1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai mà không đủ
3.1.2. Quan điểm về tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay.
đai ở Thái Bình hiện nay.
Từ những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của Thái Bình về phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến đất đai; trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai; chúng ta thấy rằng tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải quán triệt đầy đủ các quan điểm :
Một là, phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai phải đảm bảo đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Nhà nước ta có được đất đai như ngày nay, chúng ta phải khẳng định rằng đó là thành quả cách mạng mà bao thế hệ đi trước đã phải đổ máu, hy sinh để bảo vệ, giữ gìn từ bọn Đế quốc, Phong kiến; cha ông ta, nhân dân ta đã phải trải qua bao gian khổ, bỏ ra biết bao công sức để khai phá, bồi bổ, cải tạo đất đai; chính vì vậy mà đất đai không thuộc về một cá nhân, một tổ chức hay một giai cấp nào mà nó thuộc về toàn thể nhân dân, nhưng Nhà nước thay mặt cho nhân dân làm đại diện chủ sở hữu duy nhất và tuyệt đối trong quản lý. Quan điểm này đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; trong văn bản pháp luật đất đai của Nhà nước ta; và được ghi nhận trong Nghị quyết Trung ương bảy khoá IX: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" [17, tr.61]. Đồng thời, quan điểm này nó cũng "phù hợp với bản chất của đất đai là lãnh thổ, tài nguyên, là tài sản chung vô cùng quý giá của quốc gia được tạo lập nên bởi công sức và xương máu của toàn dân tộc qua nhiều thế hệ" [7, tr.11]. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai có hạn nhưng vô cùng quý giá này, phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa [88, tr.36].
Quan điểm trên đã thể hiện rõ toàn bộ đất đai trong phạm vi cả nước ta thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu, mà không thể thuộc quyền sở hữu của bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào.
Với tư cách là đại diện chủ sở hữu duy nhất về đất đai, Nhà nước có đầy đủ, trọn vẹn các quyền năng của một chủ sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, mà các chủ thể khác khi tham gia vào quan hệ đất đai không thể có được. Quán triệt quan điểm này, trong việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai phải coi toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Việt Nam là thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; vì vậy, không còn khái niệm là đất vô chủ, đất vắng chủ, không có tranh chấp về quyền sở hữu đất đai, không có sự phân công, phân cấp về sở hữu đất đai. Tuy rằng, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, nhưng Nhà nước không độc quyền về quyền sử dụng đất đai, và cũng không trực tiếp sử dụng đất đai, mà Nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài dưới hình thức cho thuê đất, giao đất có hoặc không thu tiền sử dụng đất. Việc giao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất là nhằm mục đích khuyến khích việc sử dụng đất có hiệu quả, song đó không phải là quyền tư hữu, vì Nhà nước có quyền định đoạt tối cao thông qua bộ máy quản lý từ Trung ương đến cơ sở, Nhà nước sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền đại diện chủ sở hữu đất đai của mình như : Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, quyết định mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cho phép chuyển quyền sử dụng đất, nghiêm cấm việc lấn, chiếm, huỷ hoại đất, sử dụng đất không đúng mục đích ...
Nhà nước quy hoạch sử dụng đất và quản lý đất đai theo quy hoạch, đã giúp cho Nhà nước can thiệp sâu vào quá trình sử dụng đất, đồng thời khắc phục những tồn tại về quản lý đất đai do lịch sử để lại; là điều kiện để đất đai được sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả, đảm bảo cho Nhà nước thực hiện quyền thống nhất quản lý đất đai của mình.
Nhà nước thiết lập bộ máy quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương, đồng thời quy định chặt chẽ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, mục đích để nâng cao hiệu quả quản lý, tránh buông lỏng, chồng chéo hoặc phân tán trong quản lý; mọi cơ quan, tổ chức và người sử dụng đất đều phải tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề ra.
Hai là, tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải trên cơ sở quan điểm: "Đất đai là loại hàng hoá đặc biệt" [17, tr.61].
Luật Đất đai năm 1993 quy định trong điều kiện nhất định thì người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất; chính vì vậy, từ đó đến nay, quyền sử dụng đất đã trở thành hàng hoá.
Do đất đai có tính chất đặc biệt, nên hàng hoá quyền sử dụng đất đai cũng mang tính chất đặc biệt, mà không như các loại hàng hoá khác.
Quyền sử dụng đất là hàng hoá đặc biệt, vì một số lẽ: nó chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, Nhà nước đặt ra các quy định pháp lý đặc biệt để quản lý như cơ quan quản lý đất đai; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất...; hơn nữa, vì là hàng hoá nên quyền sử dụng đất được tham gia vào thị trường và chịu sự tác động của thị trường, nhưng Nhà nước phải đặt ra những quy định để phù hợp với quy luật vận động của thị trường quyền sử dụng đất đai.
Quyền sử dụng đất là hàng hoá, để cho phép người sử dụng đất được chuyển đổi, chuyển nhượng, vì vậy nó đã trở thành động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Từ đó, yêu cầu đặt ra đối với Nhà nước là phải quan tâm đầy đủ đến tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội trong quản lý thị trường đặc biệt này, tránh coi trọng vấn đề xã hội mà bỏ qua hoặc coi nhẹ vấn đề kinh tế, hoặc ngược lại quá coi trọng vấn đề kinh tế mà coi nhẹ hoặc bỏ qua vấn đề chính trị, xã hội, phải "bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, trong đó cần chú trọng đúng mức lợi ích của Nhà nước, của xã hội"
[17, tr. 61].
Ba là, tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích, hiệu quả và phát huy tối đa tiềm năng của đất đai.
Đây là quan điểm được ghi nhận trong Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992, Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), Luật Đất đai 1993, Luật Đất đai 2003 và đã trở thành nguyên tắc quan trọng trong phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai.
Sử dụng đất đai hợp lý là dựa vào tính chất của từng loại đất, yêu cầu và mục đích của việc sử dụng để sử dụng đất.
Việc3.2.2- Nhóm giải pháp đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi kết hợp với giao thông và bố trí lại dân cư.
Tiếp tục phát triển thuỷ lợi trên quan điểm sử dụng tối ưu, bền vững nguồn tài nguyên đất và nước, tận dụng có hiệu quả mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt tiêu cực của lũ cho phát triển, giữ vững cân bằng sinh thái về nguồn nước, chất lượng nước và yêu cầu về vệ sinh môi trường. Tăng dần năng lực nhằm bảo đảm chủ động tưới tiêu cho 180 ngàn ha đất trồng cây hàng năm gieo trồng tử 2-3 vụ trong năm, kiểm soát lũ tháng 8 bảo vệ ăn chắc vụ hè thu, kiểm soát lũ cả năm cho trên 25 ngàn ha vườn cây ăn trái và các địa bàn nhân giống cây; kết hợp với việc xây dựng các cụm, tuyến dân cư trong vùng ngập lũ, đảm bảo nơi ở ổn định cho dân cư vùng ngập lũ trong mùa lũ.
Xây dựng cơ sở hạ tầng cho nông thôn là nhiệm vụ lớn nhất nặng nề nhất, đối với Đồng Tháp. Trước hết, phải xây dựng hệ thống giao thông gồm cả đường thủy và đường bộ nối liền các trung tâm kinh tế của Tỉnh gắn với khu vực và giữa các vùng với nhau và với Campuchia. Đây là điều kiện tích cực để người nông dân có nhiều cơ hội để rộng thị trường tiêu thụ nông sản của mình, đưa đến khả năng chuyên môn hóa trong sản xuất. Mở rộng giao thông là biện pháp mở rộng giao lưu. Để khắc phục tình trạng lạc hậu ở các vùng nông thôn, vùng sâu, không có giải pháp nào tốt hơn là mở rộng mạng lưới giao thông.
Đối với đường giao thông quốc lộ và tỉnh lộ thì cần phải vượt lũ để đảm bảo lưu thông hàng hoá và hành khách xuyên suốt trong mùa nước. Đối với đường nông thôn thì không nên đặt vấn đề vượt lũ, vì chúng là vật cản, ngăn dòng chảy khi lũ về và lũ rút. Nếu đường nông thôn cũng vượt lũ sẽ chia cắt nông thôn thành nhiều ô nhỏ chúng sẽ góp vào việc làm tăng lũ lớn cục bộ trong nội đồng và kéo dài thêm thời gian lũ rút. Nên nghiên cứu, xây dựng những tuyến đường giao thông sống chung với lũ ở nông thôn. Nghĩa là, tuyến đường giao thông đó dùng để đi lại trong mùa khô và chịu đựng được trong nước không bị hư hao mỗi khi lũ về, mùa nước nổi người dân đi lại bằng phương tiện khác (xuồng, ghe…) hoặc xây cầu cạn vượt lũ… có làm được như vậy chúng ta mới khắc phục được tình trạng giao thông nông thôn vẫn khó khăn đắp, xây, sửa chữa trước và sau mỗi mùa lũ.
Công trình thuỷ lợi được tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh dần theo Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ, theo quy hoạch kiểm soát lũ vùng đồng bằng sông Cửu Long và dự án kiểm soát lũ tràn biên giới vùng Đồng Tháp Mười. Gồm các công trình chủ yếu: hệ
thống kinh trục, kinh cấp 1,2,3, hệ thống bờ bao, công trình tưới tiêu, thuỷ lợi nội đồng, cụm tuyến dân cư… phân bổ trên 6 vùng dự án thuỷ lợi chính của tỉnh, có quy mô phù hợp với nhiệm vụ mục tiêu cụ thể của từng dự án. Chia ra: Vùng phía Bắc tỉnh, 3 dự án: tiểu khu Bắc Hồng Ngự, vùng giữa Thanh Bình - Tam Nông, vùng Nam Cao Lãnh. Vùng Phía Nam Tỉnh, 3 dự án: khu Bắc Lấp Vò, khu Nam Lấp Vò, khu Châu Thành.
- Các công trình thuỷ lợi được xây dựng trên cơ sở hệ thống hiện trạng đã hình thành, theo hướng kiên cố hoá dần các công trình có thể xây dựng kiên cố như thuỷ lợi nội đồng, hệ thống bờ bao, cống; thay thế các đập tạm bằng cống kiên cố, chuyển trạm bơm dầu thành trạm bơm điện ở những nơi có điều kiện.
Các địa phương hiện nay đang huy động sức dân để cùng với Nhà nước xây dựng nhiều công trình giao thông, cầu đường nông thôn để giải quyết xe hai, ba bánh đi lại. Đây là chủ trương đúng hợp lòng dân, nhưng thông thường do khẩu độ và trọng tải nhỏ nên đường xá không đáp ứng được yêu cầu cơ giới hoá nông nghiệp. Cần nhanh chóng thay đổi cách nghĩ, cách làm để không phải trong tương lai gần chúng ta lại phải thay đổi hàng loạt cầu, đường mới phục vụ cho sản xuất và giao thương.
Để hoàn chỉnh hệ thống giao thông nông thôn, Đồng Tháp cần kiến nghị với Trung ương sớm tiến hành xây dưng các công trình lớn cầu Cao Lãnh qua sông Tiền, cầu Vàm Cống qua sông Hậu để hạn chế sự chia cắt tỉnh với khu vực, đầu tư hoàn chỉnh và mở rộng các tuyến đường quốc lộ 80, QL 54, QL 30 qua địa phận Đồng Tháp.
Mặt khác Đồng Tháp cần đầu tư về nguồn vốn, sức người, vật tư kỹ thuật để xây dựng các công trình thủy lợi đào kênh, mương, nạo vét sông rạch, đắp đê, đắp đập làm cống, làm thủy nông nội đồng, khai thác nước ngầm, đào giếng … Cần tập trung tăng cường hệ thống đê bao và nạo vét sông rạch, kết hợp với xây dựng cụm, tuyến dân cư và điện khí hóa nông thôn. Tỉnh đang thi công 204/205 cụm, tuyến dân cư, dự kiến bố trí 47.667 hộ dân vào ở. Tuy nhiên, hiện nay chỉ mới điều chuyển được 32.028 hộ. Sở dĩ như vậy bởi các công trình điện, đường, cấp, thoát nước thi công chậm, chưa đồng bộ gây khó khăn cho việc bố trí dân cư.
Để thực hiện những chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, ngoài ngân sách Nhà nước đầu tư, thì các địa phương vận dụng quy chế do Chính phủ ban hành tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng theo tinh
thần Nghị định số 24/1999 NĐ – CP ngày 16/4/2000. Ngân sách này được sử dụng bổ sung vào vốn đầu tư cho các mục đích xây dựng mới, nâng cấp sửa chữa các công trình kết cấu hạ tầng của xã và liên xã.
+ Phát huy hệ thống thông tin:
Vấn đề tìm và giữ thị trường, đăng ký thương hiệu, nâng cao chất lượng hàng hóa có tầm quan trọng to lớn trong việc tạo ra sự phát triển bền vững cho nông nghiệp, nông thôn. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy, nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa thực sự ổn định trên thị trường nội địa và xuất khẩu, do chỗ chúng ta chưa xem trọng vấn đề tìm, giữ thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và đăng ký thương hiệu hàng hóa. Phải tìm và giữ lấy thị trường là một cơ sở vững chắc cho quá trình sản xuất, điều này người dân không thể tự lo liệu được. Hiện nay, có một thực tế mâu thuẩn là các doanh nghiệp muốn có những thông tin về thị trường, nhu cầu, thị hiếu thì họ không tìm đến các cơ quan Nhà nước mà tìm đến các hãng thương mại nước ngoài thông qua phương tiện internet hoặc trực tiếp tiếp xúc. Phải coi việc tìm kiếm thị trường là việc của doanh nghiệp, của Nhà nước. Trách nhiệm của Nhà nước là tạo môi trường, tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu. Vì thế, nên có các tổ chức chuyên tiếp thị cho nông dân, cho doanh nghiệp, cung cấp cho họ những thông tin thiết thực, nhất là thông tin về thị trường, giá cả, ứng dụng công nghệ. Tổ chức này có thể thuộc mọi thành phần kinh tế nhưng phải có sự tiếp sức của Nhà nước. Cần phải củng cố vị trí ở các thị trường quen thuộc, khôi phục quan hệ với thị trường truyền thống, tìm thị trường và bạn hàng mới, giảm sự tập trung quá mức vào một vài thị trường.
3.2.3- Nhóm đào giải pháp tạo nguồn nhân lực lao động có trình độ cao cùng với giải quyết việc làm cho nông dân, “ xóa đói giảm nghèo” và “chủ động sống chung với lũ”:
- Đổi mới các chính sách xã hội đối với nông dân, xóa đói giảm nghèo và thực hiện công
bằng xã hội.
Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.
- Tiếp tục thực hiện các chính sách giúp đỡ hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở…cho hộ nghèo, người nghèo; đặc biệt Tỉnh cần đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các
vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, phát triển các ngành kinh tế, các khu kinh tế tập trung ở những vùng trọng điểm, lân cận để thu hút người nghèo tham gia vào các dịch vụ có thể. Ưu