọng lượng 1000 hạt lần lượt là THL03-4-2-2-2-63-37 (18,87g), THL03-4-2-2-2-63-20 (24,76g), THL03-4-2- 2-2-63-28 (18,39g) . Trong 3 dòng thì THL03-4-2-2-2-63-28 (18,39g) có trọng lượng 1000 hạt thấp nhất, cao nhất là THL03-4-2-2-2-63-20 (24,76g). Theo Nguyễn Đình Giao và ctv., (1997), trọng lượng hạt cũng là đặc tính quan trọng góp phần nâng cao năng suất, trọng lượng 1000 hạt ít chịu ảnh hưởng của môi trường do có hệ số di truyền cao nên việc chọn ra các giống có trọng lượng 1000 hạt cao là rất cần thiết để nâng cao năng suất.
3.2.1.7 Độ cứng (N/Cm2) lóng 1,2,3,4 của các cây thế hệ F6
Qua bảng 3.10 cho thấy độ cứng của lóng thân cây F6 tăng dần từ lóng 1 đến lóng 4.
Độ cứng lóng 1 của 17 dòng dao động từ 1,5 – 4,8 N/Cm2, độ cứng lóng cao nhất là THL03-4-2-2-2-63-37 (4,8 N/Cm2), dòng có độ cứng lóng 1 thấp nhất là THL03-4-2-2-2-51-65 (1,5 N/Cm2). Theo kết quả phân tích cho thấy đa số các dòng có độ cứng cao hơn cây mẹ CK2003 (2,5 N/Cm2), và một số dòng có độ cứng cao hơn cây cha Nhật (3,3 N/Cm2), điều này cho thấy các dòng có sự cải thiện độ cứng so với cây mẹ và cây cha. Độ cứng lóng 1 của các dòng và cây cha mẹ khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 5%.
Lóng 2 của 17 dòng có độ cứng biến thiên từ 3,6 – 8,1 N/Cm2. Lóng 2 có độ cứng thấp nhất là THL03-4-2-2-2-51-81 (3,6 N/Cm2), cao nhất là THL03-4-2- 2-2-51-101 (8,1 N/Cm2). Độ cứng lóng 2 của 17 dòng đa số đều cao hơn so với cây cha (Nhật – 5,0 N/Cm2) và cao hơn hẳn so với cây mẹ (CK2003- 3,5 N/Cm2). Qua kết quả phân tích cho thấy độ cứng lóng 2 của 17 dòng được cải thiện so với cây cha và mẹ ban đầu. Độ cứng lóng 2 của các dòng và đối chứng (cây cha và cây mẹ) khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.
- 32 – Bảng 3.10 Độ cứng (N/Cm2)lóng 1, 2, 3, 4 của các cây F6 STT Nghiệm thức Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 1 THL03-4-2-2-2- 51-22 3,8 bc 5,6 cd 8,9 bcde 19,5 bcdef 2 THL03-4-2-2-2-63-45 3,8 bcd 5,8 cd 10,3 bcd 24,4 ab 3 THL03-4-2-2-2-63-30 2,6 ef 5,5 cd 10,8 bc 18,3 cdefg 4 THL03-4-2-2-2-63-37 4,8 a 7,0 b 13,9 a 21,1 bcde 5 THL03-4-2-2-2-63-29 3,0 def 5,5 cd 11,5 b 16,3 efg 6 THL03-4-2-2-2-51-75 3,5 cd 5,9 c 10,l bcde 16,6 defg 7 THL03-4-2-2-2-63-46 3,2 cde 5,3 cde 9,8 bcde 20,3 bcde 8 THL03-4-2-2-2-51-101 4,4 ab 8,1 a 14,1 a 27,35 a 9 THL03-4-2-2-2-51-87 3,1 cdef 5,1 cde 10,2 bcde 17,4 cdefg 10 THL03-4-2-2-2-63-33 3,3 cde 4,7 def 8,1 cde 13,2 g 11 THL03-4-2-2-2-51-65 1,5 h 3,9 fg 7,4 e 14,3 fg 12 THL03-4-2-2-2-51-104 1,8 gh 3,7 fg 7,8 de 14,0 g 13 THL03-4-2-2-2-63-12 2,6 ef 5,2 cde 10,1 bcde 14,2 fg 14 THL03-4-2-2-2-63-28 2,4 fg 5,1 cde 10,6 bcd 19,8 bcde 15 THL03-4-2-2-2-63-20 3,7 bcd 5,7 cd 9,5 bcde 20,3 bcde 16 THL03-4-2-2-2-63-18 3,5 cd 6,1 c 10,9 bc 22,6 abc 17 THL03-4-2-2-2-51-81 2,3 fg 3,6 g 8,6 cde 17,8 cdefg TBF6 3,1 5,4 10,2 18,7
Nhật (Cha) 3,3 cde 5,0 cde 9,1 bcde 21,8 abc
Ck2003 (mẹ) 2,5 ef 3,5 g 9,4 bcde 8,4 h
F * * * *
CV(%) 13,10 11,08 14,02 14,68
Ghi chú:* khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê
TBF6: Trung bình tổng của các cá thể F6 THL03: Tổ hợp lai 03
Bảng 3.10 cũng cho thấy độ cứng lóng 3 của 17 dòng dao động trong khoảng 7,4 – 10,9 N/Cm2. So với cây cha và cây mẹ thì 17 dòng có độ cứng lóng đa số cao hơn so với độ cứng của cây cha, mẹ đối chứng. Trong đó, dòng có độ cứng lóng cao nhất là THL03-4-2-2-2-63-18 (10,9N/Cm2) và thấp nhất là THL03-4-2-2-2-51-65 (7,4 N/Cm2). Độ cứng lóng 3 của 17 dòng và đối chứng (cây cha và cây mẹ) khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê là 5%.
Độ cứng chắc của thân là một trong những chỉ số lựa chọn quan trọng nhất kháng đỗ ngã. Theo Yoshida (1981) cho rằng độ cứng của thân là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm đỗ ngã trên lúa, lóng thứ nhất và lóng thứ hai tuy không phải là các lóng bị gãy nhưng nó là các lóng góp phần vào việc đỗ ngã, khi các lóng này dài và yếu nó sẽ làm cho cây lúa cong và gia tăng moment cong cây lúa làm cho cây lúa dễ đỗ ngã. Theo Nguyễn Trọng Cần (2010) cho rằng sự đỗ ngã trên lúa thường xảy ra ở lóng 4.
Lóng 4 của 17 dòng và đối chứng khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Độ cứng lóng 17 dòng biến thiên từ 13,2 – 27,35 N/Cm2. Độ cứng lóng cao nhất là THL03-4-
- 33 –
2-2-2-51-101 (27,35 N/Cm2), thấp nhất là THL03-4-2-2-2-63-33 (13,2 N/Cm2). Các dòng còn lại đều có độ cứng lóng 4 cao hơn so với cây mẹ (CK2003-8,4 N/Cm2),và một số dòng cao so với cây cha (Nhật- 21,8 N/Cm2). Từ kết quả trên cho thấy độ cứng lóng 4 của các dòng có khả năng kháng đỗ ngã tốt.