heo con theo mẹ và sau cai sữa
Kết quả định danh 50 mẫu phân heo con theo mẹ và 51 mẫu phân sau cai sữa dƣơng tính với vi khuẩn E. coli đƣợc trình bày trong bảng 4.6.
Bảng 4.6: Kết quả định danh các chủng vi khuẩn E. coli K88, K99. 987P trên heo con theo mẹ và sau cai sữa
Lứa tuổi Mẫu
E. coli (+) Chủng vi khuẩn E. coli Tổng Tỷ lệ K88 K99 987P SL TL SL TL SL TL Theo mẹ Cai sữa 50 51 15 12 30,00 23,53 (P>0,05) 11 7 22,00 13,73 (P>0,05) 4 4 8,00 7,84 (P>0,05) 30 23 60,00 45,10 (P>0,05) Tổng 101 27 26,73a 18 17,82a 8 7,92b 53 52,48 SL: số lƣợng (mẫu); TL: tỷ lệ (%)
Các chữ số trong cùng một hàng nếu khác nhau thì chỉ sự khác nhau có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05
Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy có sự hiện diện của các chủng vi khuẩn E. coli
K88, K99, 987P trên heo con theo mẹ và sau cai sữa, chủng vi khuẩn E. coli
K88 chiếm tỷ lệ cao nhất là 26, 73%, kế đến là chủng K99, 987P chiếm tỷ lệ lần lƣợt là 18,72% và 7,92%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05),
kết quả này cho thấy chủng vi khuẩn K88 là nguyên nhân chính gây tiêu chảy ở heo con, các chủng K99, 987P tuy chiếm tỷ lệ ít hơn nhƣng cũng góp phần quan trọng trong nguyên nhân gây tiêu chảy. Điều này là do heo con ở giai đoạn sơ sinh chịu áp lực lớn nhất về thay đổi điều kiện sống, trong khi ở giai đoạn bào thai, nhiệt độ cơ thể heo mẹ tƣơng đối cao (37,5 – 38,50C), dinh dƣỡng trực tiếp từ nhau thai heo mẹ. Khi mới sinh ra, heo con bắt đầu phải đối mặt với sự thay đổi của môi trƣờng sống hoàn toàn khác hẳn, có sự thay đổi về nhiệt độ và độ ẩm, môi trƣờng có các loại mầm bệnh mà không phải ngay lập tức heo con thích ứng đƣợc. Từ đó tạo điều kiện cho các chủng E. coli xâm nhập và phát triển gây bệnh tiêu chảy cho heo con. Ở giai đoạn cai sữa, heo thích nghi với điều kiện sống tốt hơn, đồng thời chức năng tiêu hóa, hệ miễn dịch bƣớc đầu hoàn thiện đảm bảo cho cơ thể có sức đề kháng với các yếu tố gây bệnh. Nhƣ vậy, các giai đoạn heo con theo mẹ hay heo sau cai sữa đều chịu ảnh hƣởng của các yếu tố ngoại cảnh gây stress, tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn E. coli K88, K99 ,987P phát triển để gây bệnh cho heo con. Tỷ lệ K88 trên heo con theo mẹ và sau cai sữa là 30% và 23,53%, kết quả này khác với nghiên cứu của Vũ Khắc Hùng và ctv. (2003), kháng nguyên bám
48
dính K88 là yếu tố độc lực quan trọng gây bệnh tiêu chảy ở heo con sau cai sữa. Tỷ lệ K99, 987P ở heo con theo mẹ là 22% và 8% cao hơn so với tỷ lệ này ở heo con cai sữa là 13,73% và 7,84%, điều này có thể giải thích là do các thụ thể này giảm dần theo độ tuổi, dễ dàng tách khỏi niêm mạc của heo con sau cai sữa, do đó chúng không bám dính đƣợc vào niêm mạc ruột của heo con, vì vậy sự hiên diện của chủng vi khuẩn E. coli K99, 987P ở heo con cai sữa sẽ thấp hơn, điều này cũng phần nào phù hợp với nhận đinh của Dean and Samuel (1994) thì các thụ thể tiếp nhận kháng nguyên bám dính K99, 987P chủ yếu thấy ở heo con sơ sinh đến 7 ngày tuổi.
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Diễm Châu (2010), kết quả định danh các chủng vi khuẩn K88, K99, 987P trên phân heo con theo mẹ bị tiêu chảy tại một số huyện thuộc tỉnh Trà Vinh lần lƣợt là 33,33%; 17,28%; 13,58%. Bên cạnh đó nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với Frydendahl (2002), tại Đan Mạch trên 44% số chủng vi khuẩn E. coli phân lập từ heo sau cai sữa mang kháng nguyên bám dính, cao nhât là K88 với tỷ lệ là 44,7%.