Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Ba Sao Việt Nam (Trang 41)

b. Đặc điểm đầu ra

2.2.1.2Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận:

Từ số liệu của bảng 2.3 có thể đưa ra một số nhận xét sau:

+ Tình hình kinh doanh của công ty có xu hướng xấu đi trong giai đoạn 2010 – 2012, biểu hiện qua các chỉ tiêu doanh thu thuần giảm, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh luôn âm ở mức cao.

Bảng 2.3: BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH DẠNG SO SÁNH NGANG CỦA CÔNG TY

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Chênh lệch 2011 -2012 Số tiền Tỷ lệ (%) 1.Tổng doanh thu 88,378 71,884 65,014 (6,870) -9.56% 2.Các khoản giảm trừ 960 1,080 621 (459) -42.50%

3.Doanh thu thuần 87,418 70,804 64,393 (6,411) -9.05%

4.Giá vốn hàng bán 73,118 54,451 50,088 (4,363) -8.01%

5.Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 14,310 16,353 14,305 (2,048) -12.52%

6.Doanh thu hoạt động tài chính 18 215 54 (161) -74.88%

7.Chi phí hoạt động tài chính 6,064 4,201 2,233 (1,968) -46.85% 8.Chi phí bán hàng

9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,433 13,166 13,035 (131) -0.99% 10.Lợi nhuận thuần từ HĐKD (1,169) (799) (909) (110) 13.77% 11.Thu nhập khác

12.Chi phí khác 24 24

13.Lợi nhuận khác (24) (24)

thuế

15.Thuế thu nhập doanh nghiệp

17.Lợi nhuận sau thuế (1,169) (799) (933) (134) 16.77%

(Nguồn theo báo cáo tài chính công ty)

Lợi nhuận sau thuế của công ty luôn âm trong giai đoạn từ năm 2010 - 2012: Năm 2010 là (1,169) triệu đồng, năm 2011 giảm còn là (799) triệu đồng và đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế lại tăng tới con số (933) triệu đồng với tỷ lệ 16.77% so với năm 2011, đó là do sự thay đổi về doanh thu và chi phí trong hoạt động của doanh nghiệp.

Về doanh thu thuần: Doanh thu thuần của doanh nghiệp giảm qua các năm. Trong giai đoạn 2010 – 2012, doanh thu thuần giảm 23,025 triệu đồng (tương đương với 26.34%), do cả tổng doanh thu và các khoản giảm trừ đều có xu hướng giảm. Do không có số liệu cụ thể về sản lượng tiêu thụ cũng như giá bán của hàng hóa ta chưa thể xác định ảnh hưởng của giá và sản lượng đến sự giảm doanh thu. Nhưng trong điều kiện kinh tế suy thoái nguyên nhân chính có thể dẫn đến giảm doanh thu của công ty là do sản lượng tiêu thụ giảm, ta có thể thấy qua sự tăng lên của hàng tồn kho.

Giá vốn hàng bán năm 2012 giảm 23,030 triệu đồng so với năm 2010 (tương ứng với 31.50%) và giảm 4,363 triệu đồng (ứng với 8.01%) so với năm 2011, bên cạnh đó và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh, cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng 3,602 triệu đồng (tương ứng với 38.19% so với năm 2010. Tuy có giảm so với năm 2011 nhưng con số này là không đáng kể: giảm 131 triệu đồng tương ứng với 0.99%. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong 2 năm qua tăng mạnh do sự tăng lên của các chi phí khác bằng tiền (tổ chức nhiều hội nghị khách hàng, ngoài ra chi phí tiếp khách, chi phí mua hồ sơ thầu, cước hàng không, phí thông quan, cước phí vận chuyển hàng hoá nhập đều tăng) bên cạnh đó trong năm qua công ty tăng lương cho cán bộ công nhân viên, từ đó làm cho chi phí tăng mạnh.

hàng bán có sức giảm nhanh hơn sức giảm của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ về số tương đối nhưng gần như là tương đương về số tuyệt đối. Nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng mạnh khiến lợi nhuận của doanh nghiệp, trong khi tình hình kinh doanh bị thu hẹp do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế công ty cần chú ý xem xét lại vấn đề này.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có thêm hoạt động tài chính. Tuy nhiên lợi nhuận từ hoạt động tài chính của công ty không cao trong khi chi phí tài chính, trong đó có chi phí lãi vay lại cao hơn rất nhiều, dù trong giai đoạn 2010 – 2012, chi phí tài chính của công ty đã có một lượng giảm đáng kể là 3,831 triệu đồng (63.18%). Năm 2012 nếu doanh thu tài chính là 215 triệu đồng thì chi phí tài chính của công ty lên tới 4,201 triệu trong đó có 2,693 triệu đồng là chi phí lãi vay. Chi phí lãi vay cao là do tỷ trọng nợ trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp lớn, đồng thời là do lãi suất trong năm qua ở mức cao.

Ta có một số chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty như sau:

BẢNG 2.4: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÔNG TY CỦA CÔNG TY

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012

1. Tổng tài sản bình quân Trđ 63,303 64,635 71,943

2. Vốn chủ sở hữu bình quân Trđ 350 -635 11,789

3. Lợi nhuận sau trước lãi vay và thuế (EBIT) Trđ 770 1,884 1,056 4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

(ROS) % -1.34 -1.13 -1.45

5. Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên

vốn kinh doanh(ROAe) % 1.22 2.91 1.47

6. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

doanh (ROA) % -1.85 -1.24 -1.30

7. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) % -334 125.83 -7.91 (Nguồn: Theo báo cáo tài chính của công ty)

Qua bảng trên ta thấy xét tổng thể xét các chỉ tiêu năm 2012 so với năm 2010, ngoài chỉ tiêu ROS thì các chỉ tiêu khác đều biến động theo chiều hướng tốt lên. Trong khi so với năm 2011 thì các chỉ tiêu này đều biến động giảm. Cụ thể như sau:

Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời tổng tài sản (ROAE) năm 2012 là 1.47%, năm 2010 là 1.22%. Như vậy là khả năng sinh lời của tài sản năm 2012 đã tăng lên so với năm 2010. Tuy nhiên nếu xét năm 2012 trong mối quan hệ so sánh với năm 2011 thì khả năng sinh lời tổng tài sản bị giảm đi so với năm 2011 1.44% tương ứng với tỷ lệ giảm là 49.48%, so với năm 2011, lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của năm 2012 giảm 828 triệu đồng, tương ứng với 43.95%. Trong khi đó tổng tài sản bình quân năm 2012 lại tăng 7,308 triệu ứng với 11.31%. Ta có thể xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của ROAE là:

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố EBIT:

1,056 - 1,884 = - 1.28%

64,635 64,635

Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản bình quân:

1,056 - 1,056 = - 0.16%

71,943 64,635

Như vậy EBIT giảm làm ROAE giảm 1.28% còn sự tăng lên của tổng tài sản bình quân làm chỉ tiêu này giảm 0.16%, tổng mức ảnh hưởng của 2 nhân tố đúng bằng sự giảm của ROAE.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) năm 2012 tăng 0.55% lên so với năm 2010 và giảm 0.06% so với năm 2011. Nguyên nhân giảm so với năm 2011 là do lợi nhuận sau thuế giảm làm ROA giảm 0.21%, vốn kinh doanh bình quân tăng làm ROA tăng 0.15% mức tăng này nhỏ hơn mức giảm do ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận sau thuế khiến ROA giảm 0.06%.

2010, và giảm 133.73% so với năm 2011. Số liệu về chỉ tiêu ROE cả ba năm đều cho thấy công ty làm ăn không có lãi. Có sự sụt giảm ROE so với năm 2011 là do nguyên nhân lợi nhuận sau thuế giảm làm ROE tăng 21.1% trong khi sự tăng lên của vốn chủ sở hữu bình quân do góp thêm vốn làm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ROE của công ty giảm 154.83% mức giảm này lớn hơn rất nhiều so với mức tăng do ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế, dẫn đến ROE giảm 133.73%.

Như vậy hiệu quả sử dụng vốn chủ của công ty giảm hơn trước và vẫn ở mức thấp. Trong cả ba năm khả năng sinh lời của công ty đều kém. Đó là kết quả khi mà thị trường đang còn nhiều khó khăn, theo đó các chi phí tăng lên đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh. Công ty cần cố gắng hơn nữa để cải thiện tình hình tài chính của mình để tránh thua lỗ kéo dài.

Qua đánh giá sơ bộ ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tăng lên khá cao. Tuy nhiên cơ cấu tài sản và nguồn vốn tuy đã được cải thiện nhưng còn chưa hợp lý. Doanh nghiệp cần thắt chặt công tác quản lý chi phí nhằm tiết kiệm chi phí đặc biệt có biện pháp hợp lý để giảm bớt sự ảnh hưởng do biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường, chú trọng đến việc mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nâng cao lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH Ba Sao Việt Nam (Trang 41)