Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toán-tài chính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Trang 95)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2.Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kế toán-tài chính

Đội ngũ cán bộ tài chính kế toán là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến tự chủ tài chính tại đơn vị, là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của của bộ máy kế toán nói riêng và công tác quản lý tài chính nói chung. Năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ kế toán tài chính sẽ quyết định chất lƣợng, hiệu quả công tác hạch toán kế toán và quản lý tài chính. Vì vậy, nâng cao năng lực đội ngũ kế toán luôn đƣợc lãnh đạo nhà trƣờng quan tâm. Để thực hiện đƣợc những mục tiêu nâng cao năng lực cho đội ngũ kế toán tài chính cần có kế hoạch tổng thể, lâu dài với nhiều phƣơng thức phù hợp để tuyển chọn, sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ. Cụ thể nhƣ:

Bố trí những cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm làm công tác tài chính kế toán.

Thƣờng xuyên cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dƣỡng về chế độ chính sách mới về quản lý tài chính, nhất là các văn bản mới liên quan đến tự chủ tài chính giúp cán bộ đƣợc cập nhật và nghiên cứu thực hiện đúng, hiệu quả các văn bản quản lý nhà nƣớc.

Đào tạo bồi dƣỡng cán bộ về ngoại ngữ và tin học là những kỹ năng cần thiết trong thời đại hội nhập nhằm phục vụ tốt công tác chuyên môn.

Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ, tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với đội ngũ cán bộ kế toán tài chính. Từ đó làm căn cứ tuyển dụng cán bộ mới. Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ đƣợc làm việc theo đúng chuyên môn đƣợc đào tạo, vị trí đƣợc tuyển dụng nhằm phát huy năng lực cán bộ, nâng cao kinh nghiệm và chuyên môn công tác.

4.2.3. Tăng cường công tác khai thác và quản lý các nguồn thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho ta thấy số kinh phí ngân sách nhà nƣớc cấp cho hoạt động chi thƣờng xuyên chỉ đạt hơn 40% còn lại hơn 50% chi cho hoạt động chi thƣờng xuyên là từ nguồn thu sự nghiệp. Do vậy nhà trƣờng đã không ngừng đa dạng hóa nguồn tài chính.

Các nguồn tài chính đầu tƣ cho trƣờng hiện này gồm có NSNN cấp,nguồn học phí, lệ phí, nguồn thu sự nghiệp, nguồn hoạt động dịch vụ, nguồn tài trợ, viện trợ…Trong điều kiện nguồn kinh phí ngân sách ngày càng thắt chặt thì việc đa dạng hoá nguồn thu và tăng cƣờng các nguồn thu khác là giải pháp hiệu quả.

* Tăng nguồn thu sự nghiệp từ mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo và thực hiện các chương trình giáo dục đào tạo chất lượng cao.

Hiện nay đối với nhà trƣờng học phí là nguồn thu chủ yếu, học phí chỉ đƣợc thu thấp hơn hoặc bằng khung của Nghị định 49/2010/NND-CP. Do vậy để tăng nguồn thu từ học phí nhà trƣờng đã mở thêm nhiều ngành học mới nhƣ Công nghệ sinh học, công nghệ hoá học, Tài chính-Ngân hàng, Công nghệ kỹ thuật Điện, May và thiết kế thời trang, Khách sạn- nhà hàng; tăng chỉ tiêu tuyển sinh các hệ nhƣ hệ cao đẳng, cao đẳng nghề, cao đẳng liên thông, văn bằng 2 cao đẳng; trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, văn bằng 2 trung cấp, công nhân kỹ thuật và các lớp bồi dƣỡng nghiệp vụ ngắn hạn theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp.

Tăng cƣờng đầu tƣ trang thiết bị phục vụ học tập nhƣ phòng học kế toán máy, phòng học tin học ngoại ngữ, phòng thực hành điện, phòng thực hành hoá- thực phẩm, phòng thực công nghệ sinh học; đầu tƣ các xƣởng thực hành kết hợp sản xuất kinh doanh nhƣ xƣởng thực hành bia, rƣợu; xƣởng sản xuất chè, xƣởng chế biến thực phẩm rau, củ, quả, giò, chả, tƣơng ớt…nhằm tạo cho sinh viên có kiến thức chuyên môn và tay nghề cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Công tác nghiên cứu khoa học của trƣờng liên tục phát triển với nguồn kinh phí cho sự nghiệp khoa học năm 2010 là 600 triệu thì đến năm 2013 là 1,7 tỷ điều đó chứng tỏ nhà trƣờng luôn quan tâm, khuyến khích các thầy cô giáo nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài khoa học đƣợc ứng dụng vào thực tế học tập, giảng dạy, thực hành thực tập kết hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi sản phẩm thực hành thực tập từ đó tạo thêm nguồn thu cho nhà trƣờng.

Tăng cƣờng khai thác nguồn thu từ sự nghiệp khoa học thông qua việc đăng ký thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ, cấp Tỉnh, cấp Thành phố, cấp Nhà nƣớc và liên kết công tác nghiên cứu khoa học với sở Khoa học Công nghệ các tỉnh.

* Tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ.

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ đã góp phần không nhỏ trong nguồn thu sự nghiệp của nhà trƣờng do vậy nhà trƣờng luôn khuyến khích các trung tâm hoạt động dịch vụ trong trƣờng mở rộng ngành nghề, hình thức liên doanh, liên kết, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động.

Sinh viên tham gia thực tập kết hợp với sản xuất các mặt hàng theo đơn hàng của các doanh nghiệp là một trong các biệp pháp tăng doanh thu hoạt động dịch vụ cho nhà trƣờng.

Tăng cƣờng các dịch vụ nhƣ dịch vụ nhà ăn, nhà khách, cho thuê mặt bằng phục vụ kinh doanh.

* Tăng nguồn tài chính thông qua việc huy động nguồn tài chính từ, tài trợ, quà tặng của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn vay.

Nhà trƣờng đã nhận đƣợc tài trợ của nhiều nƣớc, nhiều tổ chức, cá nhân nhƣng từ năm 2010 đến năm 2013 nhà trƣờng không nhận đƣợc khoản viện chợ của tổ chức, cá nhân nào. Trong những năm tới nhà trƣờng cần tiếp tục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển khai và mở rộng kêu gọi các nguồn vốn này vì đây là giải pháp xây dựng một cấu trúc tài chính tối ƣu cho trƣờng, phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, và góp phần thúc đẩy mở rộng và phát triển hoạt động sự nghiệp, khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu nguồn tài chính của Trƣờng.

Để thu hút và tạo lập đƣợc cơ cấu nguồn tài chính tối ƣu Trƣờng cần thực sự chủ động, sáng tạo, có những cơ chế thích đáng để khuyến khích, động viên, tìm kiếm, kêu gọi, bồi dƣỡng và khai thác nguồn thu từ viện trợ, tài trợ, quà tặng, cho của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo Nghị định 43 nhà trƣờng đƣợc phép huy động vốn từ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong trƣờng và nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, để đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị thí nghiệm, thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học công nghệ.

* Tăng cường công tác thực thi quyền tự chủ trong sử dụng nguồn tài chính và phân phối kết quả hoạt động tài chính năm.

Để khắc phục đƣợc hạn chế trong sử dụng nguồn tài chính và phân phối kết quả hoạt động tài chính năm liên quan đến chi trả tiền tăng giờ cho giáo viên và phân phối tiền lƣơng tăng thêm lấy từ kết quả hoạt động tài chính năm. Để đảm bảo tiết kiệm chi, hoàn thành tốt nhiệm vụ và công bằng trong phân phối thu nhập. Đòi hỏi các trƣờng cần xây dựng đƣợc bộ tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, cũng nhƣ sự đóng góp của ngƣời lao động trong đơn vị. Cụ thể khi xây dựng căn cứ làm cơ sở chi trả tiền tăng giờ cho giáo viên, chi trả thu nhập tăng thêm lấy từ kết quả hoạt động tài chính năm, để đảm bảo đƣợc công bằng trong phân phối, cần đƣa các tiêu chí sau vào xem xét:

- Trình độ giảng viên ngƣời nào có trình độ cao hơn, thâm niên công công tác nhiều hơn, thì đƣợc hƣởng đơn giá tăng giờ cao hơn, đƣợc hƣởng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phúc lợi nhiều hơn và ngƣợc lại, ví dụ đơn giá tăng giờ đối với Thạc sĩ phải cao hơn Cử nhân hoặc Kỹ sƣ.

- Tiêu chí mức độ hoàn thành và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao (sao cho ngƣời nào lao động có năng suất, chất lƣợng cao phải đƣợc hƣởng nhiều hơn. Mức độ hoàn thành nhiệm vụ phải có tiêu chí phân loại rõ ràng, minh bạch và dễ theo dõi, dễ áp dụng, hạn chế đƣợc tình trạng thông cảm, nể nang và có cơ chế giám sát, kiểm tra thích đáng).

- Xây dựng định mức khoán quỹ tiền lƣơng tăng thêm đối với các phòng, khoa, trung tâm.

* Các biện pháp quản lý tiết kiệm chi.

Biện pháp quản lý chi tiêu có hiệu quả cần đƣợc quan tâm và tăng cƣờng trong các năm của giai đoạn 2014-2016. Cắt giảm chi thƣờng xuyên trong quản lý hành chính, sử dụng kinh phí tiết kiệm đƣợc, tăng cƣờng cho đầu tƣ phát triển, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động. Ban giám hiệu nhà trƣờng cần có sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt và có cơ chế thích hợp, cũng nhƣ những chế tài đủ mạnh để khuyến khích và gia tăng áp lực đối với Phòng, ban chức năng ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao trong công tác quản lý hành chính, quản lý đào tạo, quản lý học sinh sinh viên, quản lý tài chính kế toán… Thực hiện đƣợc điều này sẽ giúp tinh giản đƣợc bộ máy quản lý hành chính, hạ thấp đƣợc chi phí quản lý và nâng cao chất lƣợng hoàn thành nhiệm vụ.

Bên cạnh đó để tinh giản biên chế, tiết kiệm chi thƣờng xuyên, công tác tuyển dụng cán bộ cần đúng ngƣời đúng việc, trả lƣơng và phúc lợi theo đúng yêu cầu công việc và trình độ đòi hỏi đáp ứng. Cần phải có biện pháp và quan điểm nhất quán trong công tác tuyển dụng, bồi dƣỡng và sử dụng cán bộ, kiên quyết không bố trí, sử dụng cán bộ trái ngành, trái nghề đào tạo, trình độ không tƣơng thích với yêu cầu công việc đƣợc giao. Dẫn đến lãng phí nguồn lực tài chính, nguồn lực con ngƣời, không phát huy đƣợc vai trò, năng lực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình độ và tâm huyết của cán bộ, gây mất công bằng trong phân phối.

Công tác lập dự toán phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, khoa, trung tâm có nhƣ vậy dự toán của đơn vị mới phản ánh hết các nguồn thu và nhiệm vụ chi phù hợp với thực tế, việc cấp phát, thanh toán phải có sự kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo đúng dự toán, đúng nguyên tắc và đúng mục đích.

Cần xây dựng phƣơng án khoán, giám sát việc sử dụng các dịch vụ công cộng nhƣ điện, nƣớc, xăng xe… vì các đơn vị phòng, khoa, trung tâm vẫn sử dụng lãng phí.

Có kế hoạch trung và dài hạn cho việc đầu tƣ cơ sở vật chất, cải thiện điều kiện làm việc, chủ động nguồn tài chính, tránh tình trạng đầu tƣ dàn trải, không mang lại hiệu quả kinh tế.

Xây dựng lộ trình về đào tạo, nghiên cứu khoa học, hệ thống thông tin, các mặt hoạt động làm căn cứ cho các đơn vị xây dựng cơ cấu hợp lý, ƣu tiên cho từng nội dung chi phù hợp với từng giai đoạn.

* Hoàn thiện hơn công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ.

Công tác xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Nghị định 43/2006/NĐ- CP, Thông tƣ 71/2006/TT-BTC, ngày 09 tháng 8 năm 2006 và các văn bản hƣớng dẫn để thực thi quyền tự chủ về sử dụng các nguồn lực tài chính của trƣờng cần chi tiết, đảm bảo đƣợc tính công khai; chi tiết các nguồn thu, mức thu, tổng quy mô thu; chi tiết các khoản chi, mức chi và quy mô chi; chi tiết mục tiêu và tiêu chuẩn phân phối nguồn tài chính, chi tiết các quy định và thủ tục kiểm tra giám sát…Trong quá trình thực hiện có những điều chƣa phù hợp với tình hình thực tế nhà trƣờng, do vậy cần sửa đổi, bổ sung kịp thời, nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác tự chủ tài chính.

Trong quy chế chi tiêu nội bộ của trƣờng cần quan tâm đề ra đƣợc các biện pháp quản lý tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, và xác định trách nhiệm của các tập thể và cá nhân đối với công tác quản lý sử dụng nguồn tài chính. Chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khi quy chế chi tiêu nội bộ đƣợc xây dựng thật bài bản, khoa học và hợp lý thì Ban giám hiệu mới hoạch định và điều hành tổng thể nguồn tài chính của trƣờng, để lập kế hoạch, ra các quyết sách phù hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao và mở rộng, nâng cao chất lƣợng hoạt động sự nghiệp.

* Tăng cường công tác quản lý tài sản.

Nhà trƣờng thƣờng xuyên thực hiện việc theo dõi, quản lý và sử dụng tài sản. Hàng năm có kiểm kê, đánh giá lại tài sản, trích khấu khao tài sản cố định đối với những tài sản phục vụ hoạt động dịch vụ theo chế độ áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nƣớc.

Nâng cao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản giao cho các phòng, khoa, bộ phận chức năng, để đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài sản có hiệu quả, tiết kiệm, không lãng phí. Thực hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và nguồn vốn huy động.

Lập dự toán mua sắm tài sản phải xuất phát từ nhu cầu thực tế tại đơn vị, vào tháng 8 hàng năm các khoa, phòng, trung tâm phải xây dựng kế hoạch mua sắm tài sản, trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy trình lãnh đạo nhà trƣờng phê duyệt và gửi phòng tài chính kế toán xây dựng kế hoạch mua sắm trong sự toán năm kế tiếp.

Hàng năm sau khi kiểm kê đánh giá lại tài sản, những tài sản hỏng không sử dụng đƣợc có kế hoạch thanh lý, nhƣợng bán tài sản. Tiền thanh lý tài sản bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Thực hiện việc bảo toàn và phát triển nguồn kinh phí từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vận dụng triệt để chính sách của Nhà nƣớc trong việc sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, dùng quỹ để đầu tƣ tài sản mới hoặc trong trƣờng hợp quỹ nhàn dỗi dùng để góp vốn với đơn vị khác nhằm thu lợi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhuận về cho trƣờng.

* Tăng cường công tác kết toán, kiểm tra, kiểm toán nội bộ. + Tăng cường tổ chức công tác kế toán tại trường.

Tổ chức bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, và kỹ năng kiểm tra kiểm soát tài chính cho đội ngũ cán bộ là công tác kế toán. Tạo khả năng và điều kiện để đội ngũ kế toán học tập nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật kịp thời chính sách, chế độ mới.

Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin ở trình độ cao trong tổ chức kế toán của các Nhà trƣờng, giúp tinh giản biên chế, cắt giảm chi phí quản lý và nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin.

+ Tăng cường công tác kiểm toán nội bộ tại trường.

Bên cạnh việc tăng cƣờng công tác kế toán thì công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ là công việc không thể thiếu của công tác kế toán tài chính hàng năm nhằm phát hiện kịp thời những sai sót trong công tác tài chính kế toán, từ khi lập dự toán, đến khi thực hiện dự toán, kiểm soát toàn bộ hoạt động thu- chi của đơn vị đúng chế độ hay không. Do vậy Trƣờng cần thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ kiểm tra giám sát tài chính, kiểm toán nội bộ sẽ thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán tài chính để đánh giá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về tự chủ tài chính tại trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm (Trang 95)