7. Hoạt chất Abamectin
3.5. So sánh hiệu quả phòng trị của dịch trích hạt neem (Azadirachta indica), thân
rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên ấu trùng BXM (H. theivora) trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Hình 3.3: Ảnh hưởng của dịch trích hạt neem (Azadirachta indica) lên ấu trùng của BXM trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Bảng 3.5: kết quả so sánh hiệu quả phòng trị của dịch trích hạt neem
(Azadirachta indica), thân rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên ấu trùng BXM (H.
theivora). T0C = 28 – 30; RH% = 64 - 68 Nghiệm thức (%) Hiệu lực thuốc (%) 1 NSXL 3 NSXL 5 NSXL 7 NSXL TXB 0,8% 12,5b 15,0b 28,6b 46,4c Neem 0,8% 25,3b 25,3b 34,2b 64,5b Reasgant 1,8 EC 100,0a 100,0a 100,0a 100,0a F ** ** ** * CV (%) 24,3 29,5 10,8 11,4
Ghi chú: Trung bình qui đổi trở lại của arsin ; Các số trong cùng một cột có chữ
cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Duncan; NSXL: ngày sau xử lý.
*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Theo bảng 3.5, ở 1 NSXL thì Reasgant 1,8 EC đã cho thấy hiệu lực giết chết BXM đạt hiệu quả tối đa 100% và khác biệt ở mức ý nghĩa 1% so với 2 loại dịch trích TXB và neem (hiệu lực lần lượt là 12,5% và 25,3%). Đối với neem và TXB thì hiệu lực giết chết BXM của các nghiệm thức vẫn tiếp tục tăng dần lên theo từng ngày nhưng tương đương nhau và không khác biệt với nhau trong vòng 5 NSXL theo thống kê.
Ở thời điểm 7 NSXL thuốc, hiệu lực phòng trị của 2 loại dịch trích TXB và neem có sự khác biệt, tăng khá cao từ 17,8 – 30,3%, trong đó dịch trích hạt neem tăng cao rõ rệt khoảng 30,3% đạt 64,5% so với dịch trích thân rễ thủy xương bồ (46,4%) và khác biệt ý nghĩa 5%.
Nhìn chung, hiệu lực phòng trị BXM của dịch trích hạt neem cho hiệu quả cao hơn so với dịch trích TXB trong điều kiện phòng thí nghiệm.
3.6. So sánh hiệu quả phòng trị của dịch trích hạt neem (Azadirachta indica), thân rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên ấu trùng BXM (H. theivora) indica), thân rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên ấu trùng BXM (H. theivora) trong điều kiện nhà lưới.
Bảng 3.6: kết quả so sánh hiệu quả phòng trị của dịch trích hạt neem
(Azadirachta indica), thân rễ cây thủy xương bồ (A. calamus) lên ấu trùng BXM (H.
theivora). T0C = 30 – 31; RH% = 60 - 64 Nghiệm thức (%) Hiệu lực thuốc (%) 1 NSXL 3 NSXL 5 NSXL 7 NSXL TXB 0,8% 15,0b 45,0b 47,5b 47,5b Neem 0,8% 0,0c 2,5c 5,0c 5,0c Reasgant 1,8 EC 95,0 a 100,0a 100,0a 100,0a F ** * ** ** CV (%) 25,2 21,9 20,6 20,6
Ghi chú: Trung bình qui đổi trở lại của arsin ; Các số trong cùng một cột có chữ
cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Duncan; NSXL: ngày sau xử lý
*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Theo kết quả từ bảng 3.6, Reasgant 1,8 EC cho hiệu quả phòng trị BXM cao nhất đạt 95,0% sau 1 NSXL và khác biệt ý nghĩa 1% so với 2 loại dich trích còn lại ở cùng nồng độ. Dịch trích hạt neem ở nồng độ 0,8% vẫn chưa thể hiện hiệu lực giết chết BXM trong điều kiện nhà lưới. Sau 3 ngày xử lý thuốc Reasgant 1,8 EC đạt hiệu lực tối đa là 100% có khác biệt ở mức ý nghĩa 5% so với 2 loại dịch trích từ thân rễ cây thủy xương bồ và dịch trích từ hạt neem.
Đối với dịch trích neem và TXB, từ thời điểm 1 – 7 NSXL, dịch trích của hạt neem luôn có hiệu lực thấp nhất chỉ đạt 5% sau 7 NSXL, so với dịch trích TXB lại cao hơn và đạt 47,5% (7 NSXL) và khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Hiệu lực gây chết BXM của dịch trích từ hạt neem trong điều kiện nhà lưới cho kết quả trái ngược so với kết quả trong điều kiện phòng thí nghiệm (kết quả thí nghiệm bảng 3.5). Do Azadirachtin và các hợp chất khác có liên quan trong cây neem rất nhạy cảm với ánh sáng mặt trời và bị suy giảm rất nhanh khi tiếp xúc trực tiếp với chu kỳ bán rã của azadirachtin A là 11,3 giờ, azadirachtin B là 5,5 giờ và vài phút cho các hợp chất limonoid (Caboni et al., 2006).
Chương 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ