Công tác tổ chức nguồn tài trợ VLĐ tại công ty trong những năm qua

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Ba Sao Việt Nam (Trang 46)

b. Đặc điểm đầu ra

2.2.2.2 Công tác tổ chức nguồn tài trợ VLĐ tại công ty trong những năm qua

qua

Nguồn hình thành VLĐ:

Nếu căn cứ vào thời gian huy động vốn và sử dụng vốn thì vốn lưu động của công ty được hình thành từ 2 nguồn là nguồn vốn lưu động thường xuyên (lấy từ nguồn dài hạn) và nguồn vốn lưu động tạm thời (được lấy từ nguồn vốn ngắn hạn).

Nguồn vốn lưu động tạm thời = Nợ ngắn hạn

Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn + Đầu năm 2012: NVLĐTX = - 3,291 triệu đồng.

+ Cuối năm 2012: NVLĐTX = 22,165 triệu đồng

Tại thời điểm đầu năm 2012, nguồn VLĐ thường xuyên là mang dấu âm với giá trị 3,290 triệu đồng, chiếm -5.8% tổng nguồn VLĐ. Đến thời điểm cuối năm 2012 nguồn này là 22,165 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26.88% và so với đầu năm tăng 25,456 triệu đồng.

Nguồn VLĐ tạm thời bằng nợ ngắn hạn.

+ Đầu năm 2012, NVLĐTT = 60,022 triệu đồng, chiếm 99.98%,

+ Cuối năm 2012, NVLĐTT = 60,288 triệu đồng chiếm 65.18%, so với đầu năm tăng 266 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 0.44%.

Qua Bảng 2.5 dưới đây, ta thấy vốn lưu động của công ty được tài trợ chủ yếu là từ nguồn vốn lưu động tạm thời và phần còn lại là được tài trợ bởi nguồn vốn lưu động thường xuyên. Tỷ trọng nguồn vốn lưu động tạm thời trong tổng nguồn vốn chiếm trên 70% điều đó chứng tỏ trong kỳ công ty sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho vốn lưu động là chủ yếu. Cách này có thể giúp công ty giảm mức chi phí sử dụng vốn và khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu của mình nếu như tỷ suất sinh lời của tài sản (ROAE) cao hơn chi phí lãi vay. Ngược lại nó có thể dẫn công ty

đến tình trạng khó khăn trong thanh toán nếu như vay nợ nhiều mà kinh doanh không hiệu quả.

Bảng 2.5: NGUỒN VLĐ TẠI CÔNG TY NĂM 2012

Đơn vị tính: Trđ

Nguồn VLĐ Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tổng nguồn 56,731 100.00% 82,453 100.00% 25,722 45.34% I. Nguồn VLĐTX (3,291) -5.80% 22,165 26.88% 25,456 -773.50% II. Nguồn VLĐ tạm thời 60,022 105.80% 60,288 73.12% 266 0.44%

1.Vay ngắn hạn 21,070 35.10% 12,746 21.14% (8,324) -39.51%

2.Phải trả cho người bán 35,987 59.96% 31,569 52.36% (4,418) -12.28% 3.Người mua trả tiền

trước 615 1.02% 13,711 22.74% 13,096 2129.43%

4.Thuế và CKPNNN 1,305 2.17% 1,149 1.91% (156) -11.95%

5.Các khoản PTPN khác 1,045 1.74% 1,113 1.85% 68 6.51%

(Nguồn theo báo cáo tài chính của công ty )

Nguồn vốn lưu động tạm thời bao gồm có vay ngắn hạn, phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước, các khoản phải trả phải nộp khác trong đó:

+ Nguồn vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao. Ở thời điểm đầu năm 2012, nguồn vốn này là 21,070 triệu đồng chiếm 35.10% tổng nguồn vốn lưu động tạm thời, và cuối năm nguồn vốn này giảm 8,324 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 39.51% và chiếm tỷ trọng 21.14% trong nguồn VLĐ tạm thời. Như vậy về cuối năm công ty đã giảm việc huy động vốn vay ngắn hạn, công ty cần xem xét việc sử dụng vốn lưu động với việc huy động nguồn tài trợ này để thu được hiệu quả tốt.

+ Nguồn phải trả người bán chiếm tỷ trọng lớn. Tại thời điểm cuối năm 2012 là 31,569 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52.36% giảm 4,418 triệu đồng so với thời điểm đầu năm 2012, tương ứng với tỷ lệ giảm 12.28%. Như vậy công ty đã thu hẹp vốn chiếm dụng từ nhà cung cấp, thanh toán các khoản nợ cho người bán, nâng cao uy

tín của công ty. Bởi công ty phải cân nhắc kỹ lưỡng khoản nợ này vì nhìn bề ngoài dường như công ty không phải trả lãi, song thực chất bên trong công ty phải chịu các điều kiện ràng buộc từ phía nhà cung cấp (chẳng hạn phải mua với giá cao, số lượng nhiều).

+ Cuối năm 2012, khoản người mua trả tiền trước là 13,711 triệu đồng chiếm 22.74% tăng 13,096 triệu đồng so với đầu năm tương ứng với tỷ lệ tăng 2,129.43%. Công ty cần phải đáp ứng được yêu cầu khách hàng để đảm bảo uy tín của công ty.

+ Thuế và các khoản phải trả phải nộp nhà nước, đầu năm là 1,035 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2.17%, và đến cuối năm khoản này giảm còn 1,149 triệu đồng. Khoản này chiếm tỷ trọng không đáng kể, tuy nhiên đây cũng là khoản chiếm dụng hợp pháp giúp công ty đáp ứng được nhu cầu VLĐ của công ty mình.

+ Các khoản phải trả, phải nộp khác, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong nguồn vốn lưu động tạm thời.

Năm 2012, nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời của Công ty đều tăng, nhưng mức tăng của nguồn vốn lưu động tạm thời là không đáng kể. Như vậy có thể thấy Công ty đã tăng cả nợ ngắn hạn và nguồn dài hạn (đặc biệt là nguồn vốn dài hạn) để bổ sung vốn lưu động. Tính đến cuối năm 2012, tỷ trọng nguồn VLĐ thường xuyên trong tổng nguồn vốn lưu động là 26.88% và tỷ trọng nguồn VLĐ tạm thời trong tổng nguồn vốn lưu động là 73.12%. Điều đó cho thấy công ty đã thận trọng hơn trong chính sách tài trợ nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp so với thời điểm đầu năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Ba Sao Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w