Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân ý thức pháp luật là nhân tố năng động, thường xuyên bám sát sự thay đổ

Một phần của tài liệu Tiểu luận đề tài vi phạm hành chính về đất đai ở thái bình thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 81)

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai mà không đủ

3.2.3.Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân ý thức pháp luật là nhân tố năng động, thường xuyên bám sát sự thay đổ

tầng lớp nhân dân ý thức pháp luật là nhân tố năng động, thường xuyên bám sát sự thay đổi liên tục của thực tiễn để kịp thời thực hiện, tuân thủ, tôn trọng, phát hiện, đề xuất, kiến nghị sửa đổi, ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về đất đai nói riêng. ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, nên ý thức đó không thể tự có nhanh chóng ở mỗi con người được; vì vậy muốn pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng được thực hiện và tuân thủ một cách nghiêm minh thì phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân. Tuân thủ và thực hiện pháp luật, suy cho cùng đều do người dân thực hiện; vì vậy, để tăng cường đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng một Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa- một Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì yêu cầu đặt ra là phải làm thể nào để mọi người dân đều hiểu rõ những quy định của pháp luật nói chung, các quy định của pháp luật về đất đai nói riêng. Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương khoá VII đã chỉ rõ: "Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật, thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội, kỷ luật trong bộ máy nhà nước.

Hoàn thiện quy chế ban hành, công bố, phổ biến luật và các văn bản pháp quy khác" [12, tr.31].

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân là một việc làm không thể “một sớm, một chiều”, mà là quá trình tác động có định hướng của các nhân tố chủ quan nhằm hình thành tri thức pháp luật, lòng tin pháp luật, động cơ và hành vi hợp pháp cho mọi người dân vấn đề này được đề cập trong văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn Quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII "Tăng cường giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất và công bằng" [11, tr.5758].

Thực tiễn giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về đất đai nói riêng ở nước ta những năm qua còn những hạn chế sau:

Một là, do nhận thức không đầy đủ các mục đích của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, nên việc tiến hành tuyên truyền, phổ biến, giáo dục không khoa học, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp; các hình thức, phương tiện và phương pháp dường như chỉ tập trung cho việc trang bị các quy định pháp luật thực định của Nhà nước; chính vì vậy trên các phương tiện thông tin đại chúng mở rất nhiều chuyên mục để tuyên truyền, nhưng hiệu quả không cao, chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của đại đa số nhân dân.

Hai là, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai còn quá đơn giản; thời lượng tuyên truyền ít; thiếu liên tục và hệ thống trong việc chuyển tải tri thức, tình cảm và hành vi pháp luật, vì vậy hiệu quả của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chưa cao.

Ba là, một bộ phận không nhỏ người dân do bị ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng, hệ thống pháp luật Phong kiến và thực dân với những hình phạt tàn ác, giã man; hơn nữa họ lại không được tuyên truyền đầy đủ về pháp luật XHCN, về pháp luật đất đai nên họ thiếu lòng tin vào pháp luật, họ “sợ” pháp luật; vì vậy, họ có những hành vi thiếu tích cực với pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng.

Bốn là, ngược lại với tồn tại nêu trên, một số cán bộ, đảng viên và một bộ phận không nhỏ nhân dân tuy được tuyên truyền giáo dục về pháp luật tương đối đầy đủ, am hiểu pháp luật, nhưng không có tình cảm pháp luật đúng đắn, họ đặt mình cao hơn pháp luật đất đai hiện hành, vì vậy đã tìm mọi cách để mưu lợi cá nhân, dẫn đến vi phạm pháp

luật đất đai.

Để khắc phục những hạn chế trên, nhằm nâng cao nhận thức đúng đắn, đầy đủ các quy định của pháp luật đất đai cho mọi tầng lớp nhân dân, đòi hỏi phải giải thích tất cả các quy định trong các văn bản pháp luật đất đai và phải giải thích trước khi tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật đó, chứ không chỉ giải thích, tuyên truyền, giáo dục khi nảy sinh vướng mắc, tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quá trình thực hiện.

Thực tiễn chỉ ra rằng, muốn tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với đất đai đạt kết quả tốt thì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai phải được tiến hành thường xuyên, có chất lượng; đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, phổ biến nội dung, tinh thần của các văn bản pháp luật đất đai mới ban hành; sử dụng đồng bộ các phương pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục pháp luật, để nhanh chóng “xoá mù” pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, với những nội dung sau:

Một là, phải lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào thực tiễn quản lý đất đai; tổ chức cho họ tham gia rộng rãi vào các hoạt động thực hiện, áp dụng pháp luật đất đai. Có cơ chế hợp lý để người dân sử dụng pháp luật đất đai một cách thuận lợi bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của mình và đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật đất đai.

Hai là, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai như “sân khấu hoá”; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các buổi nói chuyện chuyên đề, hỏi và đáp về pháp luật đất đai; đặc biệt chú trọng việc tuyên truyền, giải thích pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đa dạng hoá hình thức tuyên truỳên, phổ biến, giáo dục pháp luật đát đai không có nghĩa là chúng ta tìm kiếm thêm nhiều hình thức và phương tiện mới, mà quan trọng hơn là phải sử dụng có hiệu quả, và điều chỉnh các hình thức, phương pháp đang sử dụng cho phù hợp với thực trạng pháp luật ở nước ta, tăng thêm chiều sâu của sự chuyển tải.

Ba là, đưa việc dạy và học pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng vào các ngành học, bậc học trong hệ thống giáo dục Việt Nam. ở nước ta, việc dạy và học pháp luật đã từng bước đưa vào các ngành học, bậc học trong hệ thống giáo dục, tuy nhiên, nó cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định như: chương trình giảng dạy, giáo trình, đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập. Chưa có chương trình, bộ giáo trình chuẩn phù hợp với các đối tượng

người học; ở cấp học càng thấp thì đội ngũ giáo viên càng “chắp vá”, kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên môn về pháp luật. Chính vì vậy, phải sớm đào tạo chuẩn hoá đội ngũ giáo viên, hoàn thiện chương trình, có bộ giáo trình chuẩn, bài học chuẩn về pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng là nhu cầu bức xúc hiện nay.

Bốn là, chú trọng, mở rộng, phát triển, nâng cao chất lượng của các hoạt động tư vấn và dịch vụ pháp lý, đặc biệt là tư vấn về pháp luật đất đai. Hiện nay ở Thái Bình, các hoạt động trên đã bước đầu hình thành, hoạt động chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội và đòi hỏi của đông đảo nhân dân; vì vậy, cần được đổi mới phương thức hoạt động, tổ chức sắp xếp lại, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu và phục vụ có hiệu quả hơn những đòi hỏi bức xúc của xã hội. Làm thế nào để "nông dân... cần phải săn sóc...ruộng đất như săn sóc của riêng của mình" [33, tr.503].

Năm là, phát huy có hiệu quả của các tủ sách pháp luật ở các xã, phường, thị trấn. ở Thái Bình, tuy thu ngân sách nhà nước trên địa bàn còn gặp nhiều khó khăn; nhưng do xác định được những lợi ích thiết thực của tủ sách này là giúp cho mọi nhà và cho đông đảo quần chúng nhân dân có điều kiện để tìm hiểu, nâng cao trình độ pháp luật nói chung, pháp luật đất đai nói riêng, nên UBND tỉnh đã đầu tư để 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh có tủ sách này. Các địa phương trong tỉnh phải thường xuyên cập nhật những văn bản pháp luật về đất đai, phát huy hiệu quả của mô hình điểm bưu đIện văn hoá xã + tủ sách pháp luật, để nhân dân thuận lợi trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tại đây.

Sáu là, cần có sự phối hợp chặt chẽ, quan tâm, chỉ đạo sát sao, đồng bộ và có chất lượng của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các cơ quan trong ngành địa chính trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai với mọi tầng lớp nhân dân. Thực tế đã chứng minh rằng: ở đâu và khi nào có sự phối hợp đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương thì ở đó các văn bản pháp luật đất đai được phổ biến kịp thời, ý thức pháp luật về đất đai của nhân dân được nâng lên, việc chấp hành pháp luật về đất đai tốt hơn, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “một Nhà nước vững mạnh, có hiệu lực phải là một Nhà nước làm cho mọi người dân biết sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” [31, tr.16]

Một phần của tài liệu Tiểu luận đề tài vi phạm hành chính về đất đai ở thái bình thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 81)