Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xây dựng tổng hợp đồng hới – đồng hới – quảng bình (Trang 39)

1. 3.1 Trả lương theo thời gian

2.1.4Tổ chức bộ máy quản lý công ty

Kể từ ngày thành lập đến nay do điều kiện kinh doanh và thị trường có nhiều biến đổi nên công ty đã hoàn thiện được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. Dựa vào đặc điểm hoạt động kinh doanh và mạng lưới hoạt động của các bộ phận, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.

Giải thích:

Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty XDTH Đồng Hới

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty TNHH XDTH Đồng Hới)

Vai trò và chức năng của các phòng ban

Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty bao gồm:

- Giám đốc công ty: là đại diện pháp nhân của công ty, có quyền hạn cao nhất trong công ty, trực tiếp chỉ đạo điều hành và quản lý toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh của công tỵ Là người quyết định toàn bộ phương hướng, kề hoạch mục tiêu hoạt động kinh doanh và công tác tổ chức, theo dõi kiểm tra việc thực hiện mệnh lệnh của các bộ phận, ký kết các hợp đồng kinh tế, có quyền quyết định khen thưởng, kỷ luật hoặc đình chỉ công tác đối với cá nhân vi phạm nội quy của công tỵ Đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính với nhà nước và pháp luật về việc kinh doanh, chất lượng công trình , phục vụ quản lý tài sản, nghĩa vụ thuế đối với nhà nước cũng như việc tuân thủ pháp luật và an toàn lao đông trong công tỵ

- Phó Giám đốc: là người giúp việc, tham mưu cho Giám đốc trong quản lý, điều hành công việc. Với chức năng này Phó Giám đốc phải luôn luôn theo dõi, giám sát việc thực hiện tình hình kế hoạch sản xuất, kinh doanh của từng bộ phận; kiểm tra và báo cáo với Giám đốc về toàn bộ tình hình kinh doanh của công ty cùng với Giám đốc nghiên cứu vạch ra kế hoạch, chương trình kinh doanh, các phương hướng mở rộng và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận cho phù hợp.

- Phòng KH-KT: có chức năng nghiên cứu, đề xuất, tham mưu hoạt động các chiến lược trong kinh doanh, lập kế hoạch ngắn và dài hạn, thực hiện các phương án kinh doanh của công tỵ Phối kết hợp vơí các phòng ban chức năng khác nắm bắt nhu cầu, đề xuất các phương án tiếp thị, tìm kiếm nguồn ngân sách, nguồn hàng, giá cả, tham mưu cho lãnh đạo công ty tiếp nhận và ký kết các hợp đồng kinh tế bảo đảm công tác phục vụ kinh doanh.

- Phòng Tổ chức - Hành chính: thực hiện tất cả các công việc liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự, tham mưu việc tuyển chọn, sắp xếp bố trí, đào tạo cán bộ, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động kinh doanh. Có kế hoạch đào tạo thi tay nghề, tham mưu trong việc xét nâng lương cho cán bộ công nhân viên. Đồng thời theo dỏi việc kiểm tra việc thực hiện các công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, các chế độ chính sách, các quy định đối với cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đảm bảo sự công bằng và dân chủ.

- Phòng Kế toán - Tài chính: Có chức năng giúp Giám đốc công ty quản lý tốt về mặt tài chính, thực hiện công tác kế toán, thống kê theo đúng quy định của pháp luật. Bằng các nghiệp vụ của mình, phòng có nhiệm vụ lập dự thảo về kế hoạch tài chính trên cơ sở thống nhất với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, quản lý và theo dỏi sự biến động của toàn bộ tài sản và nguồn hình thành tài

sản. Tổ chức ghi chép, hạch toán đầy đủ kịp thời, chính xác, đúng nguyên tắc hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với phương châm giảm tối đa chi phí và năng cao lợi nhuận cho công ty, đồng thời chấp hành đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành.

- Các phận trực thuộc: Các bộ phận chức năng và kinh doanh trên đều có sự thống nhất với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất kinh doanh để đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH xây dựng tổng hợp đồng hới – đồng hới – quảng bình (Trang 39)