Hiệu lực của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ (A calamus) đối với ấu

Một phần của tài liệu khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja (Trang 45)

7. Hoạt chất Abamectin

3.3.Hiệu lực của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ (A calamus) đối với ấu

trùng (H. theivora), trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.3: kết quả khảo sát hiệu quả của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ

(Acorus calamus) lên ấu trùng (H. theivora).

T0C = 28 – 29; RH% = 62 - 67 Nồng độ

(%)

Hiệu lực dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ (%) 1 NSXL 3 NSXL 5 NSXL 7NSXL 0,1 0,0c 12,5ab 12,5b 13,1c 0,2 5,0b 10,0b 12,5b 12,8c 0,4 12,5ab 15,0ab 27,5a 31,1b 0,8 17,5a 20,0a 40,0a 56,7a F * * ** ** CV (%) 34,4 19,8 18,6 28,7

Ghi chú: Trung bình qui đổi trở lại của arsin ; Các số trong cùng một cột có chữ cái

theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Duncan; NSXL: ngày sau xử lý;

*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% . **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Kết quả bảng 3.3 cho thấy: ở thời điểm 1 NSXL nghiệm thức xử lý dịch trích của cây thủy xương ở nồng độ 0,8% cho hiệu quả cao nhất với hiệu lực phòng trị 17,5% và khác biệt ý nghĩa 5% so với hai nghiệm thức 0,1 và 0,2% và không khác biệt với nghiệm thức 0,4% với hiệu lực phòng trị 12,5%. Và nghiệm thức 0,1% chưa thể hiện hiệu lực đối với ấu trùng BXM.

Tại thời điểm 3 NSXL, hiêụ lực của dịch trích TXB ở các nghiệm thức đều cho thấy hiệu quả phòng trị và tăng dần theo thời gian quan sát, với nghiệm thức 0,8% tăng 2,5% với hiệu lực phòng trị 20,0% đạt hiệu quả cao nhất và khác biệt ý nghĩa 5% so với nghiệm thức 0,2% đạt hiệu lực phòng trị là 10,0%. Nhưng không khác biệt so với 2 nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức 0,1% bắt đầu cho thấy hiệu lực gây chết đạt 12,5%, cùng với nghiệm thức 0,4% tăng 3% đạt hiệu lực phòng trị là 15,0%.

Sau 5 NGXL, 2 nghiệm thức 0,1% và 0,2% có hiệu lực phòng trị tương đương nhau là 12,5% theo thống kê và hiệu lực phòng trị ở 2 nghiệm thức 0,4 và 0,8% tăng mạnh cùng khác biệt ý nghĩa 1% so với 2 nghiệm thức 0,1% và 0,2%. Đến thời điểm 7

NSXL, nghiệm thức 0,8% vẫn cho hiệu quả cao nhất đạt 56,7%, thấp nhất vẫn là 2 nghiệm thức 0,1% và 0,2% với hiệu lực tương đương nhau là 13,1% và 12,8%. Nghiệm thức 0,8% cho thấy sự khác biệt ý nghĩa 1% so với các nồng độ 0,1%; 0,2% và 0,4% có hiệu lực thuốc lần lượt là 13,1%; 12,8% và 31,1%.

Tất cả các nghiệm thức đều thể hiện hiệu lực gây chết trên ấu trùng BXM và tăng dần theo thời gian.

Xác của ấu trùng BXM sau khi bị nhiễm dịch trích TXB, có màu vàng nâu, vàng đen, thời gian sau chuyển sang màu sậm hơn và dần sang màu đen, và các chân bị co lại (Hình 3.2).

Theo Balakumbahan et al. (2010), asarone có ảnh hưởng đối với 4 loài côn trùng gây hại trong nông nghiệp: rầy nâu (Nilaparvata lugens), ấu trùng tuổi 3 sâu tơ

(Plutella xylostella), thành trùng cái của rệp xanh trên đào (Myzus persicae) và ấu

trùng tuổi 3 của sâu bướm (Spodoptera litura)ở các nồng độ 1.000, 500 và 250 ppm. Vì trong dịch trích của loại cây TXB có chứa những hợp chất như: phenylpropen, cis và trans-asarone đóng vai trò như một loại thuốc trừ sâu (Nitbani et al., 2012).Ngoài ra, chúng còn có khả năng diệt trừ ruồi, muỗi và ấu trùng của tuyến trùng rễ cây (Raja

et al., 2009).

Hiệu lực gây chết của dịch trích TXB Acorus calamus đã được ghi nhận với hai thành phần chủ yếu là β-asarone và α-asarone chiếm tỷ lệ lần lượt là 46,8% - 85,6% và 6,8% - 9,7% (Lê Chí Hùng, 2010; Singh et al., 2010), và có cơ chế tác động gây ức chế tăng trưởng, gây độc, gây ngán ăn với ấu trùng bộ cánh vảy (Lepidoptera) (Nguyễn Nhật Thanh, 2013; Nguyễn Thị Bé 2013).

Hình 3.2: Ảnh hưởng của dịch trích thân rễ cây thủy xương bồ (Acorus

3.4. Hiệu lực của dịch trích hạt neem (Azadirachta indica) đối với ấu trùng (H. theivora), trong điều kiện phòng thí nghiệm.

Bảng 3.4: kết quả khảo sát hiệu quả của dịch trích hạt neem (A. indica) lên ấu trùng H. theivora. T0C = 28 – 30; RH% = 64 - 68 Nồng độ (%) Hiệu lực dịch trích hạt neem (%) 1 NSXL 3 NSXL 5 NSXL 7 NSXL 0,1 2,5b 5,0b 5,3c 10,6c 0,2 12,5a 15,0ab 21,4b 32,5b 0,4 15,0a 17,8ab 24,2b 44,4b 0,8 27,5a 35,6a 48,3a 72,8a F CV (%) ** 27,5 ** 25,4 ** 19,9 ** 16,9

Ghi chú: Trung bình qui đổi trở lại của arsin ; Các số trong cùng một cột có chữ

cái theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử Dunca; NSXL: ngày sau xử lý.

*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% .

**: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.

Theo bảng 3.4: ở 1 NSXL, các nghiệm thức xử lý dịch trích hạt neem đều cho hiệu lực phòng trị BXM tương đối cao, trong đó cao nhất là nghiệm thức 0,8% đạt 27,5%, tiếp theo là 0,4% và 0,2% lần lượt với 15,0% và 12,5% các nghiệm thức cùng khác biệt ý nghĩa 1% so với nghiệm thức 0,1% có hiệu lực thấp nhất là 2,5%.

Tại thời điểm 3 NSXL, nghiệm thức 0,8% vẫn đạt hiệu lực phòng trị cao nhất tăng 8,1% (35,6%) khác biệt ý nghĩa 1% với nghiệm thức 0,1%. Các nghiệm thức còn lại cũng tăng nhẹ tương đương nhau là 2 nghiệm thức 0,2% (15,0%) và 0,4% (17,8%) không khác biệt so với nghiệm thức 0,8%.

Ở thời điểm 5-7 NSXL, hiệu lực của các nghiệm thức trong phòng trị BXM tỷ lệ thuận với nồng độ các dịch trích và tăng cao rõ rệt, ở nồng độ 0,8% vẫn đạt hiệu lực cao nhất lần lượt là 48,3% (5 NSXL) và 72,8% (7 NSXL) và khác biệt ý nghĩa 1% so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức thấp hơn tương đương nhau vẫn là 0,2% và

0,4% với 21,4% và 24,2% tại thời điểm 5 NSXL và 32,5% và 44,4% tại thời điểm 7 NSXL. Cuối cùng nghiệm thức có nồng độ thấp nhất 0,1% cũng cho hiệu quả phòng trị thấp nhất với hiệu lực phòng trị 5,3% (5 NSXL) và 10,6% (7 NSXL). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn chung, dịch trích của cây neem ở các nồng độ đều cho hiệu quả gây chết BXM tương đối cao và mức độ gây chết tỷ lệ thuận với nồng độ của dịch trích, nồng độ càng cao thì hiệu lực gây chết càng lớn và ngược lại.

Ấu trùng của BXM sau khi nhiễm dịch trích cây neem có dấu hiệu yếu dần, di chuyển chậm chạp và một số ấu trùng có hiện tượng khó lột xác. Sau khi chết cơ thể ấu trùng BXM hóa nâu (Hình 3.3).

Hợp chất Azadirachtin trong neem có tác dụng lên côn trùng về mặt sinh sản, ức chế hành vi ăn uống bình thường và cả về mặt sinh lý như: giảm tăng trưởng, tăng tỷ lệ tử vong và lột xác bất thường và muộn (Mordue and Nisbet, 2000).

Theo Nguyễn Tiến Thắng và ctv. (2005), dịch chiết neem – ethanol có hiệu lực gây chết mạnh nhất (LC50 = 1,21%), dịch chiết neem – nước có hiệu lực gây chết yếu nhất (LC50 = 5,67%). Dịch chiết neem – n-hexane gây biến dạng nhiều nhất (31,5%), dịch chiết neem – nước gây biến dạng ít nhất (21,6%). Methanol được cho là dung môi chiết xuất azadirachtin tốt nhất (Vũ Văn Độ và Nguyễn Tiến Thắng, 2007).

Một phần của tài liệu khảo sát tính kích kháng của một số hóa chất và so sánh hiệu lực gây chết của dịch trích thủy xương bồ (acorus calamus linn) và dịch trích hạt neem (azadirachta indica a. juss) đối với bọ xít muỗi (helopeltis theivora) trên cây ổi không hạt (psidium guaja (Trang 45)