Khảo sát và so sánh hiệu lực gây chết của một số dịch trích TXB (A.

Một phần của tài liệu khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja (Trang 37)

7. Hoạt chất Abamectin

2.2.2Khảo sát và so sánh hiệu lực gây chết của một số dịch trích TXB (A.

bọ xít muỗi (H. theivora):

Thí nghiệm1: khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ (Acorus calamus) ở các nồng độ khác nhau đối với ấu trùng bọ xít muỗi (H.

theivora) trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Mục tiêu thí nghiệm: xác định nồng độ của dịch trích TXB cho hiệu quả tốt trên bọ xít muỗi.

Địa điểm: phòng thí nghiệm khu nhà lưới trường Đại Học Cần Thơ.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại được thử nghiệm trên 10 ấu trùng bọ xít muỗi từ tuổi 2 đến tuổi 3 với các nồng độ khác nhau của dịch trích theo bảng sau:

Bảng 2.1: đánh giá hiệu lực gây chết của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ

(Acorus calamus) ở các nồng độ khác nhau đối với ấu trùng bọ xít muỗi (H. theivora).

STT Nghiệm Thức Nồng độ(%) 1 Dịch trích thủy xương bồ 0,1 2 Dịch trích thủy xương bồ 0,2 3 Dịch trích thủy xương bồ 0,4 4 Dịch trích thủy xương bồ 0,8 5 Đối chứng (nước cất chứa 0,2% n-hexane) 0

Cách tiến hành thí nghiệm:

Chuyển 10 con ấu trùng tuổi 2 và tuổi 3 bọ xít muỗi vào hộp nhựa (đường kính: 12 cm; chiều cao: 7 cm) có chứa 3 đọt ổi non và bông gòn thấm nước để tạo ẩm độ.

Tiến hành pha dịch trích loãng với nước cất có chứa 0,2% n-hexane thành các nồng độ tương ứng cần sử dụng trong thí nghiệm 1.

Dùng bình phun sương phun đều dịch trích vào hộp nhựa và được đậy lại bằng vải voan để ngăn không cho bọ xít muỗi thoát ra và bảo vệ không cho các loài côn trùng khác tấn công. Thay đọt ổi ngày 1 lần để đảm bảo ấu trùng không thiếu thức ăn.

Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng bọ xít muỗi còn sống được ghi nhận ở các thời điểm 1, 3, 5, 7 ngày sau khi phun.

Thí nghiệm 2: khảo sát hiệu lực gây chết của dịch trích hạt neem (A. indica) ở các nồng độ khác nhau đối với ấu trùng BXM (H. theivora) trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Mục tiêu thí nghiệm: xác định hiệu lực gây chết của dung dịch dịch trích cây neem trên bọ xít muỗi lên cây ổi.

Địa điểm: phòng thí nghiệm khu nhà lưới trường Đại học Cần Thơ.

Hình 2.7: Cách bố trí thí nghiệm khảo sát hiệu lực gây chết giữa các dịch trích trong phòng thí nghiệm.

Cách tiến hành thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại được thử nghiệm trên 10 ấu trùng bọ xít muỗi từ tuổi 2 đến tuổi 3 với các nồng độ khác nhau của dịch trích theo bảng sau:

Bảng 2.2: đánh giá hiệu lực gây chết của dịch trích hạt neem (A. indica) ở các nồng độ khác nhau đối với ấu trùng BXM (H. theivora).

STT Nghiệm Thức Nồng độ(%)

1 Dịch trích cây neem 0,1 2 Dịch trích cây neem 0,2 3 Dịch trích cây neem 0,4 4 Dịch trích cây neem 0,8 5 Đối chứng (nước cất chứa 0,2% n-hexane) 0

Phương pháp thực hiện tương tự như thí nghiệm 1.

Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng bọ xít muỗi còn sống được ghi nhận ở các thời điểm 1, 3, 5, 7 sau khi phun.

Thí nghiệm 3:so sánh hièu lực gây chết giữa dịch trích TXB (A. calamus ), dịch trích cây neem (Azadirachta indica) trên ấu trùng bọ xít muỗi (H. theivora) trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Mục tiêu thí nghiệm: so sánh hiệu lực gây chết giữa dịch trích TXB và dịch trích cây neem trên bọ xít muỗi lên cây ổi trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Địa điểm: phòng thí nghiệm khu nhà lưới trường Đại học Cần Thơ.

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại được thử nghiệm trên 10 ấu trùng bọ xít muỗi từ tuổi 2 đến tuổi 3 với các nồng độ cho hiệu lực phòng trị cao nhất của dịch trích theo bảng sau:

Bảng 2.3: So sánh hiểu lực gây chết giữa dịch trích TXB (A. calamus), dịch trích cây neem (Azadirachta indica) trên ấu trùng bọ xít muỗi (H. theivora).

STT Nghiệm Thức Nồng độ(%) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Dịch trích thủy xương bồ 0.8 2 Dịch trích cây neem 0,8

4 Đối chứng (nước cất chứa 0,2% n-hexane) 0 Thí nghiệm được tiến hành tương tự như thí nghiệm 1.

Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng bọ xít muỗi còn sống được ghi nhận ở các thời điểm 1, 3, 5, 7 ngày sau khi phun.

Thí nghiệm 4: so sánh hiệu lực gây chết giữa dịch trích TXB (A. calamus), dịch trích cây neem (Azadirachta indica) trên ấu trùng bọ xít muỗi (H. theivora) trong điều kiện nhà lưới.

Mục tiêu thí nghiệm: so sánh hiệu lực gây chết giữa dịch trích TXB và dịch trích cây neem trên bọ xít muỗi lên cây ổi trong điều kiện nhà lưới.

Địa điểm: khu nhà lưới trường Đại học Cần Thơ. Cách tiến hành thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên một nhân tố với 4 nghiệm thức và 4 lần lặp lại. Mỗi lần lặp lại được thử nghiệm trên 10 ấu trùng bọ xít muỗi từ tuổi 2 đến tuổi 3 với các nồng độ cho hiệu lực phòng trị cao nhất của dịch trích theo bảng sau:

Bảng 2.4: so sánh hiệu lực gây chết giữa dịch trích TXB (A. calamus), dịch trích cây neem (Azadirachta indica) trên ấu trùng bọ xít muỗi (H. theivora).

STT Nghiệm Thức Nồng độ(%)

1 Dịch trích thủy xương bồ 0.8 2 Dịch trích cây neem 0,8

3 Reasgant 1,8 EC 0,01

4 Đối chứng (nước cất chứa 0,2% n-hexane và 0,1% chất bám dính).

0

Cách tiến hành thí nghiệm:

Dung dịch thử nghiệm và thuốc Reatgant 1,8 EC được pha loãng với nước cất có chứa 0,2% n-hexane và 0,1% chất bám dính thành các nồng độ tương ứng như đã liệt kê.

Dùng bình phun sương phun phun ướt đều dung dịch thử nghiệm và thuốc đã được pha loãng lên cây ổi (50 ml dung dịch/cây ổi), để cây khô tự nhiên trong 30 phút. Sau đó, lấy túi vải voan (50x20 cm) bao lấy cây ổi đã xử lý thuốc.

Thả 10 con ấu trùng tuổi 2 và tuổi 3 bọ xít muỗi lên cây ổi. Sau đó, lấy lưới thưa bao phủ cả cây ổi, để ngăn bọ xít muỗi thoát ra và không cho các loài côn trùng khác tấn công.

Chỉ tiêu ghi nhận: số lượng bọ xít muỗi còn sống được ghi nhận ở các thời điểm 1, 3, 5, 7 ngày sau khi phun.

Một phần của tài liệu khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja (Trang 37)