1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai mà không đủ
3.1.1. Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai ở Thái Bình
hành chính về đất đai ở Thái Bình
Yêu cầu khách quan, cấp bách của việc tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình được thể hiện trên những điểm sau đây:
Một là, Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, nhưng với Thái Bình – một tỉnh “đất chật, người đông”, thì tính chất quý giá và đặc biệt của đất đai lại càng cao hơn. Nếu phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không tốt, sẽ phá vỡ trật tự, kỷ cương, làm giảm hoặc làm mất hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai, dẫn đến thiếu công bằng, mâu thuẫn, bất bình trong nội bộ nhân dân, có thể sẽ có diễn biến phức tạp, khó lường, cùng nguy cơ tiềm ẩn những phản ứng có tính chất điểm nóng của nhân dân như năm 1997.
Những năm qua, hoạt động tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình đã thể hiện đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hóa - xã hội phát triển, trật tự, an toàn xã hội và an ninh chính trị được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Cũng chính vì vậy, mà kinh tế của tỉnh những năm qua đã có bước tăng trưởng, phát triển tương đối toàn diện. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển toàn diện cả trồng trọt, chăn nuôi, khai thác và nuôi trồng thuỷ, hải sản. Phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, dồn điền, đổi thửa đang phát triển mạnh ở các địa phương. Ngày càng có nhiều cánh đồng đạt giá trị sản xuất 50 triệu đồng/ha/năm.
Cơ cấu sử dụng đất cũng có những thay đổi tích cực cùng với việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Diện tích đất dành cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, cơ sở hạ tầng, các khu đô thị ngày một tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Người sử dụng đất phấn khởi, yên tâm và trách nhiệm hơn trong việc sử dụng đất đai; trong việc đầu tư, khai thác và nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất đai.
“Bên cạnh những thành tích đã đạt được, những năm qua, việc xử lý vi phạm hành chính ở Thái Bình cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, gây nhiều bức xúc trong nhân dân” [77, tr.2].
Hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai còn phức tạp, cồng kềnh, tản mạn, chồng chéo, thiếu đồng bộ, đôi khi còn mâu thuẫn nhau; một số chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước về đất đai, về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai chưa được cụ thể hoá trong văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai; các quy định chưa "bịt" hết các "lỗ hổng"; một số quy định chưa cụ thể, gây khó khăn cho người thực hiện và áp dụng. Chính vì vậy, tính khả thi chưa cao.
Tình trạng vi phạm pháp luật đất đai nói chung, vi phạm hành chính về đất đai nói riêng đang diễn ra phức tạp. “Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở cấp xã, cấp huyện trong tỉnh còn bị buông lỏng; còn tình trạng cấp đất, giao đất sai thẩm quyền. Hiện tượng sử dụng đất không đúng mục đích; lấn, chiếm đất; huỷ hoại đất... vẫn còn xảy ra ở một số địa phương” [78, tr.9].
Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai chưa được thường xuyên. Thanh tra nhà nước các cấp trong tỉnh, thanh tra chuyên ngành về đất đai đã phát hiện được khá nhiều vi phạm hành chính về đất đai; nhưng việc xử lý chưa nghiêm, chưa đúng pháp luật, còn nặng về nhắc nhở, phê bình bằng công văn, chưa đưa ra quyết định phạt cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu tang vật, buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm; chính vì vậy tác dụng răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm chưa đạt được hiệu quả cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, làm công tác xử lý vi phạm hành chính về đất đai còn yếu về năng lực, trình độ, ngại va chạm với dân. Tình hình vi phạm hành chính về đất đai ngày càng tinh vi và phức tạp, chưa đáp ứng với yêu cầu về quản lý đặt ra.
Có thể nói rằng những năm qua ở Thái Bình, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai chưa thể hiện được tính quyền lực Nhà nước trong quản lý, và cũng chưa thể hiện được tính "Mệnh lệnh, đơn phương" trong xử lý vi phạm hành chính; việc tuyên truyền, phổ biến, thực thi pháp luật chưa cao; chưa đảm bảo đất đai thực sự thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Chính vì vậy, việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai chưa đảm bảo hết vai trò của nó trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Điều đó, đòi hỏi phải tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình.
Hai là, Cũng như các địa phương khác trong cả nước, Thái Bình đang trong quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, quỹ đất nông nghiệp và đất ở ngày càng thu hẹp ( chúng tôi đã trình bày ở phần 2.1.2), đòi hỏi phải tăng cường và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai. Nếu không tăng cường phòng chống vi phạm hành chính về đất đai sẽ dẫn đến phá vỡ quy hoạch sử dụng đất, ảnh hưởng đến trật tự, kỷ cương và hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai, nhằm ngăn chặn các vi phạm có thể xảy ra, đồng thời phải xử lý nghiêm minh các vi phạm đã xẩy ra, có như vậy mới đảm bảo việc sử dụng đất đai có hiệu quả, đúng mục đích các loại đất, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững.
Việc phòng, chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng, trong đó có Thái Bình là một bộ phận quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong giai đoạn
cách mạng hiện nay là một trong những điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho kinh tế - xã hội phát triển, là tiền đề vững chắc cho sự nghiệp CNH, HĐH thắng lợi. Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng vấn đề này. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn Quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật, coi đó là cốt lõi để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa "phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế" [16, tr. 49] và "Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật..." [16, tr. 135].
Điều 12 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định : "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng, ngừa và chống các tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật" [35, tr.17].
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai tại Thái Bình, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn "có biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh việc lấn, chiếm đất, mua bán, chuyển đổi mục đích trái pháp luật, lợi dụng việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp để xây nhà và các công trình không đúng với quy định của UBND tỉnh" [66,
tr.1].
Như vậy việc thực hiện đúng đắn, nghiêm chỉnh, chính xác pháp luật tăng cường phòng, chống vi phạm pháp luật là yêu cầu khách quan của phương thức Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật; đồng thời cũng là nhiệm vụ tất yếu của mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân.
Ba là, Trong điều kiện nhu cầu sử dụng đất ngày càng cao, giá trị đất ngày càng tăng, công tác quản lý nhà nước về đất đai còn những hạn chế, yếu kém nhất định; dự báo tình trạng vi phạm pháp luật đất đai nói chung và vi phạm hành chính về đất đai nói riêng sẽ có thể diễn biến phức tạp; vì vậy cần tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai, ngăn chặn các vi phạm hành chính về đất đai ngay từ khi chúng mới phát sinh, sẽ hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm và các hậu quả có thể xảy ra.
Như vậy, từ những yếu kém trong việc phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; cũng như những yêu cầu bức xúc trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đã làm cho việc tăng cường phòng, chống vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai ở Thái Bình hiện nay là một tất yếu khách quan.