Hiện trạng đất đai ở Thái Bình

Một phần của tài liệu Tiểu luận đề tài vi phạm hành chính về đất đai ở thái bình thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 48)

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ một trăm nghìn (100.000) đồng đến hai trăm nghìn (200.000) đồng đối với hành vi hành nghề dịch vụ về thông tin đất đai mà không đủ

2.1.2. Hiện trạng đất đai ở Thái Bình

Thái Bình là tỉnh đất chật, người đông, mật độ dân số cao, dân số chiếm hơn 12,5% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 2,47% dân số cả nước [67, tr.2] . “Tổng diện tích đất tự nhiên 154.542,0396 ha; trong đó:

+ Đất nông nghiệp 103.697,222 ha, chiếm 67,09% diện tích đất tự nhiên; + Đất lâm nghiệp 2.498,8129 ha, chiếm 1,61% diện tích đất tự nhiên; + Đất chuyên dùng 26.574,72 ha, chiếm 17,19% diện tích đất tự nhiên; + Đất ở đô thị 494,624 ha, chiếm 0,32% diện tích đất tự nhiên;

+ Đất ở nông thôn 11.966,2368 ha, chiếm 7,74% diện tích đất tự nhiên; + Đất chưa sử dụng 9.310,4239 ha, chiếm 6,02% diện tích đất tự nhiên [44, tr.1] ( Xem phụ lục 1)

Quỹ đất trên đã giao cho các đối tượng quản lý và sử dụng như sau :

+ Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sử dụng 107.870,3137 ha, chiếm 69,79% diện tích đất tự nhiên; trong đó, đất nông nghiệp 95.296,5584 ha, chiếm 91,89% tổng quỹ đất nông nghiệp của tỉnh;

+ Các tổ chức kinh tế đang quản lý, sử dụng 933,8196 ha, chiếm 0,60% diện tích tự nhiên;

+ UBND cấp xã quản lý, sử dụng 44.625,054 ha, chiếm 28,87% diện tích đất tự nhiên; + Các tổ chức khác đang quản lý và sử dụng 1.109,3735 ha, chiếm 0,71% diện tích đất tự nhiên” [44, tr.1].

Quy mô về diện tích đất tự nhiên của các huyện tương đối đồng đều, huyện Thái Thụy có diện tích lớn nhất (25.683,2 ha), Vũ Thư có diện tích nhỏ nhất (19.466,4 ha); riêng Thành phố Thái Bình có diện tích 4.165,62 ha.

Xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai; chính quyền các cấp và các ngành chuyên môn “đã tăng cường công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đất xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt...hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đổi đất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa có năng suất cao sang sử dụng vào mục đích khác” [67, tr.3]. Tình hình cụ thể từng loại đất như sau:

+ Thứ nhất là,đất nông nghiệp.

Thực hiện chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước nên các hộ nông dân ở Thái Bình đều có ruộng để canh tác; song quy mô ruộng đất của các hộ nông dân quá nhỏ, manh mún. Khi giao quyền sử dụng cho hộ gia đình nông dân theo “khoán 10’, ruộng bị chia nhỏ ra nhiều mảnh theo nhiều chân đất, “có hộ bị chia tới 10 mảnh, thậm chí có hộ có đến trên 20 thửa ruộng, trong đó số hộ có từ 01 đến 05 thửa chiếm 24,1% tổng số hộ” [1, tr.10].“ Những năm trước 2002, mỗi hộ có từ 8 đến 10 thửa, cá biệt có hộ tới 15 thửa” [56, tr.2]; thửa lớn nhất là 1.536m2, thửa nhỏ nhất chỉ có 07m2; do đó, mô hình kinh tế hộ là tổng hợp đa canh, tự cấp, tự túc với trình độ kỹ thuật thông thường. Bình quân mỗi người chỉ có khoảng 0,06 ha, hộ sản xuất có 0,22ha; trong khi đó, con số trên của cả nước là 0,08ha/người và 0,68ha/ hộ.

Khắc phục tình trạng trên của Thái Bình cũng như của nhiều tỉnh trong cả nước, Hội nghị lần thứ Tư Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã chỉ rõ: "Khẩn trương hoàn thành việc giao đất và cấp GCNQSDĐ cho nông dân, khuyến khích và giúp đỡ các hộ nông dân đổi đất cho nhau để khắc phục tình trạng ruộng đất quá phân tán và manh mún” [14, tr.63].

Thực hiện Nghị quyết trên và Nghị quyết số 07/NQ-TU ngày 20/3/2002 của Tỉnh uỷ Thái Bình về dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp; ngày 27/3/2002 UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Quyết định số 18/2002/QĐ-UB về việc “ban hành Đề án thực hiện dồn điền, đổi

thửa và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp”. Đề án chỉ rõ mục tiêu: “Tạo được những vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thuận lợi cho hộ nông dân trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển sản xuất, kinh doanh để không ngừng tăng giá trị thu nhập trên mỗi ha đất canh tác, tạo tiền đề thúc đẩy quá trình tập trung hoá ruộng đất ở nông thôn.

Gắn việc dồn điền, đổi thửa với quy hoạch đất 5% công ích tập trung vào một khu. Mỗi xã, thị trấn phải quy hoạch rõ vùng đất giành cho phát triển công nghiệp, nghề và làng nghề; mỗi thôn có khu đất riêng để làm nhà văn hóa, sân thể thao; quy hoạch giao thông, thuỷ lợi phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn”

Trong thời kỳ đổi mới, nhất là sau khi có Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/ NĐ- CP ngày27/9/1993 của Chính phủ về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài; thì đất nông nghiệp ở Thái Bình được khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn; với những hình thức sử dụng chủ yếu là cấy lúa, trồng màu, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và rau màu có giá trị kinh tế cao.

+ Thứ hai là, đất lâm nghiệp :

Diện tích đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp ở Thái Bình rất ít (2.560,49 ha), chủ yếu là đất trồng sú và vẹt ở các xã ven biển của hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy, do UBND các xã quản lý, sử dụng mà không có các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân nào sử dụng. Tuy chưa có báo cáo cụ thể của các ngành chức năng trong tỉnh, nhưng thực tế diện tích trên đang bị thu hẹp do một số xã đã tự ý cho dân chuyển đổi thành đất nuôi trồng thuỷ sản.

+ Thứ ba là, đất chuyên dùng:

Thái Bình là một trong những tỉnh có diện tích đất chuyên dùng tương đối ít ( 25.850,87ha). Đất chuyên dùng ở Thái Bình cũng như ở các tỉnh trong toàn Quốc, nó có một vị trí hết sức quan trọng để xây dựng cơ sở hạ tầng, công nghiệp, dịch vụ, phúc lợi công cộng, quốc phòng và an ninh. Những năm từ 2001 đến 2003, diện tích đất chuyên dùng chủ yếu ở thị xã Thái Bình với các khu công nghiệp Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Tiền Phong, Phú Xuân. Từ năm 2004 đến nay, do ở các huyện quy hoạch, xây dựng các cụm công nghiệp, nên diện tích đất này phân bổ khá đồng đều ở các huyện và thành phố.

Dân cư nông thôn Thái Bình được hình thành từ lâu, tồn tại theo quy mô làng, xóm xen kẽ với đất nông nghiệp, phân bổ rải rác trên khắp lãnh thổ toàn tỉnh [59, tr.58]. Mật độ dân cư đông nhất cả nước, hơn nữa do nghề chính của họ là làm nông nghiệp, nên họ chủ yếu sinh sống ở khu vực nông thôn. Vừa qua, Chính phủ đã công nhận thành lập thêm 2 thị trấn mới với diện tích 65,45ha, nên đất ở khu dân cư nông thôn Thái Bình còn là 12.495,14ha; trong đó, đối tượng chính sử dụng đất này là các hộ gia đình, cá nhân với diện tích sử dụng là 11.919,39 ha chiếm 95,5% đất ở khu dân cư nông thôn, còn lại là do các tổ chức kinh tế và UBND xã sử dụng [44, tr.1].

+ Thứ năm là, đất đô thị:

Tỉnh Thái Bình có một thành phố và 09 thị trấn, tổng diện tích đất ở đô thị là 388,33ha. Đô thị ở tỉnh Thái Bình đang trong quá trình hình thành và phát triển, nhất là khi có quyết định nâng thị xã Thái Bình lên Thành phố loại III, thì đất ở đô thị lại càng được khai thác sử dụng triệt để cho xây dựng cơ sở hạ tầng của đô thị. Vì Thái Bình là tỉnh nông nghiệp cho nên ngay trong khu vực đô thị, thậm chí ngay trong khu vực Thành phố vẫn có diện tích đất nông nghiệp như ở các xã Đông Hoà, Hoàng Diệu, Vũ Chính,Vũ Phúc, Phú Xuân, thậm chí còn có ở các phường như Trần Lãm, Tiền Phong, Quang Trung, Kỳ Bá. Do vậy, trong thời gian tới để thành phố Thái Bình phát triển thì đất đô thị cần phải được bố trí sử dụng cho các mục đích hợp lý như phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ công cộng...[25, tr.35].

+ Thứ sáu là, đất chưa sử dụng:

Đất chưa sử dụng ở Thái Bình có diện tích không lớn, chủ yếu là đất có mặt nước với diện tích là 9.714,04 ha.

Những đặc điểm nêu trên đã tác động, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý nhà nước đối với đất đai ở tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay cũng như trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tiểu luận đề tài vi phạm hành chính về đất đai ở thái bình thực trạng và giải pháp khắc phục (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)