Chiều dài bông

Một phần của tài liệu chọn giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, kháng đỗ ngã (Trang 34)

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy, chiều dài bông của các dòng F5 nằm trong khoảng 23,1-28cm. Theo Vũ Văn Liết và ctv., (2004) được trích dẫn bởi Phan Thị Hồng Trang (2012).Chiều dài bông do đặc tính di truyền quyết định nhưng cũng một phần chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường nhất là điều kiện dinh dưỡng trong giai đoạn đầu hình thành bông. Giống có bông dài, hạt xếp khích, tỉ lệ hạt lép thấp, khối lượng 1000 hạt cao sẽ cho năng suất

- 21 –

Bảng 3.2 Số hạt chắc/bông, % hạt chắc của cây F5

STT Nghiệm thức Số hạt chắc/ bông % hạt chắc 1 THL03-4-2-2-2-13 224 59,1 2 THL03-4-2-2-2-25 225 61,3 3 THL03-4-2-2-2-29 221 74,9 4 THL03-4-2-2-2-34 218 71,7 5 THL03-4-2-2-2-35 230 66,5 6 THL03-4-2-2-2-46 212 70,9 7 THL03-4-2-2-2-51 250 72,3 8 THL03-4-2-2-2-57 242 60,9 9 THL03-4-2-2-2-63 230 78,5 10 THL03-4-2-2-2-64 239 75,7 11 THL03-4-2-2-2-68 278 71,8 12 THL03-4-2-2-2-74 214 72,1 13 THL03-4-2-2-2-75 224 83,6 THL03: Tổ hợp lai 03 3.1.1.5 Số hạt chắc/bông và tỷ lệ hạt chắc

Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy, số hạt chắc/bông của các dòng của thế hệ F5 cao nhất là THL 03-4-2-2-2-51 và 03-4-2-2-2-68 có 278 hạt/bông, trung bình là THL 03-4-2-2-2- 57 có 242 hạt/bông. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (1998), số hạt chắc/bông đóng góp vào năng suất lúa khoảng 75%, lúa sạ trung bình từ 80- 100 hạt/bông và lúa cấy có trung bình từ 100-120 hạt/bông là cho năng suất cao trong điều kiện ĐBSCL.

Tỷ lệ hạt chắc phụ thuộc vào số hoa trên bông, đặc tính sinh lý của cây lúa và chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Thường thì số hoa trên bông quá nhiều sẽ dẫn đến tỉ lệ hạt chắc thấp (Nguyễn Ngọc Đệ, 1998). Kết quả Bảng 3.2 cho thấy, tỷ lệ hạt chắc cao nhất là ở THL 03-4-2-2-2-75 có 83,6%, trung bình là THL 03-4-2-2-2-35 có 66,5%. Thấp nhất là ở THL 03-4-2-2-2-13 là 59,1%. Qua kết quả thu thập được cho thấy các dòng ở thế hệ F5 cho tỷ lệ hạt chắc cao góp phần gia tăng năng suất.

- 22 – 3.1.1.6 Độ cứng (N/Cm2) lóng 1,2,3,4 của các cây thế hệ F5 Bảng 3.3 Độ cứng (N/Cm2) lóng 1, 2, 3, 4 của các cây F5 STT Nghiệm thức Lóng1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 1 THL03-4-2-2-2- 63 3,2 e 6,7 abc 12,2 20,7 2 THL03-4-2-2-2- 68 6,7 b 4,8 cde 10,2 14,6 3 THL03-4-2-2-2- 25 4,3 d 3,3 e 7,9 15,2 4 THL03-4-2-2-2- 51 2,5 e 5,2 bcde 11,4 17,6 5 THL03-4-2-2-2- 64 2,8 e 4,7 cde 9,8 17,8 6 THL03-4-2-2-2- 57 2,3 d 5,9 bcd 10,5 18,8 7 THL03-4-2-2-2- 35 2,9 d 5,2 bcde 10,9 8 THL 03-4-2-2-2- 13 2,4 d 3,8 e 5,8 11,0 9 THL03-4-2-2-2- 75 4,7 cd 4,0 de 8,2 12,5 10 THL03-4-2-2-2- 29 4,6 cd 7,9 a 10,9 18,4 11 THL03-4-2-2-2- 34 5,7 bc 4,4 de 8,7 17,0 12 THL03-4-2-2-2- 74 2,3 e 8,1 a 14,8 17,8 13 THL03-4-2-2-2- 46 8,7 a 7,0 a 10,9 18,5 F * * ns ns CV(%) 13,39 14,86 14,81 15,11

Ghi chú:* khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê

THL 03: Tổ hợp lai 03

Bảng 3.3 cho thấy độ cứng của lóng thân của các cây F5 tăng dần từ lóng 1 đến lóng 4.

Độ cứng của lóng 1 của các dòng biến thiên từ 2,3-8,7 N/Cm2, dòng có độ cứng nhỏ nhất là THL03-4-2-2-2-74 (2,3N/Cm2), và THL03-4-2-2-2-57

(2,3N/Cm2). Dòng có độ cứng lóng 1 cao nhất là THL03-4-2-2-2-46 (8,7 N/Cm2). Độ cứng lóng 1 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Lóng 2 của các dòng ở thế hệ F5 có độ cứng biến thiên từ 3,3-8,1 N/Cm2, dòng có độ cứng lóng 2 lớn nhất là THL03-4-2-2-2-74 (8,1 N/Cm2) và có độ cứng lóng 2 nhỏ nhất là THL03-4-2-2-2-25 (3,3 N/Cm2). Độ cứng lóng 2 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Độ cứng lóng 3 của các dòng ở thế hệ F5 biến thiên từ 5,8-14,8 N/Cm2, dòng có độ cứng lóng 3 lớn nhất là THL03-4-2-2-2-74 (14,8 N/Cm2) và dòng có độ cứng lóng 3 nhỏ nhất là THL03-4-2-2-2-13 (5,8 N/Cm2). Độ cứng lóng 3 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê.

Ở lóng 4, các dòng ở thế hệ F5 có độ cứng biến thiên từ 11-20,7 N/Cm2, dòng có độ cứng lóng 4 lớn nhất là THL03-4-2-2-2- 63 (20,7 N/Cm2) và dòng có độ cứng lóng 4 nhỏ nhất là THL03-4-2-2-2-13 (11,0 N/Cm2). Theo Nguyễn Thị Phượng (2010) cho rằng độ cứng lóng 4 của giống MTL500 là 4,38 N/Cm2 có

- 23 –

thể kháng và ít đỗ ngã. Vì độ cứng lóng 4 của các dòng ở thế hệ F5 cao gấp nhiều lần so với kết quả của Nguyễn Thị Phượng vì vậy các dòng ở thế hệ F5 có thể hạn chế việc đỗ ngã. Độ cứng lóng 4 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê.

Độ cứng chắc của thân là một trong những chỉ số lựa chọn quan trọng nhất cho giống kháng đỗ ngã. (Xiao và ctv., 2002). Qua kết quả phân tích cho thấy các dòng có độ cứng lóng 4 cao, phù hợp với nhận định trên vì thế các dòng có điều kiện để kháng đỗ ngã.

3.1.1.7 Dài lóng (Cm) lóng 1,2,3,4 của các cây thế hệ F5

Bảng 3.4 Dài lóng (Cm) lóng 1, 2, 3, 4 của các cây F5

STT Nghiệm thức Lóng1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 1 THL03-4-2-2-2- 63 36,0 24,0 a 12,7 bc 4,4c 2 THL03-4-2-2-2- 68 35,0 18,5 ef 13,0 bc 7,5 abc 3 THL03-4-2-2-2- 25 37,2 22,5 b 15,1 ab 7,8 abc 4 TH L03-4-2-2-2- 51 37,5 20,5 cd 14,0 abc 8,0 abc 5 THL03-4-2-2-2- 64 37,2 21,5 bc 10,2 ef 6,5 bc 6 THL03-4-2-2-2- 57 37,0 20,5 cd 13,0 bc 6,0 bc 7 THL03-4-2-2-2- 35 37,1 18,5 ef 8,70 f

8 THL03-4-2-2-2- 13 36,0 20,0 cde 14,0 abc 7,0 abc

9 THL03-4-2-2-2- 75 34,0 19,0 def 14,0 abc 10,0 ab 10 THL03-4-2-2-2- 29 34,5 20,0 cde 16,0 a 11,0 a 11 THL03-4-2-2-2- 34 39,5 18,5 ef 13,0 bc 5,0 c 12 THL03-4-2-2-2- 74 37,3 17,5 f 11,5 cd 6,5 bc 13 THL03-4-2-2-2- 46 36,5 24,0 a 14,0 abc 5,5 c F ns * * * CV(%) 7,51 3,46 9,06 11,65

Ghi chú:* khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê

THL03: Tổ hợp lai 03

Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 cho thấy chiều dài lóng ngắn dần từ lóng 1 đến lóng 4.

Ở lóng 1 của các dòng ở thế hệ F5 có chiều dài lóng biến thiên từ 34,0- 39,5 cm, dòng có chiều dài lóng 1 dài nhất là THL03-4-2-2-2- 34 (39,5 cm) và dòng có chiều dài ngắn nhất là THL03-4-2-2-2-75 (34,0 cm). Chiều dài lóng 1 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê.

Các dòng ở thế hệ F5 có chiều dài lóng 2 biến thiên từ 17,5-24 cm. Dòng có chiều dài lóng 2 ngắn nhất là THL03-4-2-2-2-74 (17,5 cm) và dòng có chiều dài lóng 2 dài nhất là THL03-4-2-2-2-46, và THL03-4-2-2-2- 63 (24,0cm). Chiều dài lóng 2 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

- 24 –

Chiều dài lóng 3 các dòng ở thế hệ F5 biến thiên từ 8,7-16 cm, THL03-4-2-2- 2- 35 có chiều dài lóng 3 là 8,7 cm ngắn nhất, dòng có chiều dài lóng dài nhất là THL03-4-2-2-2-29 ( 16cm). Chiều dài lóng 3 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Theo Nguyễn Trọng Cần, (2010) chiều dài lóng thứ 4 ảnh hưởng đến sự đỗ ngã. Các dòng ở thế hệ F5 có chiều dài lóng thứ 4 biến thiên từ 4,4-11,0cm. Dòng có chiều dài lóng 4 ngắn nhất là THL03-4-2-2-2-63 (4,4 cm), dòng có chiều dài lóng 4 dài nhất là THL03-4-2-2-2-29 (11,0 cm). Chiều dài lóng 4 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Hoshikawa và Wang (1990) cho rằng lúa dễ đỗ ngã thường có chiều dài lóng thân bên dưới và chiều dài cả thân dài hơn so với những cây không đỗ ngã. Vì thế chiều dài của những lóng bên dưới và chiều dài của cả thân lúa là đặc tính quan trọng liên quan tính đỗ ngã. Theo Nguyễn Minh Chơn (2003) lóng phía dưới càng dài có thể là nguyên nhân quan trọng dẫn tới đỗ ngã. Qua phân tích ta có đa số các dòng ở thế hệ F5 có chiều dài lóng 4 ngắn hơn chiều dài lóng 4 của cây lúa không đỗ ngã của giống Sasanishiki (8,8 cm). Chỉ có các THL 03-4-2-2-2-75, và THL 03-4-2-2-2-29 có chiều dài lóng 4 lần lượt là 10,0, 11,0 cm lớn hơn giống lúa không đỗ ngã đang xét ở trên, điều nay chứng tỏ các dòng ở thế hệ F5 là những cá thể kháng đỗ ngã.

3.1.1.8 Đường kính (mm) lóng 1,2,3,4 của các cây thế hệ F5

Đường kính là một trong những yếu tố làm tăng độ cứng của cây lúa. Theo Phan Thị Hồng Trang, (2012) độ cứng lóng càng lớn thì đường kính lóng càng cao và ngược lại.

Kết quả bảng 3.5 cho ta thấy đường kính lóng thân của các dòng ở thế hệ F5 tăng dần từ lóng 1 đến lóng 4.

Đường kính lóng 1 các dòng ở thế hệ F5 biến thiên từ 0,3-1,1 mm, dòng có đường kính lóng 1 lớn nhất là THL03-4-2-2-2-63 (1,1 mm) và dòng có đường kính lóng 1 nhỏ nhất là THL03-4-2-2-2 -13 (0,3 mm). Đường kính lóng 1 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

Đường kính lóng 2 các dòng ở thế hệ F5 biến thiên từ 2,0-3,1 mm . Dòng có đường kính lóng 2 lớn nhất là THL03-4-2-2-2-74 (3,1 mm) và dòng có đường kính lóng 2 nhỏ nhất là THL03-4-2-2-2-51, 13, 75, 29, 34, 46 (2,0 mm). Đường kính lóng 2 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê.

- 25 –

Theo Hoshikawa và Wang (1990) đã quan sát các giống lúa dễ đỗ ngã của Nhật cho thấy rằng lóng thứ nhất thường có dạng hơi tròn và càng xuống các lóng thân gia tăng. Vì thế, dạng hình lóng thân có thể do yếu tố di truyền quyết định. Do vậy, đường kính lóng cũng là một trong những yếu tố có liên quan đến sự đỗ ngã trên lúa.

Bảng 3.5 Đường kính (mm) lóng 1, 2, 3, 4 của các cây F5

STT Nghiệm thức Lóng1 Lóng 2 Lóng 3 Lóng 4 1 THL03-4-2-2-2- 63 1,1 bc 2,7 3,1 3,4b 2 THL03-4-2-2-2- 68 1,0 c 2,5 4,0 4,0 b 3 THL03-4-2-2-2- 25 1,0 c 2,5 2,8 4,0 b 4 TH L03-4-2-2-2- 51 1,0 c 2,0 2,5 3,0 bc 5 THL03-4-2-2-2- 64 1,1 bc 2,5 2,7 3,2 b 6 THL03-4-2-2-2- 57 1,0 c 3,0 3,5 3,5 b 7 THL03-4-2-2-2- 35 0,5 e 3,0 3,0 8 THL03-4-2-2-2- 13 0,3 f 2,0 2,5 2,0 c 9 THL03-4-2-2-2- 75 1,2 ab 2,0 3,0 4,0 b 10 THL03-4-2-2-2- 29 1,2 a 2,0 3,0 4,0 b 11 THL03-4-2-2-2- 34 1,0 c 2,0 3,0 4,1 a 12 THL03-4-2-2-2- 74 1,0 c 3,1 3,6 4,0 b 13 THL03-4-2-2-2- 46 0,7 d 2,0 3,0 3,0 bc F * ns ns * CV(%) 6,74 7,1 7,7 8,0

Ghi chú:* khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Trong cùng một cột những số có chữ theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa thống kê

THL03: Tổ hợp lai 03

Đường kính lóng 3 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt không ý nghĩa về mặt thống kê .Đường kính lóng 3 các dòng ở thế hệ F5 biến thiên từ 2,5-4,0 mm). Các THL03-4-2-2-2- 51, THL03-4-2-2-2-13 có đường kính lóng 3 là (2,5 mm) nhỏ nhất, lớn nhất là THL03-4-2-2-2- 68 (4,0 mm).

Ở lóng 4 đường kính lóng càng lớn thì càng hạn chế đỗ ngã (Yoshida, 1981), đường kính lóng 4 của các dòng biến thiên từ 3,0-4,1mm, dòng có đường kính lóng 4 lớn nhất là THL03-4-2-2-2-34 (4,1 mm) và dòng có đường kính lóng 4 nhỏ nhất là THL03-4-2-2-2-51 (3,0mm). Đường kính lóng 4 của các dòng ở thế hệ F5 khác biệt ở mức ý nghĩa thống kê 5%.

- 26 –

Tương quan giữa độ cứng lóng 4 với chiều dài lóng 4 và đường kính lóng 4 của các thế hệ lai ở thế hệ F5 của tổ hợp lai CK2003 x Nhật

Bảng 3.6 tương quan giữa chiều dài lóng, đường kính lóng và độ cứng lóng 4 của các dòng ở thế hệ F5 của tổ hợp lai CK2003 x Nhật

Ghi chú: -**; tương quan âm với mức ý nghĩa thống kê 1%; -*: tương quan âm với mức ý nghĩa thống kê 5%; ns: không tương quan; +** tương quan dương với mức ý nghĩa thống kê 1%.+* tương quan dương với mức ý nghĩa thống kê 5%

DL: Dài lóng, ĐK: Đường kính, ĐC: Độ cứng.

Theo Phan Thị Hồng Trang (2012) tương quan giữa độ cứng lóng 4 với dài lóng 4, chiều dài lóng 4 với đường kính lóng 4 tùy từng tổ hợp lai cụ thể. Bảng 3.6 cho thấy sự tương quan giữa dài lóng và đường kính; lóng càng dài thì đường kính càng nhỏ và ngược lại.Một số dòng còn lại thì có sự tương quan nghịch là lóng càng dài thì đường kính càng lớn (và ngược lại).

Sự tương quan của dài lóng và độ cứng có sự tương quan thuận là lóng càng dài thì độ cứng càng tăng (và ngược lại). Một số dòng có sự tương quan nghịch là dài lóng càng dài thì độ cứng lóng càng nhỏ (và ngược lại).

Theo kết quả phân tích thì hầu hết các dòng có tương quan nghịch giữa đường kính và độ cứng, và một phần có sự tương quan thuận giữa các dòng.

Theo Phan Thị Hồng Trang (2012), sự tương quan giữa độ cứng lóng 4 và đường kính 4 tùy thuộc vào đặc tính của từng thế hệ lai.

Tương quan Nghiệm thức 63 68 25 51 64 57 35 13 75 29 34 74 46 DL-ĐK ns (-) ** ns (+) ** (+) ** (-) ** (+) ** (-) ** (+) ** (-) ** (-) ** (+) ** (-) ** DL-ĐC ns (+) ** (-) * (+) ** (+) ** (+) ** (-) ** (+) ** (+) ** (+) ** (+) ** (-) ** (+) ** ĐK-ĐC ns (-) ** ns (+) ** (+) ** (-) ** (-) ** (-) ** (+) ** (-) ** (-) ** (-) ** (-) **

- 27 –

Trắc nghiệm khả năng kháng rầy của các dòng được chọn ở thế hệ F5

Bảng 3.7 Mức độ kháng rầy nâu của các dòng thế hệ F5 theo IRRI (1981)

STT Tên giống/ dòng Cấp 1 THL03-4-2-2-2- 63 5 2 THL03-4-2-2-2- 68 9 3 THL03-4-2-2-2- 25 9 4 THL03-4-2-2-2- 51 5 5 THL03-4-2-2-2- 64 9 6 THL03-4-2-2-2- 57 9 7 THL03-4-2-2-2- 35 9

Một phần của tài liệu chọn giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, kháng đỗ ngã (Trang 34)