Kích kháng và phản ứng của cây trồng chống lại côn trùng gây hại

Một phần của tài liệu khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja (Trang 29)

Phương pháp kích kháng trên cây trồng là một công cụ quan trọng trong quản lý côn trùng và mầm bệnh (Thaler, 1999). Hiệu quả của kích kháng có thể thay đổi tùy theo mô, loại cây trồng, giống và các tác nhân kích kháng (Phạm Văn Kim, 2002).

Cây trồng luôn tiến hóa với nhiều chiến lược phức tạp khác nhau để tự bảo vệ chống lại các mầm bệnh, côn trùng gây hại và động vật ăn thực vật nói chung. Dựa trên tính năng hình thái: bất cứ loài côn trùng ăn thực vật nào cũng phải tiếp xúc với bề mặt cây ký chủ của chúng để gây hại. Do đó, các tính năng vật lý và hóa học trên bề mặt thực vật là yếu tố quyết định đến tính kháng của của chúng (Schaller, 2008).

Ở thực vật có 2 phương thức phòng vệ là phòng vệ trực tiếp và phòng vệ gián tiếp. Trong đó, phòng vệ trực tiếp là phản ứng phòng vệ chống lại kẻ thù bằng cách tăng cường sản xuất một số sản phẩm thứ cấp như: glucosinolate, glucoside cyanogenic, alkaloid, phenolic, và các enzyme ức chế proteinase (PIs), chúng có chức năng như là độc tố, chất xua đuổi, hoặc chất có tác dụng kháng tiêu hóa (Hamm, 2011; Howe and Jander, 2008). Vì thế, phòng vệ trực tiếp có ảnh hưởng đến vị trí đẻ trứng, tính ăn, tỷ lệ sống và sức sinh sản của côn trùng gây hại. Phòng vệ gián tiếp bằng cách tiết ra những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (từ lá xanh hay mật hoa) để thu hút những kẻ thù tự nhiên của côn trùng gây hại (Bandyopadhayay, 2011). Các nhóm chất hữu cơ bay hơi chính được cây trồng tiết ra từ lá gồm terpene và phenolic. Cho đến nay, sự phòng vệ cả trực tiếp và gián tiếp của cây trồng đối với côn trùng đều được cảm ứng bằng cả 3 con đường tín hiệu là SA, JA và Ethylen (Schaller, 2008).

Bên cạnh sự tấn công của côn trùng, các phản ứng kích kháng có thể được kích hoạt khi cây được xử lý với một số chất hóa học khơi gợi phản ứng. Trong đó, axít salicylic và các dẫn xuất của nó đóng vai trò như các phân tử tín hiệu, tạo ra một loạt các phản ứng của gen tham gia vào cơ chế phòng thủ (Höglund, 2010).

Một phần của tài liệu khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja (Trang 29)