Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Trang 39)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Luận văn sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về kinh tế, các quan điểm đƣờng lối về phát triển giáo dục, đào tạo, chính sách giáo dục, đầu tƣ cho giáo dục của Nhà nƣớc. Đề tài này mang tính ứng dụng, triển khai cơ chế quản lý tài chính của Nhà nƣớc đối với các ĐVSN, nên đề tài bám sát khung khổ pháp luật về tài chính của Nhà nƣớc trong đó đặc biệt quan trọng là các quy định của Chính phủ về quản lý tài chính theo Nghị định 10/NĐ-CP và Nghị định 43/NĐ-CP.

2.2.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.2.1. Phương pháp chọn địa bàn nghiên cứu

Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đƣợc thành lập ngày 10/6/2006 theo Quyết định số 316 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cơ sở trƣờng Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm. Trƣờng hiện đóng tại Phƣờng Tân Dân - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

* Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp:

- Chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp ban hành theo quyết định 19/2006/QĐ-BTC.

- Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 43.

- Thu thập số liệu kế toán từ sổ sách, báo cáo tài chính của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

* Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp.

- Phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và điều tra khảo sát về tình hình thực hiện công tác tự chủ tài chính tại Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

- Tác giả xác định mẫu điều tra theo công thức: n = N/(1+Ne2) Trong đó :

n: Là số lƣợng mẫu cần khảo sát lấy theo tỷ lệ cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên, công nhân viên.

N: Là tổng thể các cán bộ quản lý, cán bộ, giáo viên, công nhân viên. e: Là sai số cho phép trong đề tài e = 0.05

Nhƣ vậy:

- Số lƣợng cán bộ, giáo viên, công nhân viên đƣợc lựa chọn để đánh giá sự hợp lý của văn bản pháp quy liên quan đến Nghị định 43/2006/NĐ-CP về công tác tự chủ tài chính là 50 ngƣời.

- Số lƣợng cán bộ, giáo viên, công nhân viên đƣợc lựa chọn để đánh giá công tác tự chủ tài chính của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm là 90 ngƣời.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đề tài đã sử dụng các số liệu về thu, chi ngân sách; thu chi sự nghiệp; thu chi hoạt động dịch vụ qua các năm, để đánh giá hoạt động tài chính của nhà trƣờng và có những hoạch định tiếp theo phù hợp tình hình tài chính tài chính.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích

Để tiến hành phân tích hoạt động tài chính ngƣời ta không dùng riêng lẻ một phƣơng pháp phân tích nào mà sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích với nhau để đánh giá tình hình đơn vị một cách xác thực nhất, nhanh nhất

Phƣơng pháp phân tích hoạt động tài chính là hệ thống các phƣơng pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, quan hệ, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, xong phƣơng pháp chủ yếu là phƣơng pháp so sánh và phân tích tỷ lệ.

* Phương pháp so sánh.

Phương pháp so sánh: Để áp dụng đƣợc phƣơng pháp này cần phải đảm

bảo các điều kiện có thể so sánh đƣợc của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phƣơng pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đính phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Kỳ (điểm) đƣợc chọn để phân tích gọi là kỳ phân tích (hoặc điểm phân tích). Các trị số của chỉ tiêu tính ra ở từng kỳ tƣơng ứng gọi là trị số chỉ tiêu kỳ gốc, kỳ phân tích. Và để phục vụ mục đích phân tích ngƣời ta có thể so sánh bằng các cách: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tƣơng đối, so sánh bằng số bình quân.

Phƣơng pháp so sánh sử dụng trong kỳ phân tích tài chính là:

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trƣớc để thấy rõ xu hƣớng thay đổi về tài chính của đơn vị, thấy đƣợc sự cải thiện hay xấu đi nhƣ thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đơn vị.

- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với mức trung bình của ngành để thấy đƣợc tình hình tài chính của đơn vị đang ở tình trạng tốt hay xấu, đƣợc hay chƣa đƣợc so với các đơn vị khác cùng ngành.

- So sánh theo chiều dọc để thấy đƣợc tỷ trọng của từng loại trong tổng hợp ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy đƣợc sự biến đổi cả về số tƣơng đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua niên độ kế toán liên tiếp.

Phương pháp phân tích tỷ lệ: Là Phƣơng pháp truyền thống, đƣợc sử

dụng phổ biến trong phân tích tài chính. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng đƣợc bổ xung và hoàn thiện. Bởi lẽ:

Thứ nhất, nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ tài chính của đơn vị.

Thứ hai, việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

Thứ ba, phƣơng pháp phân tích này giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả các số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Phƣơng pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của đơn vị với các tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân tích thành các nhóm tỷ lệ về nội dung thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm các tỷ lệ về năng lực hoạt động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ các phƣơng pháp nghiên cứu nêu trên có thể chia ra thành các chỉ tiêu nghiên cứu nhƣ sau:

* Các chỉ tiêu định lƣợng:

- Tổng thu, tổng chi của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm: Phản ánh mức độ nguồn thu và thực hiện nhiệm vụ chi.

- Số dự toán thu, chi: Bao gồm nhiều khoản thu, chi khác nhau của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm phản ánh việc lập dự toán đã đúng theo cơ cấu, bám sát nguồn thu, chi của đơn vị.

- Số quyết toán thu, chi: Phản ánh quá trình thực hiện công tác quyết toán hằng năm của trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm.

- Tổng thu:

+ Kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động thƣờng xuyên.

+ Kinh phí ngân sách cấp cho hoạt động không thƣờng xuyên. + Kinh phí sự nghiệp khoa học.

+ Kinh phí chƣơng chình mục tiêu. + Kinh phí đào tạo lại cán bộ.

+ Thu sự nghiệp (thu học phí, lệ phí tuyển sinh, thu hoạt động dịch vụ và thu sự nghiệp khác).

+ Kinh phí đầu tƣ XDCB. + Kinh phí chƣơng trình, dự án. - Tổng chi:

+ Chi hoạt động thƣờng xuyên.

+ Chi hoạt động không thƣờng xuyên. + Chi sự nghiệp khoa học.

+ Chi chƣơng trình mục tiêu. + Chi đào tạo cán bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chi đầu tƣ xây dựng cơ bản. + Chi chƣơng trình, dự án.

* Các chỉ tiêu định tính:

- % thực hiện so với dự toán: Phản ánh kết quả thực hiện thu, chi so với dự toán. Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu, chi TH/DT x 100%.

- % tăng nguồn thu, chi giữa năm: phản ánh mức độ tăng nguồn thu giữa các năm. Chỉ tiêu đƣợc tính = Số thu, chi năm nay/Số thu, chi năm trƣớc x 100%.

Phƣơng pháp không chỉ là vấn đề lý luận mà còn là vấn đề có ý nghĩa

thực tiễn to lớn, bởi vì chính phƣơng pháp góp phần quyết định thành công của mọi quá trình nghiên cứu khoa học. Phƣơng pháp là công cụ, giải pháp, cách thức, quy trình để chúng ta thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Bản chất của nghiên cứu khoa học là từ những hiện tƣợng chúng ta cảm nhận đƣợc để tìm ra các quy luật của các hiện tƣợng đó. Nhƣng bản chất bao giờ cũng nằm sâu trong nhiều tầng hiện tƣợng, vì vậy để nhận ra đƣợc bản chất nằm sâu trong nhiều tầng hiện tƣợng và nhận ra đƣợc quy luật vận động của chúng đòi hỏi chúng ta phải có phƣơng pháp nghiên cứu khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG THỰC THI CÔNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƢỜNG

CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

3.1. Khái quát về trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

3.1.1. Khái quát về trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đƣợc thành lập ngày 10/6/2006 theo Quyết định số 316 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở trƣờng Trung học Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm. Trƣờng hiện đóng tại Phƣờng Tân Dân - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.

nhân kỹ thuật. Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đào tạo đa bậc học và đa ngành nghề phục vụ cho nền kinh tế của đất nƣớc nói chung. Quy mô đào tạo của nhà trƣờng ngày càng đƣợc mở rộng, Trƣờng thực hiện đào tạo các bậc học gồm: Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, với bề dày lịch sử và thành tích trong đào tạo, Trƣờng đã đƣợc Đảng và Nhà nƣớc tặng thƣởng:

- g ba.

- 1 Huân chƣơng Lao động Hạng Nhất. - 1 Huân chƣơng Lao động Hạng nhì.

- 1 Huân chƣơng Lao động Hạng ba. - 5 Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

công nhận là Trƣờng tiên tiến xuất sắc. Đảng bộ Nhà trƣờng liên tục đƣợc công nhận "Đảng bộ trong sạch vững mạnh"

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

- Cơ cấu tổ chức của nhà trường.

Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm đƣợc Bộ Công thƣơng phê duyệt gồm: Ban giám hiệu, các phòng chức năng, các khoa chuyên môn, trung tâm.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguồn: Cơ cấu tổ chức Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm tại website của caodangthucpham.edu.vn

- Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu:

1. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ và các trình độ thấp hơn thuộc các ngành: Công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, may và thiết kế thời trang, công nghệ thông tin, Kế toán - kiểm toán, Tài chính ngân hàng, công nghệ sinh học và các ngành khác theo quy định của pháp luật.

2. Đào tạo lại và bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ quản lý kỹ thuật – kinh tế chuyên ngành, công nhân kỹ thuật bậc cao đạt tiêu chuẩn quy định của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà nƣớc.

3. Xây dựng chƣơng trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành đƣợc phép đào tạo theo quy định của nhà nƣớc.

4. Tổ chức và thực hiện công tác tuyển sinh, quản lý ngƣời học, tổ chức các hoạt động đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của Luật Giáo dục.

5. Xây dựng, đào tạo và bồi dƣỡng đội ngũ giảng viên bảo đảm đủ về số lƣợng, cân đối về cơ cấu trình độ, ngành nghề theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nƣớc.

6. Tổ chức nghiên cứu, triển khai khoa học – công nghệ.

7. Thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động và chuyên gia làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài, dịch vụ khoa học – công nghệ, thực nghiệm sản xuất, sản xuất kinh doanh phù hợp với ngành nghề đào tạo.

8. Tổ chức các hoạt động thông tin, in ấn, xuất bản các ấn phẩm, tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của Nhà nƣớc.

9. Thực hiện hợp tác quốc tế, liên kết, liên thông về đào tạo- bồi dƣỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu triển khai khoa học – công nghệ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở trong nƣớc và ngoài nƣớc.

10. Quản lý, sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả cơ sở vật chất, tài sản, các nguồn vốn đƣợc nhà nƣớc, Bộ Công Thƣơng giao và các nguồn huy động khác.

11. Quản lý tổ chức, biên chế theo phân cấp quản lý của Bộ Công Thƣơng. 12. Giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong Trƣờng; bảo vệ tài sản, bí mật quốc gia; xây dựng và thực hiện các quy chế, biện pháp bảo hộ, an toàn lao động.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thƣơng và các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan.

14. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.2. Tự chủ tài chính và thực trạng thực thi công tác tự chủ tài chính tại trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

3.2.1. Sự hình thành công tác chủ tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

3.2.1.1. Sự hình thành công tác tự chủ tài chính tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm

Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm trực thuộc Bộ Công Thƣơng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ Bộ Công Thƣơng giao và căn cứ vào Nghị định số 43/2006/NĐ- CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; Thông tƣ số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu.

Từ đó trƣờng xây dựng phƣơng án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tài chính gửi Bộ Công Thƣơng phê duyệt. Trên cơ sở phƣơng án tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính của các trƣờng trong Bộ, Bộ Công Thƣơng tổng hợp dự toán thu - chi NSNN gửi Bộ Tài chính.

Sau khi Bộ Tài chính xem xét và có ý kiến chính thức bằng văn bản về việc phân loại đơn vị sự nghiệp và mức kinh phí NSNN bảo đảm hoạt động thƣờng xuyên, Bộ Công Thƣơng ra quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)