0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH BA SAO VIỆT NAM (Trang 35 -35 )

b. Đặc điểm đầu ra

2.2.1.1 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty cho ta biết được cơ cấu tài sản hiện tại và nguồn hình thành tài sản của Công ty, từ đó thấy được cơ cấu tài sản, nguồn vốn huy động được là hợp lý hay chưa? Công ty được đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn tự có bên trong hay phu thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài? Qua đó đánh giá thực trạng tài chính của Công ty.

Qua bảng 2.2 ở trang sau, ta có một số nhận xét như sau:

 Về Tài sản: Tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều so với tài sản dài hạn nên số vốn lưu động cũng luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn cố định. Dù với công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì tài sản cố định chiếm phần nhỏ nhưng với tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản xấp xỉ khoảng 3% thì cho thấy cơ cấu tài sản của công ty chưa được hợp lý.

Trong giai đoạn 2010 – 2012 tổng tài sản của Công ty tăng 14,618 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 20.8%. Trong đó tài sản lưu động tăng 14,764 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 21.81% và tài sản dài hạn giảm 145,741 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 5.62%. Đi sâu vào xem xét khoản mục vốn lưu động thì hàng tồn kho tãng qua các nãm nhýng tãng nhiều vào nãm 2012 với tỷ lệ so với nãm 2010 là 48.21% týõng ðýõng với số tuyệt ðối là 16,768 triệu đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 544 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 54.37%, các khoản phải thu giảm 9,769 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 31.69%. Như vậy có thể thấy năm 2012 là năm tình hình kinh doanh của công ty không được thuận lợi với mức hàng tồn kho tăng cao, quy mô của công ty có xu hướng bị thu hẹp.

 Về Nguồn vốn: Nguồn vốn của Công ty được hình thành từ 2 nguồn là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay, trong đó vốn vay chiếm tỷ trọng cao.

Năm 2010 và năm 2011 nợ phải trả chiếm hơn 100% tổng nguồn vốn và vốn chủ sở hữu ở mức âm do lợi nhuận chưa phân phối âm. Tổng nguồn vốn năm 2011 giảm 11,295 triệu đồng (16.07%) do nợ phải trả giảm 10,495 triệu đồng (14.88%) và vốn chủ sở hữu giảm 799 triệu (339.02%)

So với năm 2011, bước sang năm 2012 tổng nguồn vốn tăng do vốn chủ sở hữu tăng 25,647 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ -2478.43% và nợ phải trả giảm 12,399 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 16.82%. Điều này có thể thấy trong năm 2012 công ty đã tăng vốn chủ sở hữu đồng thời giảm vốn vay để điều chỉnh lại cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn (với 71.01% là nợ vay và vốn chủ sở hữu chiếm 28.99%, cơ cấu này là an toàn hơn rất nhiều so với năm 2010 và 2011 khi nợ vay chiếm hơn 100%). Đây là một lựa chọn hợp lý khi nền kinh tế trong nước nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung đang gặp nhiều khó khăn.

(Nguồn: Theo báo cáo tài chính của công ty) Đơn vị tính: Trđ NỘI DUNG 2010 Tỷ trọng % 2011 Tỷ trọng % 2012 Tỷ trọng % A. Tài sản ngắn hạn 67,689 96.31% 56,731 96.18% 82,453 97.12%

I.Tiền và tương đương tiền 1,001 1.42% 808 1.37% 15,453 18.20%

II.Các khoản ĐTTC ngắn hạn 0.00% 0.00% 0.00%

III. Các khoản phải thu 30,828 43.86% 17,638 29.90% 21,059 24.80%

IV. Hàng tồn kho 34,782 49.49% 37,143 62.97% 51,551 60.72%

V. Tài sản ngắn hạn khác 1,007 1.43% 1,142 1.94% 8,298 9.77%

B. Tài sản dài hạn 2,592 3.69% 2,256 3.82% 2,447 2.88%

I.Các khoản phải thu dài hạn 0.00% 0.00% 0.00%

II.Tài sản cố định 2,092 2.98% 1,756 2.98% 1,947 2.29%

III.Các khoản ĐTTC dài hạn 500 0.71% 500 0.85% 500 0.59%

IV.Tài sản dài hạn khác 0.00% 0.00% 0.00% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 70,282 100.00% 58,987 100.00% 84,900 100.00% A.Nợ phải trả 70,517 100.33% 60,022 101.75% 60,288 71.01% I.Nợ ngắn hạn 70,517 100.33% 60,022 101.75% 60,288 71.01% II.Nợ dài hạn 0 0.00% 0.00% 0.00% B.Vốn chủ sở hữu (235) -0.33% (1,035) -1.75% 24,612 28.99% I.Vốn chủ sở hữu (235) -0.33% (1,035) -1.75% 24,612 28.99%

II.Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00% 0.00% 0.00%

Nợ phải trả của Công ty là nợ ngắn hạn, cho thấy công ty không có áp lực về nghĩa vụ trả nợ dài hạn nhưng áp lực về nghĩa vụ thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty là khá cao. Từ năm 2010 – 2012 nợ ngắn hạn giảm 10,229 triệu đồng, nợ ngắn hạn giảm chủ yếu là do các khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán giảm. Các khoản người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động tăng, nhưng mức tăng nhỏ hơn khiến tổng nợ ngắn hạn giảm.

Vốn chủ sở hữu tăng là do tăng vốn góp nguồn vốn tài trợ doanh nghiệp trước tiên huy động từ nguồn nội bộ đảm bảo tính tự chủ, an toàn về mặt tài chính.

Xét tới cơ cấu nguồn vốn của Công ty:

Theo quan hệ sở hữu vốn: Trong tổng nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2010 - 2012 nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn chủ sở hữu, nhưng đến năm 2012 tỷ lệ này có chiều hướng tốt hơn. Nếu cuối năm 2010 nợ phải trả chiếm tỷ trọng 100.33%, cuối năm 2011 là 101.75% thì đến cuối năm 2010 tỷ lệ này là 71.01% trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty.

Một số chỉ tiêu đánh giá mức độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty năm 2010:

Thời điểm đầu năm 2010 Công ty có hệ số nợ 0.98 trong khi hệ số vốn chủ là 0.02. Hai hệ số cho thấy 1 đồng vốn đem vào kinh doanh thì có 0.98 đồng do vay nợ và 0.02 đồng vốn chủ sở hữu. Đến cuối năm 2010 tình trạng này còn xấu đi khi hệ số nợ là 1.0033, hệ số VCSH là - 0.0033, hệ số đảm bảo nợ là -0.0033.

Sang đến năm 2012:

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

1. Hệ số nợ 0.98 1.0033

Cuối năm 2012, công ty có hệ số nợ 0.7101 và hệ số vốn chủ là 0.2899. Hệ số này cho biết 1 đồng vốn đem vào kinh doanh thì có 0.7101 đồng do vay nợ và 0.2899 đồng vốn chủ sở hữu, hệ số đảm bảo nợ đã được cải thiện lên mức 0.4083. Có thể thấy bằng việc bổ sung vốn chủ sở hữu công ty đã có được cơ cấu nguồn vốn an toàn hơn hai năm trước đó là 2010 và 2011, cụ thể như sau:

Sơ đồ 1 : Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của công ty đầu năm 2012 Tài sản ngắn hạn : 56,731 triệu đồng Tỷ trọng : 96.18% Nguồn vốn ngắn hạn : 60.022 triệu đồng Tỷ trọng: 101.75% Tài sản dài hạn: 2.255 triệu đồng Tỷ trọng: 3.28% Nguồn vốn dài hạn: (1.034) triệu đồng Tỷ trọng: -1.75%

Sơ đồ 2 : Sơ đồ tài trợ vốn kinh doanh của công ty cuối năm 2012 Tài sản ngắn hạn : 82,453 triệu đồng Tỷ trọng: 97.12% Nguồn vốn ngắn hạn : 60,288 triệu đồng Tỷ trọng: 71.01 % Tài sản dài hạn: 2,447 triệu đồng Tỷ trọng: 2.88% Nguồn vốn dài hạn: 24,611 triệu đồng Tỷ trọng: 28.99%

Qua hai sơ đồ ta thấy rằng cả đầu năm 2012, tài sản dài hạn và ngắn hạn của Công ty đều được tài trợ hoàn toàn bởi nguồn vốn ngắn hạn. Đến cuối năm thì nguồn vốn dài hạn đã tài trợ được cho toàn bộ tài sản dài hạn của công ty và một

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm

1. Hệ số nợ 1.0175 0.7101

phần tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Nếu tại thời điểm đầu năm, vốn lưu động được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn thì cuối năm 2012, nguồn vốn dài hạn đã tài trợ được cho tài sản lưu động 22,164 triệu đồng (chiếm 26.88% tài sản lưu động). Như vậy xét đến tính ổn định của nguồn tài trợ đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và độ an toàn của công ty năm 2012 đã được cải thiện. Nhưng việc sử dụng một phần nguồn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ làm cho chi phí sử dụng vốn cao hơn.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH BA SAO VIỆT NAM (Trang 35 -35 )

×