BỌ XÍT MUỖI (Helopeltis theivora Waterhouse)

Một phần của tài liệu khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja (Trang 26)

3.1. Phân loại và ký chủ

Bọ xít muỗi, Helopeltis theivora Waterhouse thuộc bộ Hemiptera, họ Miridae. H.

theivora còn có tên khoa học khác là: Helopeltis febricolusa, H. theobromae, H.

theivora theobromae Afropetis theivora (FAO, 2007).

Tại Việt Nam theo ghi nhận của Nguyễn Thị Thu Cúc (2010) loài bọ xít muỗi,

Helopeltis theivora gây hại trên trà, ca cao, điều, ổi, mận…

3.2 Phân bố, mức độ gây hại

H.theivora là loài dịch hại gây tổn thất nặng nhất trên trà. Khoảng 80% diện

tích trồng trà ở Đông Bắc Ấn Độ bị BXM tấn công và năng suất giảm từ 10-50% (Gurusubramainan và Bora, 2007). BXM đã gây hại nặng ở Ấn Độ từ năm 1960 nhưng gần đây sự gây hại của BXM lại trầm trọng hơn ở Bắc Bengal do sự thay đổi của môi trường (Mukhopadhyay và Roy, 2009). Ở Việt Nam, tại Phú Thọ, trà bị hại nặng nhất vào tháng 7 và làm cho nhiều năm liền không có búp trà để hái vào tháng 7

và tháng 8 ở vùng trung du Bắc Bộ. Sự gây hại của BXM còn làm cho bệnh sùi cành trà phát sinh làm cho cây trà suy yếu, chết khô (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

3.3. Đặc điểm hình thái và sinh học của bọ xít muỗi H. theivora

Đặc điểm hình thái: Gọi là bọ xít muỗi vì đây là loài côn trùng có cấu tạo miệng kiểu vòi chích hút, con trưởng thành có hình dạng giống như con muỗi, thành trùng của BXM H.theivora có 4 màu sắc như: màu vàng, nâu đỏ, vàng nâu và nâu sáng. Trong đó tỷ lệ màu nâu vàng cao nhất và tỷ lệ màu nâu đỏ với những đốm đen là thấp nhất (Sarmah và Bandyopadhyay, 2009). Theo Stonedahl (1991), sự biến đổi màu sắc của thành trùng là do sự thay đổi theo mùa trong những năm, nhưng Somnath

et al. (2009), cho rằng màu sắc của thành trùng trong cùng một mùa vụ biến đổi là do

ảnh hưởng của thuốc trừ sâu.

Trứng: có hình bầu dục, nhỏ, màu trắng kem. Bề mặt trứng bóng nhẵn, phình to ở giữa và hẹp theo chiều ngang. Ở phía đầu trứng có 2 sợi lông mọc dài ra, chiều dài của 2 sợi lông này không bằng nhau. Trứng mới đẻ có màu trắng, vài ngày sau chuyển sang màu hồng. Chiều dài trung bình của trứng biến động từ 1 – 2 mm (Đào Thị Kim Ngân, 2012).

Ấu trùng: khi mới nở ấu trùng có màu vàng, trên cơ thể phủ nhiều lông sau đó sẽ chuyển sang màu vàng đậm hay màu xanh đậm. Giai đoạn ấu trùng của BXM có 5 tuổi. Mầm cánh xuất hiện vào giai đoạn ấu trùng tuổi 3, màu sắc và kích thước của chúng cũng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn tuổi (Đào Thị Kim Ngân, 2012). Kích thước trung bình từ tuổi 1 đến tuổi 5 lần lượt là 1,72x0,48 mm; 2,34x0,82 mm; 3,72x0,95 mm; 4,0x1,0 mm; 4,3 – 5,0x1,0 – 1,2 mm (Nguyễn Đức Khiêm, 2005).

Thành trùng đực thường nhỏ hơn so với thành trùng cái, đầu có màu nâu, mắt kép màu đen, cổ thắt khoang có màu hơi óng ánh. Trên lưng ngực có cái chùy nghiêng về phía sau, nhìn thẳng từ trên xuống núm chùy có hình tròn. Nhìn nghiêng cái chùy giống như cái phễu màu đen. Râu màu nâu dài, đốt cuống râu to và dài hơn đốt roi râu, càng về cuối đốt roi râu càng nhỏ màu nâu sẫm hơn, đốt chày có 2 hàng gai, thường bụng con cái to hơn con đực (Schuh, 1995). Ấu trùng tuổi 1 màu vàng đồng nhất và cơ thể có nhiều lông, cuối bụng cong về phía lưng, cuối râu phìn to. Ấu trùng tuổi 5 (đầy sức) có màu xanh ánh vàng, mầm cánh phủ hết đốt bụng thứ 4.

Đặc điểm sinh học: BXM sau khi vũ hóa 2-6 ngày thì bắt đầu giao phối, sau khi giao phối 1-3 ngày thì đẻ trứng vào phần non của cây, cũng có khi đẻ vào phần gân chính của lá non. Trứng đẻ riêng lẻ hoặc từng đám 2-3 trứng, lông ở phía đầu quả trứng lộ ra ngoài. Một con cái có thể đẻ 12-74 trứng, sau 5-10 ngày (nhiệt độ 20-25

thành có thể sống 8-15 ngày. Vòng đời của BXM từ 27-45 ngày. Trong năm BXM có khoảng 8 thế hệ (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).

3.4. Triệu chứng gây hại

Theo FAO (2007), bọ xít muỗi cả con non và trưởng thành đều gây hại, BXM dùng vòi chích vào các phần non mềm của lá để hút chất dinh dưỡng và tiết vào đó một chất độc khiến cho các tế bào ở chỗ bị chích thâm đen lại sau 24 giờ.

Theo Vũ Thống Nhất (2009), vết chích của bọ xít muỗi có hình tròn hoặc gần tròn lúc đầu có màu chì xung quanh có màu nhạt, sau đó vết chích biến thành màu nâu đậm, do nhiễm độc của sâu nên dần dần các bộ phận bị chích sẽ chết khô đi.

Kích thước và số lượng vết chích của BXM thay đổi theo tuổi, thời tiết và thức ăn. Số lượng vết chích của BXM non nhiều nhưng nhỏ vì BXM non ít di chuyển, số lượng vết chích của BXM trưởng thành ít nhưng lớn hơn. Bọ xít muỗi thường tập trung gây hại từng nhóm từ 2 – 3 ấu trùng trên một đọt non hay những lá bên dưới của đọt. Những lá ở các vết thương do BXM chích hút còn là nơi các loài nấm hại xâm nhiễm dễ dàng, đặc biệt là nấm Gleosporium managiferaPhomopsis anacardii làm thối mục chỗ cây đã tổn thương (Cao Vĩnh Hải và Hoàng Chương, 2000).

3.5. Thiên địch của bọ xít muỗi và biện pháp quản lý bọ xít muỗi

Theo Peng et al. (2008) thiên địch của bọ xít muỗi thường gặp là: kiến vàng, chuồn chuồn, bọ ngựa ăn thịt và nhện. Các loại thiên địch trên có thể tiêu diệt cả bọ xít muỗi non, bọ xít muỗi trưởng thành. Ngoài kiến vàng, kiến đen cũng được ghi nhận là thiên địch của BXM (Phạm Hồng Đức Phước, 2009).

a) Biện pháp canh tác: Trên trà, thu hái và chăm sóc trà đúng kỹ thuật để giúp

cây trà hồi phục tốt. Hái chè thường xuyên (hái san trật) sẽ loại bỏ được nhiều trứng bọ xít muỗi, khi hái trà nên chú ý hái hết toàn bộ các búp bị hại, đồng thời có các biện pháp chăm sóc phù hợp như bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại, tạo độ thông thoáng cho nương chè để cây chè nhanh chóng ra các chồi mới. Loại bỏ các cây ký chủ phụ của bọ xít muỗi trong và xung quanh nương trà. Không nên trồng cây che bóng quá nhiều trên nương trà. Bảo vệ các loại thiên địch trên nương trà bằng cách giảm phun thuốc bảo vệ thực vật và chọn lọc các loại thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại với ký sinh thiên địch (Nguyễn Văn Bình và ctv. 1996; Trương Quốc Tùng và Lê Văn Thuyết, 2005).

b) Biện pháp quản lý bằng IPM: Theo Peng et al. (2008) qua thực hiện dự án

IPM để quản lý BXM trên cây điều đã cho thấy nuôi kiến vàng và kiến đen có thể kiểm soát BXM rất hiệu quả.

c) Biện pháp hóa học: Việc sử dụng thuốc trừ sâu tổng hợp hoặc thuốc trừ sâu thông thường và tự nhiên cho đến nay vẫn được coi là biện pháp hiệu quả nhất để phòng trừ sâu bệnh (Nguyễn Văn Bình và ctv., 1996). Theo Peng et al. (2008), có thể diệt BXM trên cây điều bằng thuốc thuộc nhóm Cúc tổng hợp như Alpha Cypermethrin. Ngoài ra, còn có thuốc nhóm Pyrethroid; Selecron; Kiyazinon… cũng có hiệu quả cao đối với BXM.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja (Trang 26)