Quản lý chặt chẽ việc doanh nghiệp kê khai thuế, việc doanh

Một phần của tài liệu quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 84)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.1.Quản lý chặt chẽ việc doanh nghiệp kê khai thuế, việc doanh

sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng.

Chi cục thuế bằng nhiều hình thức, biện pháp phải phối hợp thường xuyên hơn nữa, chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng, với chính quyền các phường soát xét tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế, tránh tình trạng bỏ sót. Cần xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sở Kế hoạch đầu tư) - Cơ quan cấp đăng ký mẫu của DN (cơ quan công an) - Cơ quan Thuế, nhằm nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng và chính xác tình trạng các DN.

Theo đó, khi cấp mã số thuế cho DN, cơ quan thuế phải tổ chức thường xuyên chính sách thuế, hỗ trợ tư vấn thuế cho người đại diện theo pháp luật của DN. Nếu DN kê khai thuế chậm thì sẽ thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống giáo dục, cơ quan quản lý thu và dưới nhiều hình thức phong phú để tuyên truyền, giáo dục NNT, giúp họ hiểu biết đầy đủ các chính sách thuế, trách nhiệm pháp luật để nâng cao ý thức tự giác, chấp hành nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của pháp luật. Hướng dẫn kịp thời, đầy đủ các thủ tục kê khai, tính thuế, lập hồ sơ miễn giảm thuế, quyết toán thuế và nộp thuế vào NSNN để NNT tự giác thực hiện tốt các nghĩ vụ thuế với Nhà nước, giảm thiểu các sai sót do không hiểu biết gây ra.

Lập bộ hồ sơ quản lý thuế đối với doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm theo các tiêu chí rõ rang về doanh thu, chi phí, số thuế kê khai phải nộp, số thuế đã nộp.

Trong quá trình thực hiện quản lý kê khai, tính thuế đối với các DN, phải loại trừ thuế GTGT đầu vào đối với các hóa đơn kê khai bị tẩy xóa,

không ghi mã số thuế, tính thêm thuế GTGT đầu ra đối với các trường hợp hóa đơn ghi thuế suất thấp hơn quy định… để nhằm phát hiện các gian lận trong kê khai thuế GTGT của DN. Quản lý hóa đơn chứng từ trong mua bán HHDV là một nhân tố quan trọng để CQT quản lý được doanh thu, chi phí, các loại thuế. Điều này đòi hỏi ngành thuế phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dung khi mua hàng phải có hóa đơn bán hàng, có biện pháp kiên quyết với những đối tượng có hành vi khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ mà không cấp hóa đơn cho người mua hàng, hoặc mua với giá trị lớn nhưng ghi hóa đơn với giá trị thấp hơn nhằm mục đích trốn thuế. Việc kiểm tra, xác minh, đối chiếu hóa đơn cần được CQT quan tâm thường xuyên, đặc biệt là việc lưu hành hóa đơn giữa tình này với tình khác. Trường hợp đột xuất khi có phát sinh thuế đầu vào lớn thì CQT phải kịp thời đối chiếu xác minh hóa đơn giữa đối tượng mua và đối tượng bán. CQT cần phải xử phạt nghiêm minh đối với những đối tượng ghi không đúng, không đủ, sai lệch các tiêu chí trên hóa đơn.

Các bộ phận có liên quan đến kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ thuế của DN cần có kế hoạch cụ thể, kiểm tra đột xuất, bất ngờ đặc biệt là về việc kiểm tra kê khai, tính thuế tại doanh nghiệp việc thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ thuế tại doanh nghiệp, để có biện pháp uốn nắn, hướng dẫn cho doanh nghiệp chấp hành đúng chế độ hóa đơn chứng từ theo luật định. Giải pháp cho vấn đề này, CQT cần phải phối hợp với các cơ quan công an để kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về chế độ quản lý, sử dụng hóa đơn, yêu cầu các doanh nghiệp phải tự kiểm tra nội bộ, mua bán HHDV phải ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán. Đề ra lộ trình cho các DN trong giao dịch, mua bán bắt buộc phải thanh toán qua ngân hàng, các tổ chức tín dụng.

CQT cần đẩy mạnh triển khai công nghệ tin học vào tất cả các khâu quản lý thuế và đặc biệt là quản lý NNT, khai thuế, tính thuế, cần khuyến

khích thực hiện việc kê khai thuế qua mạng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT.

4.4.2 Quản lý thủ tục hoàn thuế

Việc hướng dẫn và kiểm tra hồ sơ hoàn thuế cần được nâng cao giúp DN nắm bắt được và tự kiểm tra trước khi gửi hồ sơ hoàn thuế tới cơ quan thuế. Bởi số thuế không được hoàn của các DN chủ yếu là do việc kê khai khấu trừ sai của hàng hóa dịch vụ mua vào và kê khai khấu trừ sai thuế GTGT của tài sản cố định trong DN.

Cần tiếp tục cải cách thủ tục hoàn thuế theo hướng đơn giản về mặt thủ tục và nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp; khắc phục và chấm dứt tình trạng “xin cho” trong việc hoàn thuế. Theo đó, cần hướng dẫn rõ các thủ tục, hồ sơ về hoàn thuế để doanh nghiệp nắm được và thực hiện. Chi cục thuế căn cứ vào hồ sơ của doanh nghiệp phải hoàn thuế trong thời gian quy định mà không cần phải ra quyết định, các trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì phải thông báo cho doanh nghiệp biết.

Minh bạch các đối tượng hoàn thuế: Chi cục thuế thành phố Bắc Ninh cần liệt kê những doanh nghiệp thuộc diện rủi ro cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ như: doanh nghiệp địa phương khác kinh doanh, bán lẻ sản phẩm, hàng hoá không phải sản xuất ở địa phương đó; doanh nghiệp có vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu nhỏ hơn so với quy mô kinh doanh, sản xuất và số thuế đề nghị hoàn; doanh nghiệp kinh doanh thương mại không có các cơ sở vật chất như: Nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng, phương tiện vận tải, hệ thống các cửa hàng... Doanh nghiệp kinh doanh thương mại mua hàng hoá phục vụ xuất khẩu chủ yếu từ doanh nghiệp kinh doanh thương mại mua hàng hoá, doanh nghiệp mới thành lập; Tổ chức, cá nhân thu gom hàng hoá là nông lâm thuỷ sản không chịu thuế GTGT đầu vào; Doanh nghiệp thực hiện thanh toán hàng hoá dịch vụ xuất khẩu từ tài khoản vãng lai... Theo đó, các trường hợp này, Chi cục thuế phải có văn bản đề nghị người nộp thuế giải trình, bổ sung làm

căn cứ quyết định hoàn thuế. Với trường hợp người nộp thuế không giải trình, bổ sung hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng, có dấu hiệu gian lận hoàn thuế thì phải chuyển hồ sơ sang diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định.

Ngoài ra, với trường hợp người nộp thuế có số thuế hoàn tăng đột biến (trên 10% so với cùng kỳ năm trước), có dấu hiệu rủi ro trong hoàn thuế, Chi cục thuế cần xác định rõ nguyên nhân, qua đó tập trung kiểm tra trước, sau hoàn thuế kết hợp với kiểm tra, thanh tra toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghĩa vụ nộp các loại thuế khác của người nộp thuế, tránh tình trạng lợi dụng gian lận hoàn thuế gây thất thu NSNN. Đồng thời, Chi cục thuế sẽ căn cứ kết quả kiểm tra sau hoàn thuế nếu phát hiện khai sai, gian lận, trốn thuế bao gồm cả việc không thực hiện thanh toán qua ngân hàng và không cung cấp được chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo đúng thời hạn thì phải thu hồi lại số tiền thuế GTGT đã hoàn có liên quan, đồng thời xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định.

Một phần của tài liệu quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tại chi cục thuế thành phố bắc ninh (Trang 84)