Đối với các đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Trang 31)

5. Bố cục của luận văn

1.4.2.Đối với các đơn vị sự nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Để công tác tự chủ tài chính thực sự phát huy tác dụng, đạt đƣợc mục tiêu Nhà nƣớc đặt ra là khuyến khích đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực GD&ĐT nói riêng tăng thu, tiết kiệm chi, thực hiện tinh giảm biên chế, tăng thêm thu nhập cho ngƣời lao động trên cơ sở hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, thì khi xây dựng và tổ chức thực thi công tác tự chủ tài chính bản thân các cơ quan xây dựng chính sách và các đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính cần phải xem xét, đánh giá tác động một cách thấu đáo những nhân tố có ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính của các đơn vị nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho đơn vị.

Thứ nhất: Công tác quản lý tài chính

Công tác quản lý tài chính trong giáo dục là phƣơng thức Nhà nƣớc sử dụng các công cụ tài chính tác động hệ thống giáo dục quốc dân nhằm định hƣớng sự phát triển giáo dục. Công tác quản lý tài chính giáo dục, một mặt thừa nhận và vận dụng quy luật khách quan của cơ chế quản lý kinh tế vận hành trong nền kinh tế thị trƣờng. Mặt khác phải biết sử dụng các phƣơng pháp thích hợp về mặt tài chính nhằm tác động vào sự vận hành của các cơ sở giáo dục theo các mục tiêu mong muốn. Có thể nói tự chủ tài chính thực chất là một trong những phƣơng pháp của công tác quản lý tài chính nói chung, song công tác tài chính lại là một nhân tố ảnh hƣởng quan trọng tới công tác tự chủ tài chính của các đơn vị.

Đối với mỗi loại hình đơn vị sự nghiệp có cơ chế quản lý tài chính khác nhau, đơn vị sự nghiệp nào có tính tự chủ càng cao thì mức độ phụ thuộc vào ngân sách càng thấp. Việc quy định nhƣ vậy hoàn toàn phù hợp với quy định về NSNN đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả trong quản lý tài chính, khuyến khích sự phát triển của đơn vị, tạo điều kiện để đơn vị thực hiện tự chủ tài chính tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý cho quá trình tạo lập và sử dụng nguồn tài chính. Nó đƣợc xây dựng trên quan điểm thống nhất phù hợp, từ việc xây dựng định mức thu chi đến việc kiểm tra, kiểm soát quá trình đó nhằm phát huy vai trò của tự chủ tài chính. Việc mở rộng khai thác nguồn thu phụ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động, chức năng nhiệm vụ đƣợc giao của đơn vị, việc sử dụng tài chính tiết kiệm, có hiệu quả ảnh hƣởng lớn đến công tác tự chủ tài chính.

Thứ hai: Công tác tổ chức quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi.

Công tác tổ chức quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi là nhân tố ảnh hƣởng lớn đến khả năng tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Bởi vì chỉ khi coi trọng công tác tổ chức quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi thì các đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ sẽ chủ động tạo thêm nhiều nguồn thu, tăng thêm doanh thu trong những nguồn thu đã có đồng thời sử dụng hợp lý các khoản chi trong điều kiện cho phép.

Đối với công tác quản lý nguồn thu phải chú trọng công tác lập kế hoạch dự toán thật khoa học, chính xác và kịp thời, đề ra các biện pháp thu phù hợp với các khoản thu từ phí, lệ phí và đối tƣợng thu, hạn chế tối thiểu tình trạng thất thoát nguồn thu, thƣờng xuyên quan tâm, đầu tƣ bồi dƣỡng nguồn thu và đa dạng hoá các nguồn thu cho đơn vị.

Đối với công tác quản lý chi để đạt đƣợc tiêu chuẩn tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi thì đơn vị phải tổ chức chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, dự toán, xây dựng định mức, các khoản chi đúng mục đích, đúng đối tƣợng. Thƣờng xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các khoản chi và công tác quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính, tài sản của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

kiểm tra là một hoạt động rất quan trọng, không thể thiếu đƣợc bởi lẽ kiểm tra tài chính tại các đơn vị sự nghiệp có tác dụng tăng cƣờng công tác tự chủ tài chính nói chung và tăng cƣờng công tác quản lý thu chi nói riêng, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu chi, tăng hiệu quả kinh tế.

Thứ ba: Trình độ cán bộ quản lý.

Trình độ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến tính kịp thời, chính xác của quyết định quản lý do đó nó ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của bộ máy quản lý, quyết định sự thành bại của công tác quản lý nói chung cũng nhƣ công tác tự chủ tài chính nói riêng.

Với đơn vị có một đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm công tác là một điều kiện hết sức cần thiết để đƣa ra công tác quản lý tài chính kế toán của đơn vị mình, tuân thủ các chế độ quy định về tài chính, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tài chính kế toán.

Thứ tư: Công tác kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị

Trong quá trình thực hiện hoạt động tài chính của đơn vị nhƣ việc tổ chức quản lý thu, quản lý chi thì việc thiết lập hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính là một nội dung hết sức quan trọng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát tài chính gồm kiểm soát trong nội bộ đơn vị, kiểm tra của đơn vị chủ quản, kiểm tra của thanh tra, kiểm toán nhà nƣớc… Việc kiểm tra, kiểm soát nội bộ đƣợc tiến hành trƣớc, trong và sau khi thực hiện kế hoạch tài chính, nếu đƣợc thực hiện thƣờng xuyên sẽ giúp cho đơn vị sử dụng nguồn tài chính đúng mục đích, thúc đẩy việc sử dụng hợp lý các khoản thu, chi nhằm tăng hiệu quả kinh tế của nguồn tài chính đồng thời giúp đơn vị phát hiện kịp thời những sai sót và có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Trang 31)